Luận Văn Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài nghiên cứu khoa học năm 2012 dài 82 trang
    Đề tài: Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành




    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
    Thẩm định mang lại m ột cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách
    hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong
    tương lai. Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sả n xuất hoặc dự án đầu
    tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm th ủ tục vay vốn; phân tích và
    đánh giá được mức độ rủi ro c ủa dự án khi quyết đ ịnh cho vay; giúp cho cán bộ tín
    dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạ n quyết đ ị nh cho vay và giảm được xác suất
    hai loại sai lầm trong quyết đ ịnh cho vay: (1) cho một dự án tồi vay và (2) từ chối cho
    vay một dự án tốt.
    Có thể đưa ra một ví d ụ điển hình cho những sai lầm của việc thẩm định hồ sơ
    vay vốn của khách hàng là vào giữa tháng 08/2011 nhà chức trách xác định Công ty chế
    biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) nợ ít nhất 5 ngân hàng trên đ ị a bàn thành phố Cầ n
    Thơ, bao gồm ABBank, Vietinbank, SeaBank, Eximbank và Ngân hàng phát triển chi
    nhánh Cần Thơ - Hậu Giang. Số tiền nợ khoảng 305 tỷ đồng, An Khang không có khả
    năng chi trả. Trước nhiều dấu hiệu cho thấy công ty này có hành vi gian dối, v ỡ nợ, cơ
    quan điều tra đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
    Trao đổi với VnExpress.net, đại diện SeaBank cho biết, ngày 4/8/2010, Công ty
    An Khang vay 30 tỷ đồng tại chi nhánh SeaBank Cần Thơ nhằm bổ sung vốn lưu động.
    Tài sản một phần được thế chấp bằng bất đ ộng sản, một phần là hàng hóa tồn kho luân
    chuyển cá tra fillet, chả cá sumiri đông lạnh, tổng cộng hơn 1.000 tấn. Số tài sản thế
    chấp được bên thứ ba là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản SeaBank quản lý tạ i
    kho hàng đông lạnh của An Khang từ tháng 8/2010. Trước việc "tranh nhau" kho hàng,
    ngày 19/7 ban quản lý các khu chế xuất ở Cần Thơ đã họp với các ngân hàng và Công
    ty An Khang để giải quyết. Đại diện 4 nhà băng (ABBank, Eximbank, Vietinbank,
    VDB Cần Thơ ) thống nhất cho An Khang giải phóng kho hàng, chuyển tiền qua ngân
    hàng trung gian là Vietcombank chi nhánh Trà Nóc để thực hiện thanh toán nợ. Nhưng
    ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc văn phòng phía nam c ủa SeaBank cho rằng, do An
    Khang chưa thừa nhận việc có vay vốn và thế chấp hàng hóa tồn kho luân chuyển tại
    SeaBank nên nhà băng chưa đồng ý giải chấp kho hàng. Ngày 20/7, An Khang thông
    báo đến SeaBank sẽ mở kho hàng thành phẩm để l ấy hàng trong kho tái chế và đóng
    bao bì xuất khẩu nhằm thanh toán nợ lương công nhân . Trư ớc tình huống này,
    SeaBank đã thông báo khẩn nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Cùng ngày, Ban
    quản lý khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có văn bản gửi thường trực UBND thành
    2
    phố Cần Thơ, và đề xuất hướng xử lý: trong khi các ngân hàng chưa hoàn toàn th ống
    nhất việc mở kho hàng với Công ty An Khang thì đề nghị UBNDTP chỉ đạo công ty
    này không được tự động mở kho hàng. Trong khi các ngành chức năng đang tìm hướng
    giải quyết thì bất ngờ ông Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Công ty An Khang, lại ký T ờ
    thỏa thuậ n giao toàn bộ 2 kho hàng để “trả” cho các hộ bán cá tra nguyên liệu mà công
    ty còn nợ; quy ra thành tiền là trên 29,4 tỷ đồng.
