Luận Văn Xây dựng quy trình phát hiện thịt trong thực phẩm chay bằng phương pháp PCR gen 16S ty thể

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Xây dựng quy trình phát hiện thịt trong thực phẩm chay bằng phương pháp PCR gen 16S ty thể


    MỤC LỤC
    Trang
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
    DANH MỤC CÁCHÌNH iii
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN I. TỔNG QUAN 3
    1. TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHAY 4
    1.1. Sơ lược về ăn chay 4
    1.2. Tình hình thực phẩm chay nhiễm thịt trong và ngoài nước . 4
    2. TỔNG QUAN VỀ HỆ GEN TY THỂ 5
    2.1. Cấu trúc hệ gen ty thể . 5
    2.2. Gen 16S rRNA trongphát hiện thịt động vật . 8
    3. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN CÁC LOẠI THỊT KHÁC NHAU TRONG
    THỰC PHẨM 10
    3.1. Phương pháp phát hiện thịt dựa trên phân tích protein 10
    3.1.1. Phương pháp dựa trên kỹ thuật điện di 11
    3.1.2. Phương pháp Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay (ELISA) 11
    3.2. Phương pháp phát hiện thịt dựa trên phân tích DNA . 12
    3.2.1. Phương pháp lai phân tử (DNA hybridization) . 12
    3.2.2. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) . 13
    3.2.3. Phương pháp Real time PCR 15
    PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 17
    1. VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ . 18
    1.1. Vật liệu-hóa chất 18
    1.1.1. Mẫu thực phẩm 18
    1.1.2. Mồi . 18
    1.1.3. Hóa chất. 18
    1.2. Dụng cụ thiết bị . 19
    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    2.1. Phương pháp xử lý mẫu . 20
    2.2. Phương pháp tách chiết DNA 20
    2.2.1. Nguyên tắc . 20
    2.2.2. Tiến hành 21
    2.3 .Tiến hành phản ứng PCR . 21
    2.3.1. Thành phần . 21
    2.3.2. Chu trình nhiệt của phản ứng 21
    2.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm . 22
    2.4. Điện di trên gel agarose 23
    2.4.1. Nguyên tắc . 23
    2.4.2. Pha hóa chất . 23
    2.4.3. Tiến hành 23
    2.5. Phương pháp thiết kế mồi. . 23
    2.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế mồi 23
    2.5.2. Các phần mềm sử dụng . 24
    2.5.3. Phương pháp tiến hành 24
    2.6. Phương pháp đánh giá mồi trên lí thuyết 25
    2.7. Phương pháp đánh giá mồi trên thực nghiệm . 25
    2.7.1. Phương pháp đánh giá khả năng hoạt động của mồi . 25
    2.7.2. Phương pháp khảo sát nhiệt độ lai tối ưu của mồi . 25
    2.7.3. Phương pháp khảo sát độ đặc hiệu của mồi . 25
    2.7.4. Phương pháp khảo sát độ nhạy của phản ứng 26
    PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 27
    1. THIẾT KẾ MỒI 28
    2. KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MỒI TRÊN LÝ THUYẾT . 28
    2.1. Khảo sát kích thước, %GC, nhiệt độ nóng chảy (T
    m
    ). . 28
    2.2. Khảo sát cấu trúc thứ cấp của mồi . 29
    2.3. Khảo sát tính đặc hiệu và sự nhân bản chọn lọc của mồi theo lý thuyết . 31
    3. KHẢO SÁT MỒI TRÊN THỰC NGHIỆM . 35
    3.1. Khảo sát sự hoạt động của mồi 35
    3.2. Kết quả giải trình tự 36
    3.3. Khảo sát nhiệt độ lai . 39
    3.4. Khảo sát độ đặc hiệu của mồi 40
    3.5. Khảo sát độ nhạy của quy trình . 41
    4. ỨNG DỤNG QUY TRÌNH TRÊN MẪU THỰC PHẨM CHAY 42
    PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
    1 KẾT LUẬN . 45
    2 KIẾN NGHỊ 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 46


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thế giới ẩm thực là vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt phải kể đến là thực
    phẩm dành cho những người ăn chay. Khoa học cũng đã chứng minh, ăn chay là m ột
    hình thức ăn uống có lợi cho sức khỏe nhưgiúpgiảm cân, giảm huyết áp, giảm bệnh
    động mạch vành tim, giảm nguy cơ bị sỏi thận,bị ung thư, giảm triệu chứng bệnh về
    xương và khớp Do đó, xu hướng ăn chay ngày càng được nhiều người tiêu dùng có
    xu thế sử dụng.
