Thạc Sĩ Xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng - FULL Toàn Văn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 14/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN

    ĐỀ TÀI: Xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng
    Vũ Nam Thành
    Hầu hết các hoạt động biểu diễn âm nhạc ở nước ta hiện nay đều gắn liền với thể loại ca khúc. Các nhạc sỹ khi viết thể loại ca khúc nghệ thuật bao giờ cũng viết cả giai điệu và phần đệm. Giai điệu và phần đệm trong những tác phẩm thuộc thể loại này là một thể thống nhất, hầu như không thể thay đổi, người dàn dựng, biểu diễn chỉ cần thực hiện theo đúng tổng phổ của nhà soạn nhạc. Ngược lại, đối với thể loại ca khúc phổ thông, các nhạc sỹ hoặc người viết ca khúc chỉ sáng tác duy nhất giai điệu. Vì vậy, dù ở môi trường chuyên nghiệp hay không chuyên thì việc trang bị cho người học nhạc kiến thức hòa âm để ứng dụng đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc đều rất cần thiết.
    Để đệm đàn cho các ca khúc phổ thông này, người nhạc công có thể chơi phần đệm (ở dạng đơn giản) theo kiểu ứng tấu hoặc soạn phần đệm trên văn bản ký âm để tập dợt trước. Muốn đạt được điều này, người học cần phải có kiến thức hòa âm và kỹ năng nhạc cụ nhất định.
    1. Lý do chọn đề tài
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương và xã hội, nhằm giúp người học vận dụng kiến thức hòa âm để đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, trường trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương đã giao trách nhiệm cho chúng tôi biên soạn tài liệu giảng dạy môn Hòa âm ứng dụng cho hai chuyên ngành thanh nhạc và sư phạm âm nhạc.
    Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này và được sự hướng dẫn của TS. Văn Thị Minh Hương, chúng tôi đã chọn: Xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên ngành âm nhạc học của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Từ sự hướng dẫn của TS. Văn Thị Minh Hương và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp, kết quả của luận văn này sẽ là cơ sở để chúng tôi biên soạn tài liệu giảng dạy môn hòa âm ứng dụng được tốt hơn. Trong tương lai gần, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ được mở rộng nghiên cứu để có thể sử dụng cho nhiều chuyên ngành và các bậc học khác nhau.
    3. Lịch sử đề tài
    Trong số tư liệu mà chúng tôi có được, đã có những tài liệu đề cập đến cách đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc, nhưng để hệ thống hoặc biên soạn thành tài liệu giảng dạy phù hợp với các chuyên ngành, bậc học khác nhau thì chưa có tài liệu nào đề cập tới.
    Dạo đầu, giãn tấu, kết và âm hình đệm là những thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của một phần đệm, bên cạnh đó, mối tương quan giữa hòa âm với giai điệu và hình thức là nội dung quan trọng để người học hiểu rõ tính logic trong nối tiếp hợp âm. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu hòa âm lại không hoặc ít khi đề cập đến những vấn đề này.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cách vận dụng lý thuyết hòa âm cổ điển (hòa âm chức năng) để đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc phù hợp với bậc học trung cấp ngành thanh nhạc và sư phạm âm nhạc .
    Ngoài hòa âm cổ điển, chúng tôi cũng đề cập đến phong cách hòa âm nhạc nhẹ và hòa âm trong điệu thức 5 âm. Tuy nhiên, đây là hai khía cạnh có phạm vi nghiên cứu rộng, cho nên chúng tôi chỉ đề cập những vấn đề cơ bản nhất với tính chất mở rộng, so sánh chứ không chuyên sâu.
    Dạo đầu, giãn tấu, nối câu là những thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của phần đệm. Để phù hợp với đề tài, chúng tôi không đi sâu về kỹ thuật sáng tác và kỹ năng biểu diễn nhạc cụ mà chủ yếu tập trung vào khía cạnh hòa âm hoặc mối tương quan giữa chúng với hòa âm.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Qua tổng hợp những vấn đề thuộc phương diện lý thuyết và chứng minh chúng bằng các tác phẩm âm nhạc cụ thể, chúng tôi muốn đề cập đến tính quy luật của hòa âm, mối quan hệ chặt chẽ giữa hòa âm với hình thức và giai điệu. Lấy thực tế tác phẩm để chứng minh lý thuyết, chúng tôi hy vọng học sinh bậc học trung cấp sẽ hiểu và vận dụng tốt những kiến thức này để học đệm đàn và phối hòa âm cho một tác phẩm âm nhạc cụ thể.
    Chúng tôi đặt giả thiết rằng: Nếu có sự am hiểu về tác phẩm và có kiến thức về hòa âm ứng dụng thì một học sinh cho dù kỹ năng chơi nhạc cụ (theo kiểu ứng tấu) chưa tốt thì vẫn có thể thể tự mình viết sơ đồ hòa âm trên văn bản ký âm để từ đó tập đệm đàn hoặc soạn phần đệm cho tác phẩm này trên các phần mềm âm nhạc. Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các thầy cô đang dạy đệm đàn.
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
    Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhìn từ góc độ âm nhạc học và sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu tư liệu. Khi nghiên cứu ứng dụng hòa âm để đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc, chúng tôi cũng không tách rời hòa âm như một đối tượng nghiên cứu độc lập mà đặt nó trong mối tương quan với hình thức và các phương tiện diễn tả âm nhạc khác.
    Nguồn tư liệu tham khảo của chúng tôi là các tài liệu đã xuất bản có trong tủ sách cá nhân, thư viện Nhạc viện tp. HCM, thư viện Quốc gia và các ebook, các bài báo lưu hành trên internet.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
    Chương I: Tổng quan về chương trình hòa âm ứng dụng
    Chương II: Hòa âm cổ điển và sự kế thừa, cách tân
    Chương III: Sơ đồ hòa âm, phối bè và phần đệm


