Tiểu Luận Xây dựng tập thể lớp tự quản, hoạt động tốt.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

    1) Lý do :
    Công tác chủ nhiệm lớp nghe đơn thuần chỉ là công việc của một giáo viên phụ trách quản lý một tập thể lớp nào đó do nhà trường phân công. Với lớp gồm nhiều học sinh ngoan, học giỏi, tập trung ở trên một địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển “đức”,“trí”, “thể”, “mỹ” và sự quan tâm đúng mức của phụ huynh học sinh, thì công tác quản lý, chỉ đạo của giáo viên phụ trách đỡ phần vất vả. Nhưng với những lớp không có đủ các điều kiện “tốt” như trên mà gồm nhiều học sinh cá biệt, chất lượng học tập thấp, tự quản chưa cao, không chịu “hoạt động” thì đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những nội dung và giải pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. Căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân qua thời gian kiêm nhiệm công tác Đội, thực tiễn của phong trào nhà trường và tình hình lớp đã chủ nhiệm 8A cũng như lớp 9A đang chủ nhiệm, bản thân tôi mạnh dạn nêu lên những nội dung nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm và xây dựng tập thể lớp tự quản tốt, tiến bộ.

    2) Nhiệm vụ của đề tài:
    1 Đẩy mạnh vai trò, hoạt động của cán bộ lớp (BCH Chi đội) như thế nào?
    2 Làm thế nào để xây dựng một tập thể lớp tự quản tốt ?
    3 Gắn kết hợp gia đình học sinh với giáo viên chủ nhiệm(GVCN) và nhà trường.

    3) Phương pháp tiến hành :
    Trước hết phải xác định rõ: giáo viên chủ nhiệm là một thầy(cô) phụ trách Đội, có “một phần” nghiệp vụ công tác Đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như một “gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người huynh trưởng, người cha, người mẹ vậy !
    Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách phải ngoan, học giỏi, tập thể lớp hoạt động và luôn tiến bộ Nhưng thực tế không như ta mong muốn. Trong cái tốt nhất phải có một vài điểm chưa tốt, với tập thể lớp ta thường gặp những “học sinh cá biệt” luôn làm “đau đầu” giáo viên phụ trách. Trong nhóm “học sinh cá biệt” ta nên phân biệt có hai loại: học khá giỏi nhưng ưa nghịch và học dở nhưng thích “quậy”. Cho nên khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường quan tâm lớp mình có bao nhiêu học sinh khá giỏi và bao nhiêu cô, cậu có thành tích“bất hảo” để chiếu cố. Vấn đề đặt ra là :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...