    Trên thị trường thực phẩm chay, hàng hoá rất đa dạng từ thực phẩm khô đến hàng
    đóng hộp, ăn liền, chế biến sẵn với giá thành cao hơn nhiều so với những sản phẩm
    mặn thông thường. Thế nhưng, mức độ đáp ứng “đúng” tiêu chí của một loại thực
    phẩm ăn chay theo nghĩa: nguyên liệu dùng để sản xuất phải có nguồn gốc từ thực vật.
    Hiện tại, chỉ có một vài cơ sở lớn, chuyên s ản xuất và kinh doanh thực phẩm chay như
    Âu Lạc, Kim Chi có ghi rõ đầy đủ thành phầnnguyên liệutrên sản phẩm, trong khi đó
    sản phẩm của các cơ sởchế biến nhỏ, lẻ lại chưa được kiểm soátvà rất thiếu thông tin
    về thành phần nguyên liệu
    [30]
    .
    Một số nghiên cứu mới đây cho thấy những thành phần hương liệu mà các nhà
    sản xuất đưa vào sản xuất thực phẩm chay có chứa thịt hoặc nước xương hầm thịt vì
    vậykhiến cho những người ăn chay vô tình phá giớivà làm cho thực phẩm ăn chay
    chưa đúng với tên gọi của nó.Vấn đề đặt ra là làm sao để xác định được thành phần
    của sản phẩm chay có chứa thịt động vật hay hay không là một yêu cầu bức thiết.
    Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, một số nhà khoa học đã đưa ra một số
    phương pháp để nhận biết các loại thịt và xác định nguồn gốc của thịt nhưng vẫn chưa
    được các cấp quản lý thực phẩm quan tâm nhiều. Các phương pháp phát hiện thịt chủ
    yếu là dựa vào phát hiệntrình tựgenty thể để phát hiện loài. Bởi DNA ty thể có nhiều
    ưu điểm thích hợp làm đối tượng nghiên cứunhư: DNA ty thể có đặc điểm đơn bội,
    không táitổ hợp, di truyền theo dòng mẹ;Số lượngbản sao lớn trong mỗi tế bào; trong
    khi tách chiết, DNA ty thểbền vững hơn DNA nhân do có cấu trúc dạng vòng, khó bị
    phá vỡvà dễ dàng tách chiết hơn
    [2]
    . Đặc biệt, gen 16S ty thể là trình tự có những vùng
    2
    bảo tồn ở hầu hết các loài động vật nên có thể dựa vào đặc điểm này để xây dựngquy
    trình phát hiện DNA của động vật khichúng có mặt trong thực phẩm chay.
    Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng quy trình phát hiện thịt
    trong thực phẩm chay bằng phương pháp PCR gen 16S ty thể”.
    Mục đích của đồ án: đánh giá chính xác và nhận biết nhanh chóng sự có mặt của
    thịt trong các sản phẩm chay.
    Nội dung:
    1) Thiết kế mồi cho phản ứng PCR.
    2) Khảo sát các đặc tính của mồi đã thiết kế về mặt lý thuyết.
    3) Khảo sát khả năng hoạt động của mồi khi thực hiện phản ứng PCR.
    4) Thử nghiệm phát hiện thịttrong thực phẩm chay bằng phản ứng PCR gen 16S
    ty thể.
