Luận Văn Xây dựng quy trình sản xuất sinh khối sợi nấm Ganoderma lucidum

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo chúng ta đã biết thì Linh chi là một trong được thảo thiên nhiên được xếp vào
    loại thượng dược. Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh chi đã được dùng để làm thuốc,
    các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận Linh chi được sử dụng
    làm thuốc từ lâu đời. Giá trị dược liệu của Linh chi đã dược ghi chép trong các thư tịch cổ
    của Trung Quốc, cách nay hơn 4000 năm (Zgao, J.D., 1994). Từ những kinh nghiệm lưu
    truyền trong nhân gian, loài người đã biết sử dụng Linh chi theo nhiều cách khác nhau.
    Đến nay khoa học kỹ thuật phát triển, nấm Linh chi còn được các nhà khoa học trên
    thế giới chứng minh được tác dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh: ung thư, cao huyết
    áp, tiểu đường, tim mạch, HIV, viêm gan siêu vi, suy nhược thần kinh [3, 9]
    Hiện nay Linh chi không còn khan hiếm như lúc trước do con người có thể áp
    dụng kỹ thuật để nuôi trồng Linh chi trong môi trường nhân tạo và ngày càng phát triển
    mạnh trên thế giới và đạt đến quy mô công nghiệp. Trong hai thập niên gần đây, các nhà
    khoa học ở nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong đã tăng cường
    nghiên cứu sản xuất nấm Linh Chi và mở rộng hiệu quả sử dụng dược liệu này.
    Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi làm thuốc chữa bệnh ở
    trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều cơ sở đã tiến hành nghiên cứu nuôi
    trồng, chế biến và thăm dò các hoạt chất sinh học có trong nấm Linh chi. Các thành phần
    hóa học có trong nấm Linh chi rất phong phú bao gồm các nhóm: acid béo, steroid,
    alcaloid, protein, polysaccharide [19]. Trong đó thành phần có tác dụng dược lý quý
    báu, đặc trưng cho nấm Linh chi phần lớn thuộc nhóm triterpenoid [2].
    Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nguồn nguyên liệu cellulose dồi dào, đã
    tạo điều kiện cho nghề trồng nấm không ngừng phát triển. Hiện nay cả nước có 32/61 tỉnh
    thành đã có cơ sở nuôi trồng nấm dược liệu (tháng 12/2001) [6].
    Dựa vào tình hình ngày càng phát triển của ngành nấm ở Việt Nam và sự cho phép
    của bộ môn công nghệ sinh học của Trường Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP. Hồ Chí Minh chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất sinh khối sợi
    nấm Ganoderma lucidum”.
    1.2 MỤC ĐÍCH
    Xây dựng quy trình sản xuất sinh khối tơ nấm Linh chi.
    1.3 YÊU CẦU
    Ø Xác định ảnh hưởng các yếu tố dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng của sợi nấm
    Linh chi
    Ø Xác định ảnh hưởng các yếu tố pH đến tốc độ tăng trưởng của sợi nấm Linh chi
    Ø Xác định đường cong tăng trưởng của sợi nấm Linh chi
    Ø Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy sợi nấm Linh chi theo quy trình thực nghiệm
    Ø Phân tích thành phần hoạt chất có trong sợi nấm Linh chi
    1.4 HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
    Chưa khảo sát hết các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ tăng sinh khối nấm
    Linh chi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...