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Lịch sử đề tài 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 8
    7. Cấu trúc luận văn 8

    Chương I 9
    TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÒA ÂM ỨNG DỤNG 9
    1.1. Tính cấp thiết của việc xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng 10
    1.1.1. Khái niệm tài liệu giảng dạy 10
    1.1.2. Khái niệm hòa âm ứng dụng 11
    1.1.3. Tính cấp thiết 12
    1.2. Mục đích, đối tượng và mục tiêu của hòa âm ứng dụng 15
    1.2.1. Mục đích đào tạo 15
    1.2.2. Đối tượng đào tạo 16
    1.2.3. Mục tiêu đào tạo 17
    Về kiến thức: 18
    Về kỹ năng 19
    1.3. Nội dung hòa âm ứng dụng 19
    1.3.1. Phương án xây dựng tài liệu 20
    1.3.2. Nội dung của hòa âm ứng dụng 22
    1.4. Phương pháp dạy và học hòa âm ứng dụng 23
    1.5. Kế hoạch giảng dạy hòa âm ứng dụng 24
    Tiểu kết chương I 25
    Chương II 27
    NGÔN NGỮ HÒA ÂM CỔ ĐIỂN VÀ SỰ KẾ THỪA, CÁCH TÂN 27
    2.1. Nguồn gốc hòa âm cổ điển 28
    Những tiền đề lý thuyết 28
    Những tiền đề trong tác phẩm 28
    Luật bình quân và sự ra đời của hòa âm chức năng 31
    2.2. Đặc điểm cơ bản 33
    2.2.1. Cơ sở điệu thức 33
    2.2.2. Hệ thống chức năng 34
    2.2.3. Các quy tắc, luật lệ 37
    Nối tiếp chức năng 37
    Tiến hành bè 37
    Giải quyết nốt nghịch 37
    Tăng đôi âm 38
    Các quy tắc, luật lệ khác 38
    2.3. Sự kế thừa, cách tân 38
    2.3.1. Những cách tân trong âm nhạc kinh viện 39
    2.3.2. Những cách tân trong ngôn ngữ nhạc nhẹ 41
    2.3.3. Hòa âm trong các điệu thức có nguồn gốc dân gian 48
    Tiểu kết chương II 49