    Về phương diện khoa học, đây là quy trình mới có thể nhận biết được sự có mặt
    của DNA các loài động vật nói chung. Về mặt thực tiễn, phương pháp sẽ giúp cơ quan
    quản lý chất lượng thực phẩm kiểm soát được các mặt hàng thực phẩm chay trên thị
    trường, giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm chay.


    PHẦN I.
    TỔNG QUAN
    4
    1.TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHAY
    1.1. Giới thiệu về thực phẩm chay
    Thực phẩm chay là thực phẩm không chứa các thành phần động vật và những
    chất có nguồn gốc động vật.
    Thực phẩm chay giả mặn là những thực phẩm được chế biến chủ yếu từ tinh bột
    được tạo hình mô phỏng thành các món ăn mặn nhưtôm, mực, thịt heo, bò, cá .
    Thuật ngữ “ăn chay” được biết đến ở đạo Phật và một vài tôn giáokhác. Ngày
    nay, ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới tri thức và các
    chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số
    Anh và Mỹ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên
    [26]
    . Rấtnhiều nghiên
    cứu khoa học trong hơn 20 năm qua đã cho thấy ăn chay còn được xem như một liệu
    pháp để giảm bớt nguy cơ xảy ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm như tim mạch, cao
    huyết áp, đái tháo đường, ung thư, . Trong một nghiên cứu trên 47.000 người Mỹ cho
    thấy nhóm người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn
    khoảng 20%. Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não
    đến 22%. Ngoài ra, ăn chay còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ruột và phổi so
    với ăn mặn. Một nghiên cứu khác trên 26.000 người Mỹ cho thấy người ăn chay có tỉ
    lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người ăn mặn khoảng 25%
    [28]
    . Hơn nữa,ăn chay
    được xem như một biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó, nhu cầu về thực phẩm chay
    trên thị trường hiện nay là rất lớn.
    1.2. Tình hình thực phẩm chay nhiễm thịt trong và ngoài nước.
    Cơ quan tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm (FDA) tại Đài Bắc đã khám phá ra rằng
    15 loại trong 21 loại thực phẩm chay giả thịt lấy từ các khu chợ có chứa DNA động
    vật, chiếm hơn 70%.
    [30]
    Theo các nghiên cứu này, DNA của các loài động vật thường
    được phát hiện trong thực phẩm chay như: động vật nuôi có sừng (trâu, bò, ), gia cầm
    (gà, vịt, đà điểu, ), heo và cá. Ngày 1 tháng 7 năm 2009, Đài Loan đã ban hành các
    đạo luật về việc dán nhãn các thực phẩm chay với mục đích đảm bảo các thực phẩm
    5
    này là chay
    [31]
    . Như vậy, trên thế giới, số sản phẩm chay bị nhiễm thịt tăng cao đến
    mức báo động.
    Ở Việt Nam, các sản phẩm chay giả mặn đang ngày càng thịnh hành trên thị
    trường từ các siêu thị, nhà hàng, quán ăn cho đến các chợ, quán tạp hoá lớn nhỏ trên
    khắp cả nước như: thịt bò chay, thịt heo chay, sườn non chay, bóng cá chay, tôm chay,
    cánh gà chay, đùi gà chay, cá thu chay, mực chay Giáthành của các sản phẩm chay
    giả mặn thường cao hơn so với các sản phẩm mặn. Theo khảo sát thị trường giá một số
    loại như sau: tôm chay 120.000đ/kg, mực chay cắt lát 50.000đ/kg, cá viên chay
    30.000đ/kg, Sườn non chay: 65.000 đồng/kg, Chả lụa chay: 13.000 đồng/cây 400gr,
    Chà bông chay các loại: 112.000 đồng/kg, Thịt gà xé /bò xé kim chi: 8.000 đồng/gói
    50gr, Bò viên/cá viên chay: 10.500 đồng/gói 180gr
    Thị trường thực phẩm chay tại các chợ lớn tại thành phố Hồ Chí Minh như chợ
    An Đông, Bình Tây, Bến Thành rất đáng ngờ vì các sản phẩm chủ yếu được nhập từ
    Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc không ghi rõ thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng
    nhưng được bày bán rất phổ biến. Ngoài ra còn có những sản phẩm chay nội địa được
    sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ tại địa phương với hình dáng và mùi vị rất giống với món
    mặn
    [32]
    .
