Thạc Sĩ Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

    CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





    LỜI MỞ ĐẦU ( LUẬN VĂN GỒM 114 TRANG CÓ FILE WORD)

    MỤC LỤC


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU CỔ PHIẾU . 1
    1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường
    giao sau . 1
    1.2. Khái niệm và đặc tính của hợp đồng giao sau cổ phiếu . 2
    1.2.1. Khái niệm công cụ phái sinh . 2
    1.2.2. Khái niệm hợp đồng giao sau 3
    1.2.3. Khái niệm hợp đồng giao sau cổ phiếu . 3
    1.2.4. Định giá giao sau về cổ phiếu 4
    1.2.5. Đặc tính hợp đồng giao sau cổ phiếu . 4
    1.3. Những lợi ích và hạn chế của hợp đồng giao sau cổ phiếu 5
    1.3.1. Những lợi ích 5
    1.3.1.1. Đối với nền kinh tế 6
    1.3.1.2. Đối với nhà đầu tư 6
    1.3.2. Những hạn chế . 7
    1.3.2.1. Gia tăng các vi phạm trong đạo đức . . 7
    1.3.2.2. Gia tăng tính bất ổn cho thị trường 8
    1.4. Thị trường giao sau về cổ phiếu 8
    1.4.1. Khái niệm . 8
    1.4.2. Các vị thế trên thị trường giao sau về cổ phiếu 8
    1.4.3. Các chủ thể tham gia trên LIFFE . 9
    1.4.3.1. Các nhà giao dịch bảo hộ (Hedgers) . 9
    1.4.3.2. Các nhà đầu cơ (Speculators) . 9
    1.4.3.3. Những người tìm chênh lệnh giá (Spreaders) 10
    1.4.3.4. Các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs) . 10
    1.4.3.5. Những đối tượng trên sàn giao dịch 11
    1.4.3.6. Những đối tượng khác tham gia trên thị trường 11
    1.4.4. Quy trình giao dịch cơ bản trên thị trường giao sau về cổ phiếu . 12
    1.4.4.1. Quy định hợp đồng giao sau cổ phiếu . 12
    1.4.4.2. Đặc điểm các lệnh trong giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu 13
    1.4.4.3. Vai trò của công ty thanh toán bù trừ 13
    1.4.4.4. Thanh toán hàng ngày trên hợp đồng giao sau cổ phiếu 13

    1.4.4.5. Quy trình giao dịch trên Sở giao dịch hợp đồng giao sau về cổ phiếu
    15
    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH CỦA MỘT SỐ SỞ GIAO DỊCH GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU
    TRÊN THẾ GIỚI. 18
    2.1. Đặc điểm của một số sở giao dịch phái sinh đang phát triển 18
    2.2. Sở giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn Luân Đôn
    (The London International Financial Futures Exchange - LIFFE) . 19
    2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 19
    2.2.2. Cấu trúc hoạt động 20
    2.2.3. Tổ chức và quản lý 21
    2.2.4. Nguyên tắc giao dịch 21
    2.2.4.1. Thời gian giao dịch 21
    2.2.4.2. Quy định hợp đồng giao sau cổ phiếu 21
    2.2.4.3. Các loại lệnh giao dịch . 25
    2.2.4.4. Quy trình giao dịch . 25
    2.3. Sở giao dịch OneChicago (OC) . 26
    2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 26
    2.3.2. Cấu trúc hoạt động 28
    2.3.3. Tổ chức và quản lý . 28
    2.3.4. Nguyên tắc giao dịch 28
    2.3.4.1. Thời gian giao dịch 28
    2.3.4.2. Quy định hợp đồng giao sau cổ phiếu 28
    2.3.4.3. Các loại lệnh trong giao dịch . 29
    2.3.4.4. Quy trình giao dịch 30
    2.4. Sở giao dịch phái sinh Malaysia
    (Malaysia Derivaties Exchange -MDEX) 30
    2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 30
    2.4.2. Cấu trúc hoạt động 32
    2.4.3. Tổ chức và quản lý . 32
    2.4.4. Nguyên tắc giao dịch 32
    2.4.4.1. Thời gian giao dịch . 32
    2.4.4.2. Quy định hợp đồng giao sau cổ phiếu 33
    2.4.4.3. Các loại lệnh trong giao dịch 34

