Luận Văn Xây dựng sơ đồ khái niệm trong chương trình sinh học 10 - sách giáo khoa thí điểm bộ 1 – Ban Khoa Họ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ( LUẬN VĂN DÀI 143 TRANG CÓ FILE WORD)

    MỤC LỤC TÓM TẮT
    Phần I - ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu đề tài . 2
    Phần II - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    1. Khái niệm . 3
    1.1. Khái niệm về khái niệm 3
    1.2. Đặc trưng chung của khái niệm 3
    1.3. Kết cấu logic của khái niệm . 4
    2. Vai trò của khái niệm trong học tập . 4
    3. Khái niệm sinh học . 5
    3.1. Định nghĩa về khái niệm sinh học . 5
    3.2. Các loại khái niệm sinh học . 5
    3.2.1. Khái niệm sinh học đại cương . 5
    3.2.2. Khái niệm sinh học chuyên khoa 5
    3.3. Quá trình hình thành khái niệm sinh học . 5
    3.3.1. Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm 5
    3.3.2. Các con đường hình thành khái niệm cụ thể . 6
    3.3.3. Con đường hình thành khái niệm trừu tượng . 7
    3.4. Các hướng phát triển của khái niệm 7
    3.4.1. Cụ thể hoá nội dung khái niệm 7
    3.4.2. Hoàn thiện nội dung khái niệm . 7
    3.4.3. Sự hình thành khái niệm mới . 7
    4. Sơ đồ khái niệm . 7
    4.1. Sự cần thiết để xây dựng sơ đồ khái niệm trong dạy học sinh học . 7
    4.2. Cấu trúc chung của sơ đồ khái niệm . 8
    4.3. Cách xây dựng sơ đồ khái niệm . 9
    4.4. Vai trò của sơ đồ khái niệm trong dạy học sinh học . 9

    Phần III - PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
    1. Phương pháp nghiên cứu 11
    2. Phương tiện nghiên cứu 11
    2.1. Sách giáo khoa sinh học thí điểm lớp 10 - Bộ 1 - Ban khoa học
    tự nhiên 11
    2.2. Sơ đồ khái niệm 11
    2.3. Phiếu trả lời . 11
    3. Quá trinh thiết lập sơ đồ khái niệm và tiến hành thực nghiệm sử dụng
    sơ đồ khái niệm trong dạy học 11
    3.1. Quá trình thiết lập sơ đồ khái niệm . 11
    3.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm sử dụng sơ đồ khái niệm trong
    dạy học 11
    Phần IV - KẾT QUẢ THẢO LUẬN
    1. Kết quả 13
    1.1. Sơ lược về nội dung sách giáo khoa sinh học thí điểm lớp 10
    - Bộ 1 - Ban khoa học tự nhiên 13
    1.2. Mục tiêu chương trình . 13
    1.3. Các sơ đồ khái niệm đã thiết kế . 14
    1.4. Cách sử dụng sơ đồ khái niệm . 79
    1.5. Kết quả thu được trong 3 tiết thực nghiệm giảng dạy bằng sơ đồ khái niệm 125
    1.5.1. Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ khái niệm trong đánh giá 125
    1.5.2. Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ khái niệm trong củng cố . 132
    1.5.3. Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ khái niệm trong hình thành
    kiến thức mới 135
    1.5.4. Ý kiến của học sinh và giáo viên về việc sử dụng sơ đồ khái niệm
    trong dạy học 135
    2. Thảo luận . 142
    Phần V - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 143
    2. Đề nghị 143