    Vấn đề thực phẩm chay bị nhiễm thịt đang được nhiều người quan tâm nên việc
    tìm ra phương pháp để phát hiện thịt trong thực phẩm chay là rất cần thiết.
    2.GIỚI THIỆU VỀ HỆ GEN TY THỂ
    2.1. Cấu trúccủa hệgen ty thể
    [2,4,6,7,12,13,16]
     Đặc điểm cấu trúc ty thể
    Ty thể được Altmann mô tả lần đầuvào năm 1890 và sau đó, cấu trúc siêu hiển vi
    của ty thể đã được nghiên cứu chi tiết bởi Palade (1952) và Sjostrand (1953)
    [7]
    .
    Ty thể là bào quan có hình tròn hoặc hình tr ụ dài, kích thước 2-5 µm. Toàn bộ
    cấu trúc ty thể được bao bọc bởi hai lớp màng. Lớp màng ngoài bao trùm tạo nên ranh
    giới ngoài của ty thể, lớp màng trong tạo thành nếp gấp hướng vào tâm là nơi khu trú


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. HồHuỳnh Thùy Dương(2005), sinh học phân tử,nhà xuất bảnGiáo Dục .
    2. Lê Tiến(2009), Nghiên cứu đa hình trình tựvùng điều khiển (D-LOOP) hệ
    gen ty thểcủa gà ri, gà đông tảo và gà tre, Luận văn thạc sỹsinh học, Đại học sư phạm
    Thái Nguyên, Thái Nguyên.
    3. Nguyễn Văn Thanh(2007), sinh học phân tử.
    4. Nguyễn Như Hiền-Trịnh Xuân Hậu, 2000, Tếbào học, nhà xuất bản ĐHQG
    Hà Nội
    5. TS. BS. Phạm Hùng Vân, PCR và Real-time PCR, các vấn đềcơ bản và các
    áp dụng thường gặp, NXB Y học.
    TIẾNG ANH
    6. Chinnery P.F., Schon E.A. (2003), “Mitochondria”, J Neurol Neurosurg
    Psychiatry, 74, pp.1188-1199.
    7. Ernster L., Schatz G. (1981), Mitochondria: A historical review, J Cell Biol,
    91(3), pp.227-255.
    8. Fur-Chi Chen and Y-H. Peggy Hsieh, (2000), Detection of Pork in HeatProcessed Meat Products by Monoclonal Antibody-Based ELISA, Journal of AOAC
    International vol. 83, no.
    9. Gordon Wiseman, Mr Peter Bowler, Ms Katrina Ohara, (2003), Evaluation of
    quantitative real-time PCR (QRT-PCR) to determine the presence of meat species in
    processed vegetarian foods, RHM Technology Ltd.
    10. Gregory C. Booton, Jennifer R. Carmichael, Govinda S. Visvesvara, Thomas
    J. Byers, and Paul A. Fuerst, (2003), Identification of Balamuthia mandrillaris by PCR
    Assay Using the Mitochondrial 16S rRNA Gene as a Target, Journal of Clinical
    Microbiology, Jan. 2003, p. 453–455.
    11. Hsing-Mei Hsieh, Ph.D.; Chin-Cheng Tsai, M.S.; Li-ChinTsai, M.S.; HsiaoLing Chiang, (2005), Species identification of meat products using the cytochrome b
    gene, Forensic Science Journal 2005;4:29-36.
    48
    12. Hurng-Yi Wang, Mung-Pei Tsai, Ming-Chung Tu and Sin-Che Lee, (2000),
    Universal Primers for Amplification of the Complete Mitochondrial 12S rRNA Gene in
    Vertebrates, Zoological Studies 39(1).