    2.4.4.4. Quy trình giao dịch 35
    2.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 37
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TTCP VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
    TẠI VIỆT NAM . 40
    3.1. Thực trạng TTCP tại Việt Nam 40
    3.1.1. Các giai đoạn phát triển của TTCP Việt Nam . 40
    3.1.1.1. Từ năm 2000 đến tháng 9/2005 . 40
    3.1.1.2. Từ tháng 9/2005 đến tháng 4/2006 . 43
    3.1.1.3. Từ tháng 4/2006 đến tháng 8/2006 . 44
    3.1.1.4. Từ tháng 8/2006 đến tháng 3/2007 . 45
    3.1.1.5. Từ tháng 3/2007 đến tháng 10/2007 . 46
    3.1.1.6. Từ tháng 10/2007 đến tháng 2/2009 . 48
    3.1.1.7. Từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009 . 52
    3.1.2. Những rủi ro trên TTCP tại Việt Nam . 54
    3.1.2.1. Thị trường vẫn còn bất ổn . 54
    3.1.2.2. Thị trường thiếu thông tin . 57
    3.1.2.3. Hệ thống quản lý, giám sát thị trường chưa hiệu quả . 57
    3.1.2.4. Lạm phát giá cổ phiếu 57
    3.1.2.5. Công chúng đầu tư theo phong trào 58
    3.1.2.6. Có hiện tượng trục lợi, đầu cơ 58
    3.1.2.7. Chưa triển khai hợp đồng giau sau cổ phiếu . 58
    3.2. Thực trạng thị trường giao sau tại Việt Nam . 59
    3.2.1. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột . 59
    3.2.2. Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín . 61
    3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức . 61
    3.2.2.2. Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch . 62
    3.2.2.3. Quy định về sản phẩm thép giao sau . 62
    3.2.3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương (Techcombank)
    với vai trò là nhà môi giới giao dịch hợp đồng giao sau . 64
    3.2.4. Công ty Cổ phần Đại Hữu Phát với vai trò là nhà môi giới
    giao dịch hợp đồng giao sau . 65
    3.2.5. Đánh giá hoạt động của thị trường giao sau tại Việt Nam
    trong thời gian qua 66
    3.2.5.1. Những kết quả đạt được . 66

    3.2.5.2. Những mặt hạn chế 67
    3.3.3. Một số khó khăn còn tồn tại khi xây dựng thị trường
    giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam 68
    3.3.3.1. Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích nhà đầu tư
    sử dụng hợp đồng giao sau 68
    3.3.3.2. TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều
    nhà đầu tư tham gia . 68
    3.3.3.3. Pháp luật về chứng khoán còn nhiều sơ hở,
    thực hiện thiếu đồng bộ . 69
    3.3.3.4. Hàng hóa cho TTCP và thị trường giao sau vẫn còn quá ít 69
    3.3.3.5. Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 69
    3.3.3.6. Khung pháp lý cho giao dịch hợp đồng giao sau
    vẫn chưa được hoàn thiện . 69
    3.3.3.7. Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm giao sau . 70
    3.3.3.8. Thông tin về sản phẩm giao sau rất khó tiếp cận 70
    3.3.3.9. Thiếu kiến thức, hiểu biết về TTCK và thị trường giao sau 70
    CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH
    GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM . 73
    4.1. Sự cần thiết của việc xây dựng thị trường giao sau
    về cổ phiếu tại Việt Nam 73
    4.1.1. Là công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô 73
    4.1.2. Là công cụ quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư . 73
    4.1.3. Tác động đến các công ty niêm yết 73
    4.1.4. Thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia . 74
    4.1.5. Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới . 74
    4.2. Các điều kiện cần thiết nhằm xây dựng
    thị trường cổ phiếu giao sau tại Việt Nam 74
    4.2.1. TTCK phát triển 74
    4.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật . 75
    4.2.3. Nhân lực cho thị trường . 76
    4.2.4. Pháp luật cho thị trường 76
    4.3. Xây dựng những điều kiện tiền đề trên TTCP nhằm
    tạo điều kiện cho sự hình thành thị trường giao sau về cổ phiếu . 77
    4.3.1. Giải pháp vĩ mô 77

    4.3.2. Giải pháp đối với thị trường . 78
    4.4. Lộ trình xây dựng sở giao dịch giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam . 80
    4.5. Các giải pháp xây dựng sở giao dịch giao sau
    về cổ phiếu tại Việt Nam 80
    4.5.1. Giai đoạn 1 . 80
    4.5.1.1. Xây dựng khung pháp lý cho thị trường. 80
    4.5.1.2. Cơ sở vật chất cho thị trường giao sau về cổ phiếu . 81
    4.5.1.3. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường . 82
    4.5.1.4. Nguồn nhân lực phục vụ thị trường giao sau về cổ phiếu 82
    4.5.1.5. Xây dựng thí điểm giao dịch giao sau về cổ phiếu 83
    4.5.2. Giai đoạn xây dựng sở giao dịch giao sau về cổ phiếu . 86
    4.5.2.1. Các yêu cầu cho việc hình thành sở giao dịch giao sau về cổ
    phiếu 86
    4.5.2.2. Quy trình giao dịch giao sau cổ phiếu tại sở giao dịch phái sinh.88
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN PHỤ LỤC