    Chương III 50
    SƠ ĐỒ HÒA ÂM, PHỐI BÈ VÀ PHẦN ĐỆM 50
    3.1. Mối tương quan giữa hòa âm với hình thức và giai điệu 50
    3.1.1. Mối tương quan giữa hòa âm và giai điệu 50
    3.1.1.1. Hòa âm và cao độ 51
    Vị trí của hợp âm 51
    Công năng hòa âm 52
    Màu sắc hòa âm 53
    3.1.1.2. Hòa âm và tiết tấu 54
    Mạch đập hòa âm 54
    Hòa âm và nhịp phách 57
    Âm hình đệm 60
    3.1.2. Mối tương quan giữa hòa âm và hình thức 62
    3.1.2.1. Động lực phát triển âm nhạc của hòa âm 63
    3.1.2.2. Hòa âm và đặc điểm âm nhạc của từng phần trong hình thức 65
    3.1.2.3. Ranh giới cấu trúc và các vòng hòa âm (harmonic phrase) 73
    3.2. Ứng dụng viết sơ đồ hòa âm 76
    3.2.1. Khái quát chung 76
    Khái niệm 76
    Các bước thực hiện sơ đồ hòa âm (đặt hợp âm cho ca khúc) 76
    Bài tập mẫu 78
    3.2.1. Sử dụng cách tiến hành hợp âm theo công thức (harmonic pattern) 81
    Các vòng hòa âm kết 81
    Lối tiến hành chính cách 83
    Lối tiến hành hòa âm biến cách 84
    Lối tiến hành kết hợp chính cách và biến cách 84
    Các vòng hòa âm thêu, lướt 85
    Vòng hòa âm I – IIIm – IV – V (hoặc I) trong điệu trưởng 87
    Vòng hòa âm Phrygian trong điệu thứ tự nhiên 88
    Vòng hòa âm quãng 5 (Circle of Fifths Progressions) 89
    Vòng hòa âm quãng 3 90
    Vòng hòa âm I – VIm – IV – V và I – VIm – IIm – V trong điệu trưởng 92
    Cách tiến hành Im – VI – VIItn – III và Im – IVm – VIItn – III trong điệu thứ tự nhiên. 93
    3.2. 3. Sử dụng cách tiến hành hợp âm không theo công thức 95
    3.2.3.1. Cách nối tiếp hợp âm trong điệu thứ tự nhiên 96
    3.2.3.2. Sử dụng các thủ pháp hòa âm 97
    Thủ pháp ly điệu 97
    Chuỗi át phụ 99
    Thủ pháp âm ngoài hợp âm 99
    Thủ pháp âm nền 100
    Thủ pháp mô tiến 102
    Lối tiến hành bất ngờ (ellipsis) 103
    Thủ pháp chuyển điệu, nhảy điệu và chuyển điệu thức 105
    Chuyển điệu 105
    Nhảy điệu 106
    Thủ pháp Line cliches 108
    3.2.4. Ứng dụng hòa âm nhạc nhẹ trong một số ca khúc Việt nam 108
    3.2.4.1. Về cấu trúc hợp âm 109
    3.2.4.2. Về cách tiến hành hòa âm 114
    Sử dụng vòng hòa âm quãng 5 (hoặc tiến hành theo quãng 5) 114
    Sử dụng vòng hòa âm hình thành từ thủ pháp mô tiến 115
    Sử dụng vòng hòa âm quãng 3 (hoặc tiến hành theo quãng 3) 116
    Sử dụng hợp âm của giọng khác 116
    Sử dụng hợp âm ở thể đảo hoặc có bè bass là âm ngoài hợp âm 117
    3.3. Ứng dụng phối bè cho ca khúc 119
    3.3.1. Khái quát chung 119
    3.3.2. Sử dụng quãng ba và quãng sáu 120
    3.3.3. Sử dụng quãng 4, quãng 5 122
    3.3.4. Sử dụng quãng đồng âm (quãng 1 và quãng 8) 123
    3.3.5. Giải quyết quãng nghịch (quãng 2, quãng 7 và quãng 3 cung) 123
    3.3.6. Phối ba bè 124
    3.4. Ứng dụng đệm đàn và viết phần đệm 125
    3.4.1. Khái quát chung 125
    Khái niệm phần đệm 125
    Phân loại 126
    Các bước viết phần đệm 131
    3.4.2. Cách sử dụng âm hình đệm (Accompaniment Patterns) 131
    3.4.3. Dạo đầu, giãn tấu, kết và đệm lót 132
    Dạo đầu 133
    Giãn tấu 134
    Kết 136
    Đệm lót 136
    3.4.4. Đệm đàn ứng tấu 138
    3.4.4.1. Khái quát 138
    3.4.4.2. Luyện tập tai nghe hòa âm 138
    3.4.4.3. Một số thủ pháp biến tấu hòa âm 139
    3.4.5. Ứng dụng tin học để làm nhạc nền (phần đệm) cho ca khúc 145
    Các phần mềm chép nhạc 145
    Phần mềm soạn phần đệm tự động 145
    Các phần mềm bổ trợ, hiệu chỉnh âm thanh 148
    3.5. Hòa âm trong điệu thức 5 âm 150
    3.5.1. Cách thành lập hợp âm, chồng âm cơ bản 150
    3.5.2. Ứng dụng viết phần đệm cho ca khúc Việt Nam 153
    3.5.2.1. Sử dụng các hợp âm theo cấu trúc quãng ba 153
    Sử dụng hợp âm theo cấu trúc quãng 3 có thêm âm phụ 154
    Sử dụng hợp âm thiếu âm 3 155
    3.5.2.2. Sử dụng hợp âm không theo cấu trúc quãng 3 156
    Sử dụng hợp âm sus 156
    Sử dụng chồng âm quãng 2 157
    Sử dụng chồng âm quãng 4 157
    3.5.2.3. Sử dụng chồng âm theo kiểu kết hợp thang âm theo chiều dọc 158
    Chồng âm 3 nốt 158
    Chồng âm 4 nốt 159
    Chồng âm 5 nốt 160
    Tiểu kết chương III 161
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
    Kết luận 162
    Những điểm mới của đề tài 165
    Hướng phát triển của hòa âm ứng dụng trong tương lai 167
    Kiến nghị 168

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1. Đề cương chi tiết tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng pl 3
    2. Âm căng (tension note) và âm tránh (avoid note) pl 7
    3. Thang âm và hợp âm trong điệu thức trưởng tự nhiên pl 9
    4. Thang âm và hợp âm trong điệu thức thứ hòa âm pl 10
    5. Thang âm và hợp âm trong điệu thức thứ giai điệu pl 12
    6. Thang âm và hợp âm trong điệu thức trưởng hòa âm pl 13
    7. Một số hình đệm cơ bản cho đàn phím pl 15
    8. Một số hình đệm theo các nhịp điệu khiêu vũ pl 17
    9. Một số hình đệm theo phong cách âm nhạc pl 23
    10. Một số âm hình đệm cơ bản cho guitar pl 32
    11. Chương trình khung hòa âm và hòa âm ứng dụng pl 42
    12. Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo pl 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...