    Theo đại diện SeaBank, đến nay (12/9) kho hàng đã bị người dân và một s ố
    công nhân vào lấy hàng đi gần hết. Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết khả năng
    thu hồi n ợ của SeaBank vẫn còn. Vì trong buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn
    Hoàng Quân hôm 26/7, ông này đã xác nhận nợ với SeaBank và đồng ý sẽ dùng số tài
    sản thế chấp bằng bất động sản để trả nợ. Nhưng ông Quân đề nghị Seabank để ông
    được chủ độ ng bán tài sản đảm bảo là 6 lô đất tại đường Võ Văn Kiệt để ưu tiên trả nợ
    cho nhà băng. Sau thời gian 60 ngày, kể từ ngày ký biên bản này, nếu ông Quân không
    bán được 6 lô đất thế chấp trên, thì sẽ đồng ý giao đất trên cho Ngân hàng Seabank bán
    thu hồi n ợ. Trong khi đó, đại di ện ABBank cho biết, số tiền 5 tỷ đồng là khoản nợ của
    An Khang đối v ới ABBank (va y từ ngày 3/3/2011). Trước khi cho vay nhà băng đã
    thẩm định hồ sơ và năng lực tài chính của Công ty An Khang theo đúng quy trình chuẩn
    của ngân hàng. Hôm 18/8, An Khang đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ gốc cho
    ABBank. Riêng ngân hàng Vietinbank là chủ nợ trên 100 t ỷ đồng của An Khang. Liên
    quan đến vụ việc, bà Trầ n Thị Phương, Giám đốc Chi nhánh Trà Nóc đã bị cách chức vì
    sai phạm trong công tác quản trị điều hành, xử lý nghiệp vụ tín d ụng. Hai phó giám đốc
    chi nhánh cũng nhận hình thức kỷ lu ật tương tự. Sai phạm của ba cán bộ này là để Công
    ty An Khang dùng những hồ sơ, chứng từ không có giá trị nhưng vẫn được vay những
    khoản tiền lớn từ ngân hàng. Hai ngân hàng còn lại là Eximbank và Ngân hàng Phát
    tri ển Việt Nam cho biết, trong khi chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng thì chưa
    thể cung cấp thông tin gì.
    (Theo Lệ Chi-Báo Vnexpress)[12]
    Xuất phát từ những vấn đề thực tại, đồng thời nhóm tác giả nhận thấy sau khi sinh viên
    của Khoa Tài chính-Ngân hàng tốt nghiệp ra trường bắt đầu xin việc làm tại các ngân
    hàng thương mại thì thông thường phòng tín dụng của các ngân hàng là nơi mà sinh
    viên nộp hồ sơ để xin vào làm việc là chiếm tỷ l ệ khá cao. Vì vậy, nhằm mục đích giúp
    sinh viên tiếp cận thực hành những quy trình thẩm định tín dụng thực tế tại các ngân
    hàng, thể hiện khả năng xử lý các nghiệp vụ thẩm định thông qua các tình huống mô
    phỏng thực tiễn, thực hiện theo chủ trương đúng đắn của trường Đại học Lạc Hồng về
    việc xây dựng các quy trình mô phỏ ng công việc chuyên môn thực tiễn theo đúng
    chuyên ngành sinh viên được đào tạo tại các khoa trong toàn trư ờng, nhóm tác giả
    3
    quyết đ ịnh thực hiện đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
    TÍN DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH”.
    1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
    Vấn đề xây dựng mô hình thực hành nghiệp vụ tín d ụng ảo trong thời gian gầ n
    đây đã được một số đơn vị tổ chức kinh tế, một số trường Đại học và Cao đẳng dành
    cho sinh viên thuộc chuyên ngành Tài chính -Ngân hàng ứng dụng, mục đích của các
    mô hình này là giúp cho sinh viên, học viên đang theo học các lĩnh vực chuyên môn về
    Tài chính –Ngân hàng có thể thích nghi với môi trường làm việc trong các ngân hàng,
    các tổ chức tài chính, nắm vững các nghiệp vụ tác nghiệp, các kỹ năng, giúp cho các
    bạn sinh viên, học viên có cơ hội vận dụng lý thuyết được học thực hành, tích lũy kinh
    nghiệm để làm vi ệc thành thục, chuyên nghiệp hơn khi vào thực tế. Có thể kể qua đây
    một số đơn vị tổ chức đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiệp vụ tín
    dụng ảo, ngân hàng ảo như: Công ty Đào tạo và Tư vấn Nghiệp vụ Ngân hàng (BTC),
    Trung tâm Đào tạo HDBank, Trường Cao đẳng Nghề i-Space,v.v .
    Sứ mạng của trường Đại học Lạc Hồng hiện nay có sự kế thừa những tuyên bố
    sứ mạng trước đây và được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã
    hội hiện đại. Sứ mạng của trường có nội dung như sau:
    “Đào tạo nhân lực chất lượng cao có ý thức chính trị phục vụ sự nghiệp
    công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế.
    Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học có năng lực nghiên cứu
    khoa học mang tính ứng dụng cao.
    Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản
    lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội”.