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài

    Thị trường tài chính thế giới đã chứng kiến những biến động không thể lường trước cùng với lịch sử hàng trăm năm tồn tại của nó. Những bất ổn này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà còn lan tỏa đến toàn thế giới. Điều này tất yếu phải dẫn đến sự ra đời của các công cụ phân tán rủi ro, bảo vệ, chống biến động giá trị, đó là các công cụ phái sinh. Việc phát minh ra công cụ phái sinh trong lĩnh vực tài chính được đánh giá là phát minh vĩ đại của loài người.
    Theo định nghĩa của Ingersoll, tác giả cuốn sách rất quan trọng về lý thuyết quyết định tài chính Theory of Financial Decision Making (1987), Rosman and Littlefield: “Một hợp đồng tài chính được gọi là một chứng khoán phái sinh (derivative security) hoặc một tài sản tài chính có giá trị phụ thuộc (contingent claim), nếu giá trị của hợp đồng tài chính đó tại thời điểm đáo hạn T có thể được xác định hoàn toàn bởi giá trị thị trường (thị giá) của công cụ tiền mặt (hay tài sản cơ bản)”.
    Một trong các công cụ tài chính phái sinh giúp các nhà đầu tư quản lý và hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán hiện nay mà được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới là hợp đồng giao sau. Đây thực sự là công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các nhà đầu tư trên thị trường.
    Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh đã xuất hiện cách đây hơn 07 năm nhưng chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Mức độ phát triển của thị trường còn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà môi giới, các nhà đầu cơ còn quá ít trên thị trường.
    Thực tế cho thấy kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và tháng 07 năm 2000 và từ đó đến nay không thể phủ nhận những thành quả do thị trường chứng khoán (TTCK) mang lại trong việc đóng vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, TTCK cũng đã mang lại cho các nhà đầu tư những bài học đắt giá rằng đầu tư chứng khoán không phải là nơi để dạo chơi, không phải là thị trường mà mọi người tham gia đều thắng, đều có thể kiếm lời. Đợt “Điều chỉnh” này đã lấy đi hết những giá trị đầu tư đối với những nhà đầu tư không có kiến thức, không biết tự bảo vệ mình, hành động theo kiểu tâm lý, bầy đàn.
    Trước những bất ổn nêu trên, việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ phái sinh nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, hình thành và phát triển đồng bộ TTCK, tạo sự ổn định và phát triển lâu dài, bền vững ở Việt Nam ngày càng cần thiết. Đề tài lần này “Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam” được lựa chọn trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận về công cụ phái sinh, hợp đồng giao sau, hợp đồng giao sau cổ phiếu, kết hợp với tổng kết kinh nghiệm quốc tế trong việc vận hành giao dịch giao sau cổ phiếu, đồng thời căn cứ vào điều kiện thị trường Việt Nam để đề xuất xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu.
    Trên các thị trường tài chính của Mỹ và Anh, các hợp đồng giao sau đối với chỉ số cổ phiếu đã trở nên quá quen thuộc với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có tiêu chuẩn xếp loại cổ phiếu, chưa công bố chính thức các chỉ số danh mục đại diện cho ngành, đại diện cho thị trường. Số lượng công ty niêm yết còn hạn chế, chỉ số cổ phiếu còn phụ thuộc vào một số cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao, kiến thức của nhà đầu tư còn hạn chế trong phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nên hợp đồng giao sau đối với chỉ số cổ phiếu còn gặp khó khăn trong việc áp dụng. Trong khi đó, hợp đồng giao sau trên cổ phiếu riêng lẻ lại gần gũi và có nhiều điểm tương đồng đối với việc giao dịch cổ phiếu, điều này sẽ giúp các nhà đầu tư làm quen và sử

    dụng hợp đồng giao sau trên cổ phiếu để bảo vệ lợi nhuận, chống biến động rủi ro trên thị trường.
    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công cụ phái sinh; hợp đồng giao sau; hợp đồng giao sau cổ phiếu; cơ sở lý luận về sự hình thành và phát triển thị trường giao sau.
    Quá trình hình thành và phát triển sàn giao dịch giao sau của một số quốc gia trên thế giới.
    Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng TTCK và thị trường giao sau tại Việt Nam trong thời gian qua.
    Đánh giá sự cần thiết và khả năng áp dụng hợp đồng giao sau cổ phiếu vào TTCK tại Việt Nam.
    Đề xuất các giải pháp xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...