Thạc Sĩ Xây dựng quy trình sản xuất khoai tây g0 trên giá thể trong nhà che phủ tại đà lạt

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/5/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm có giá trị kinh tế cao, được trồng ở rất nhiều quốc gia. Khoai tây xuất hiện trên trái đất vào khoảng 500 năm trước công nguyên và được du nhập vào Việt Nam hơn 120 năm. Củ khoai tây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong củ khoai
    tây chứa trung bình 80 – 85% tinh bột, 3% protein và nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6 ), vitamin nhóm C với hàm lượng khá cao (20mg/100g), đặc biệt có chứa đầy đủ tất cả các loại acid anim không tay thế (Trần Thị Mai, 2001).
    Trên thế giới, khoai tây được coi là cây lương thực có tầm quan trọng đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngô (Steveson, Loria, Frane & Weingartner, 2001). Tính đến năm 1998, đã có 130 nước trên thế giới trồng khoai tây với tổng diện tích 18,3 triệu ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng 295,1 triệu tấn (Nguyễn Quang Thạch, 2005).
    Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu thích hợp có khả năng phát triển mạnh khoai tây, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đến nay, ở Việt Nam diện tích trồng từ 35.000 – 37.000 ha và sản lượng đạt 420.000 – 450.000 tấn, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước.
    Trên thực tế, việc sản xuất khoai tây ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác chọn tạo giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm của nước ta thấp, không ổn định. Việt Nam đã phải nhập 70 – 75% nguồn giống từ Trung Quốc, 15% nguồn giống từ các nước châu Âu và chỉ có 15% giống được sản xuất trong nước. Nguồn giống được nhập từ Trung Quốc tuy giá rẻ nhưng chất lượng không cao, ngược lại nguồn giống nhập từ châu Âu có chất lượng tốt nhưng giá thành lại quá đắt, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

    Để sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh đáp ứng nhu cầu thực tế, có thể sử dụng nhiều biện pháp sản xuất khác nhau, bao gồm: Sản xuất củ giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, phương pháp thủy canh, phương pháp sản xuất khoai tây G[SUB]0[/SUB] trên giá thể . Trong đó, việc sản xuất củ giống sạch bệnh từ củ khoai tây bi có ý nghĩa rất lớn. Khoai tây bi mang đầy đủ những đặc tính tốt của khoai tây bầu đất. Ngoài ra, người nông dân khi trồng không phải gây giống cấp 1 mà vẫn đảm bảo được năng suất, sức chống chịu của giống. Bên cạnh đó việc vận chuyển, bảo quản dễ dàng hơn, giá thành củ bi cũng thấp hơn nhiều so với củ giống lớn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất khoai tây G[SUB]0[/SUB] (Generation zero seed) trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà lạt”
    Với điều kiện và thời gian còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên luận văn này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp tận tình của những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    MỤC LỤC


    Lời Cảm Ơn i
    CÁC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH . iv
    LỜI CAM ĐOAN . v
    MỤC LỤC vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1 Giới thiệu chung về cây khoai tây . 3
    1.1.1 Nguồn gốc, phân loại, lịch sử phát triển 3
    1.1.2 Tình hình sản xuất khoai tây trong nước và trên thế giới . 5
    1.1.2.1 Sản xuất khoai tây trên thế giới . 5
    1.1.2.2 Sản xuất khoai tây ở châu Âu 6
    1.1.2.3 Sản xuất khoai tây ở châu Á 6
    1.1.2.4 Sản xuất khoai tây ở Việt Nam 7
    1.1.3 Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của khoai tây . 9
    1.2 Đặc điểm thực vật học và sinh học của cây khoai tây 10
    1.2.1 Đặc điểm thực vật học . 10
    1.2.2 Đặc điểm sinh học . 11
    1.3 Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự hình thành và phát triển của củ
    khoai tây 12
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất củ 13
    1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng củ 14
    1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến số củ/m[SUP]2[/SUP] . 14
    1.5 Kỹ thuật sản xuất củ giống khoai tây G[SUB]0[/SUB] . 15
    1.5.1 Kỹ thuật sản xuất củ giống khoai tây G[SUB]0[/SUB] tại một số nước châu Á 15
    1.5.2 Kỹ thuật sản xuất củ giống G[SUB]0[/SUB] tại Việt Nam 16
    1.6 Một số kết quả nghiên cứu trong sản xuất củ giống khoai tây G[SUB]0[/SUB] . 17
    1.7 Ảnh hưởng của các chất ức chế sinh trưởng nội sinh và nhân tạo 20
    1.7.1 CCC – Chất ức chế sinh tổng hợp gibberellin . 21
    1.7.2 MH – chất cản sinh trưởng không ức chế sinh tổng hợp gibberellin . 24
    1.8 Nguồn sáng nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp 27
    1.8.1 Nguồn sáng nhân tạo và sự phát triển của thực vật . 28
    1.8.2 Ứng dụng của đèn LED trong nghiên cứu sự sinh trưởng của thực vật . 29
    Chương 2
    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1 Vật liệu nghiên cứu . 32
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
    2.2.1 Bố trí thí nghiệm 33
    2.2.1.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất củ khoai tây G[SUB]0[/SUB]
    trồng trên giá thể và trong điều kiện nhà che phủ tại Đà lạt 33
    2.2.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng N: K đến sinh trưởng và năng suất củ khoai tây G[SUB]0[/SUB]
    trồng trên giá thể và trong nhà che phủ tại Đà lạt . 35
    2.2.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng CCC, MH và biện pháp bấm ngọn đến sinh trưởng
    và năng suất củ khoai tây G[SUB]0[/SUB] trồng trên giá thể và trong nhà che phủ tại Đà
    lạt 37
    2.2.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED đến năng suất củ khoai tây G[SUB]0[/SUB] trồng trên giá
    thể trong nhà che phủ tại Đà lạt . 39
    2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 39

    2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 40
    Chương 3
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 41
    3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất khoai tây G[SUB]0[/SUB] 41
    3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất củ khoai tây G[SUB]0[/SUB] giống PO[SUB]3[/SUB] . 41
    3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất khoai tây Atlantic G[SUB]0[/SUB] 44
    3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và phân kali đến năng suất khoai tây 46
    3.2.1 Đối với giống khoai tây PO[SUB]3[/SUB] . 46
    3.2.2 Đối với giống khoai tây Atlantic 50
    3.3 Ảnh hưởng của CCC, MH và biện pháp bấm ngọn đến chiều cao cây và năng suất
    cây khoai tây G[SUB]0[/SUB] 54
    3.3.1 Đối với giống khoai tây PO3 54
    3.3.2 Đối với giống khoai tây Atlantic 58
    3.4 Ảnh hưởng của đèn LED đến sinh trưởng và năng suất củ khoai tây G[SUB]0[/SUB] trồng trên
    giá thể trong nhà che phủ tại Đà lạt . 63
    Chương 4
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...