    Với sứ mạng này, Nhà trường đã hướng các Khoa trong toàn trường xây dựng
    chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh
    viên sang việc học song song giữa lý thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều
    kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, b ồ i
    dưỡng nguồn nhân lực lao độ ng kinh tế-kỹ thu ật có trình độ cao cho các công ty, xí
    nghiệp, ngân hàng,v.v . Từ năm 2008 đến nay đã có nhiều Khoa trong Trường đã và
    đang xây dựng nhiều mô hình mô phỏng quy trình nghiệp vụ, các k ỹ năng trong quá
    trình làm việc như Khoa Kế toán -Kiểm toán, Khoa Quản trị-Kinh tế quốc tế,v.v .
    Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện liên quan đến lĩnh
    vực đề tài c ủa nhóm tác giả:
    - Cn.Trần Thị Yến Phương, “Xây dựng phòng thực hành kế toán tài chính tại Trường
    Đại học Lạc Hồng”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 6, Đại học Lạc Hồng, năm 2009.
    4
    - Cn. Dương Văn Sơn-Cn. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, “Xây dựng uy tr n
    t uế i tr gi t ng t ư ng u tr tr ng n ế toán tại Khoa Tài
    chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
    - Cn. Nguyễn Thị Đức Loan- Cn.Trịnh Thị Huế, “Xây d ựng quy trình kế toán tiền
    ư ng tr ng n t ực hành kế toán tại Khoa Tài chính-Kế t n”, Báo cáo NCKH
    Giáo viên lầ n 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
    - Cn. Nguyễ n Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng uy tr n ế toán phải thu
    phải trả ng tr ng n t ự n ế t n tại T i n - ế T n”,
    Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại h ọc Lạc Hồng, năm 2010.
    - Cn. Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành
    kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc
    Hồng, năm 2010.
    - Cn. Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành
    kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc
    Hồng, năm 2010.
    -Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn. Trần Ngọc Thủy, “T iết ế n d n ng iệ ả
    v việ tiế n t ự tế ng t uản in vi n ng n uản tr in
    d n ”, Báo cáo NCKH Giáo viên lầ n 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
    - Ths.Nguyễn Thị Bạch Tuyết –Ths. Nguyễn Thị Đức Loan, “Xây dựng quy trình kế
    toán thanh toán tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a
    Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm
    2011.- Cn. Lý Thị Thu Hiền-Cn. Nguyễn Vũ Quỳnh Như, “Xây dựng quy trình kế toán
    hàng tồn kho tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a
    Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm
    2011.
    - Cn. Nguyễn Văn Hải - Cn. Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng quy trình mua hàng và nợ
    phải trả tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế
    toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011.
    - Ths.Nguyễn Thanh Lâm, “M ỏng nghiệp v nh p khẩu trong doanh nghiệp ảo tại
    Khoa Quản tr -Kinh tế quốc tế”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng,
    năm 2011.
    Sơ lược các đề tài đã thực hiện nêu trên nhóm tác giả nhận thấy các đề tài mô
    phỏng thực hành đã thực hiện chủ yếu tập trung vào các phần hành kế toán, mô phỏng
    các quy trình của chuyên ngành kế toán, vì vậy việc thực hiện đề tài này c ủa nhóm tác
    giả và các chủ nhiệm đề tài khác trong Khoa Tài chính -ngân hàng mô phỏng thực hành
    quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại sẽ giúp cho sinh viên chuyên ngành
    Tài chính-Ngân hàng dễ dàng làm quen với quy trình công việc tại các đơn vị ngân
    5
    hàng nơi sinh viên làm việc sau này, tránh cho sinh viên những bỡ ng ỡ khi tiếp xúc với
    các công việc thực tế mà sinh viên đăng ký tuyển dụng.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
    - Giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có thể hiểu và nắm rõ quy
    trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Ngân hàng thương mại.
    - Nâng cao khả năng ứng dụng những lý thuyết được học vào việc thực hành của sinh
    viên.
    -Đề xuất một giải pháp nhằm xây dựng mô hình thực hành quy trình thẩm định hồ sơ
    cho vay tại Khoa Tài chính -Ngân hàng đạt hiệu quả cao.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.
    - Quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành.
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.
    - Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng.
    - Các ngân hàng thương mại đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
    Nai.
    1.5 Những đóng góp mới của đề tài.
    Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ giúp cho sinh viên Khoa Tài chính -Ngân
    hàng tiếp cận được các công việc thực tế, bám sát với thực tiễn ngay từ khi còn học
    trên ghế nhà trường. Tạo cho sinh viên sự tự tin vào năng lực của bản thân sau khi tốt
    nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí được phân công trong các ngân hàng
    thương mại trong nước, liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài.
    1.6 Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo nghiên cứu khoa học gồm có 05 chương
    chính:
    Chương 01: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
    Chương 02: Xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
    vay của các ngân hàng thương mại.
    Chương 03: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 04: Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình
    ngân hàng thực hành.
    Chương 05: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công quy trình thẩm định
    tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...