    13. Jeffrey L. Boore, (1999), Survey and summaryAnimal mitochondrial
    genomes, Department of Biology, University of Michigan, 830 North University
    Avenue, Ann Arbor, MI 48109-1048, USA.
    14. Magdalena Montowska, Edward Pospiech, (2007), Species identification of
    meat by electrophoretic methods, Acta Sci. Pol., Technol. Aliment.
    15. M. Natonek, E. Słota, A. Żyga and B. Rejduch, (2004), The utilization of
    methods based on protein and DNA analysis for identification of animal-origin
    components in feeds, Journal of Animal and Feed Sciences.
    16. M. Unseld, B Beyermann, P Brandt, et al, (1995), Identification of the species
    origin of highly processed meat products by mitochondrial DNA sequences, 1995 4:
    241-243 Genome Res.
    17. Nicolai Z. Ballin, Finn K. Vogensen, Anders H. Karlsson, (2009), Review:
    Species determination –Can we detect and quantify meat adulteration?, Meat Science.
    18. O. Irfan ILHA, Ali ARSLAN,(2007), Identification of Meat Species by
    Polymerase Chain Reaction (PCR)Technique, Turk, J. Vet. Anim. Sci.
    19. P.S. Girish, A.S.R. Anjaneyulu, K.N. Viswas, M. Anand, N. Rajkumar, B.M.
    Shivakumar, Sharma Bhaskar, (2004), Sequence analysis of mitochondrial 12S rRNA
    gene can identify meat species, Meat Science 66, 551-556.
    20. Scott Reaney, Trevor Conrad Martin, Jason Paul Sawyer, (2009), Detection
    assay for meat and bone meal in feed, United States Patent application publication US
    2009/0170107A1.
    21. Shally Jain, M N Brahmbhait, D N Rank, C G Joshi and J V Solank, (2007),
    Use of cytochrome b gene variability in detecting meat species by multiplex PCR
    assay, Indian Journal of Animal Sciences 77 (9): 880-881.
    22. Terry Melton, Ph.D. and Charity Holland, M.P.H., (2007), Routine Forensic
    Use of the Mitochondrial 12S Ribosomal RNA Gene for Species Identification, J
    Forensic Sci.
    49
    23. Uganda Joseph Wadege, George W. Nasinyama, Erastus K.
    Kang’ethe.William Olaho Mukani, (2006), Adulteration of beef sausages with pork
    sold in supermarkets in Kampala, Afr. J. Anim. Biomed. Sci.
    24. United States Department of Agriculture Food Safety And Inspection Service,
    Office of Public Health and Science, (2003),Laboratory Guidebook Notice of Change.
    25. Yun-Chieh huang, Tai-Yuan Chen, Sen-ShYong Jeng, hong-Ming Chen and
    deng-Fwu hwang, (2010), Species Identification of a Causative Moray Eel Meat by
    SDS-PAGE, Journal of Food and Drug Analysis, Vol. 18, No. 4, 2010, Pages 232-238.
    TÀI LIỆU INTERNET
    26. www.godsdirectcontact.org/ ./Vegan_Criteria%20Aulacese%20V3A.pdf
    27. http://anchay.com.vn/thuc_pham_chay_chi_tiet.aspx?id=78
    28. http://nonglamsuctayninh.com/bai-viet/suu-tam/290 -an-chay-nhu-la-mot-trilieu-html
    29. http://www.dharmasite.net/LuuYVeThucPhamChayGiaMan.htm
    30. http://www.taiwannews.com.tw/etn/news_content.php?id=978909&cate_img
    =logo_bilingualnews&cate_rss=news_bilingual
    31. http://www.chinapost.com.tw/taiwan/national/nationalnews/2009/12/08/2356
    00/Veggiemeatballs.htm
    32. http://www.nhantrachoc.net.vn/forum/archive/index.php?t-3040.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...