    PHẦN PHỤ LỤC

    Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài

    Môn học thực chất là hệ thống những khái niệm khoa học, quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn gồm ba thành tố: khái niệm khoa học, học và dạy.
    [Quang, 2000]
    Học tập là quá trình nhận thức tích cực của chủ thể học tập. Trong quá trình học tập, học sinh vừa là đối tượng, khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể nhận thức, chủ thể chiếm lĩnh tri thức của quá trình dạy. Phương pháp học là phương pháp nhận thức, phương pháp chiếm lĩnh khái niệm khoa học phản ánh đối tượng của nhận thức. Học tập là quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Chiếm lĩnh khái niệm khoa học có thể hiểu là tái tạo khái niệm cho bản thân, thao tác với nó, sử dụng nó như công cụ phương pháp để chiếm lĩnh những khái niệm khác hoặc để mở rộng đào sâu thêm chính khái niệm đó ở trình độ lý thuyết cao hơn. [Quang, 2000]
    Khái niệm sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học sinh học. Toàn bộ những kiến thức học sinh lĩnh hội được thực chất là hệ thống các khái niệm, từ đó hình thành nên các qui luật sinh học. Trong dạy học sinh học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đi từ các sự vật, hiện tượng riêng lẻ rồi khái quát hóa thành các khái niệm sinh học, trên cơ sở đó hình thành qui luật sinh học và học thuyết sinh học. [Báo, 2003]. Việc học tập chỉ đạt kết quả khi học tập khái niệm trong hệ thống các khái niệm liên hệ với nhau
    Cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - kỹ thuật công nghệ, kiến thức khoa học ngày càng được mở rộng. Từ thực tế đó, đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức phát triển với thời lượng học tập của học sinh trong quá trình dạy học không tăng. Vấn đề này đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Các phương pháp dạy học mới với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự chủ, năng động, sáng tạo; hình thành cho các em những kĩ năng xử lí kiến thức, tự các em biết thu thập, xử lí và vận dụng thông tin qua hướng dẫn của giáo viên, từ đó phát triển tư duy của học sinh.
    Xu hướng phát triển phương pháp dạy học hiện nay là phương pháp dạy học theo hướng sơ đồ hóa kiến thức. Kiến thức khoa học phát triển như vũ bão, năng lực nhận thức của học sinh có hạn vì thế đơn giản hóa các kiến thức dưới dạng sơ đồ sẽ giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức. Mặt khác, nội dung chương trình sinh học THPT được sắp xếp theo cấu trúc hệ thống: kiến thức trước làm nền tảng cho kiến thức sau. Do đó trong quá trình dạy học sinh học, giáo viên phải biết hướng học sinh của mình vào việc hình thành các khái niệm sinh học và liên kết các khái niệm thành các hệ thống trong toàn bộ các chương. Sự hình thành khái niệm sinh học có ý nghĩa đối với việc tiếp thu kiến thức sinh học và phát triển năng lực ở học sinh. Sự hình thành mỗi khái niệm trong quá trình dạy học là cả một quá trình lâu dài dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
    Vậy những khái niệm sẽ được hình thành như thế nào? Vì số lượng khái niệm sinh học mà học sinh cần lĩnh hội không phải ít, trong khi đó trình độ kiến thức, năng lực nhận thức của học sinh có hạn, do đó các khái niệm không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc mà phải được phát triển tuần tự. Quá trình phát triển khái niệm phải đi đôi với vốn tri thức, năng lực trí tuệ và sự phát triển thế giới quan ở học sinh. Vì vậy nếu giáo viên không có một phương pháp nhất định thì việc hình thành được khái niệm cho học sinh không phải là điều dễ dàng. Sau khi học xong một bài hay một chương, có thể có học sinh không hiểu hoặc hiểu không hoàn toàn các khái niệm, có khi không diễn đạt lại được khái niệm hoặc diễn đạt không đầy đủ, không thể liên hệ được các khái niệm lại với nhau. Câu hỏi được đặt ra là: “làm cách nào để học sinh nắm được chính xác các khái niệm và biết được cách liên hệ giữa các khái niệm trong toàn bộ bài đã học?”.
    Một phương pháp mới sẽ giúp người giáo viên tổ chức cho học sinh nhận biết các khái niệm, tổ chức các khái niệm theo hệ thống đó là sử dụng “ sơ đồ khái niệm”. Dạy học bằng sơ đồ khái niệm sẽ giúp giáo viên hình thành kiến thức mới ở học sinh một cách có hệ thống. Dựa vào sơ đồ khái niệm, học sinh sẽ biết được các khái niệm nào là mấu chốt cần ghi nhớ. Thông qua sơ đồ khái niệm, giáo viên có thể đánh giá khả năng hiểu khái niệm và khả năng liên hệ giữa các khái niệm của học sinh. Đặc biệt, dạy học sinh ôn tập bằng sơ đồ khái niệm rất có hiệu quả. Ở Việt Nam, việc sử dụng sơ đồ khái niệm trong dạy học còn là vấn đề tương đối mới. Tuy nhiên với xu hướng thay đổi phương pháp dạy học hiện nay, với chương trình cải cách sách giáo khoa mới, yêu cầu học sinh phải biết liên kết những kiến thức có liên quan thì dạy học bằng sơ đồ khái niệm là một phương pháp khả thi, đặc biệt là đối với môn sinh học.
    Nghiên cứu về sơ đồ khái niệm, làm quen với việc xây dựng sơ đồ khái niệm trong dạy học sinh học là một việc làm rất thiết thực và hữu ích. Với đề tài này, tôi có cơ hội đó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc giảng dạy sinh học sau này của tôi. Đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài này .

    2. Mục tiêu đề tài

    Xây dựng sơ đồ khái niệm trong chương trình Sinh học lớp 10- Sách giáo khoa thí điểm và sử dụng sơ đồ khái niệm để thực nghiệm sư phạm 3 tiết sinh học ở trường THPT; thông qua đó tìm hiểu ý kiến của học sinh và giáo viên đối với việc sử dụng sơ đồ khái niệm trong dạy và học môn Sinh học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...