Thạc Sĩ Xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường các vùng khai thác các loại hình khoáng sản và hỗ tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3
    Mục lục
    Lời nói đầu .5
    cHương i: . 7
    tổng quan về hoàn thổ phục hồi môi trường . 7
    I.1 vài nét khái quát về hoàn thổ phục hồi môi trường 7
    I.1.1 Khái niệm về hoàn thổ phục hồi môi trường 7
    I.1.2. Mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường . 7
    I.1.3. Nguyên tắc hoàn thổ phục hồi môi trường . 8
    I.1.4. Các yêu cầu tổng quát về hoàn thổ phục hồi môi trường 11
    I.1.5. Hoàn thổ phục hồi môi trường và phát triển bền vững . 14
    i.2. Kinh nghiệm của các nước về hoàn thổ phục hồi môi trường 17
    I.2.1. Kinh nghiệm về tận thu và sử dụng một số chất thải trong hoạt động khoáng sản . 17
    I.2.2 Kinh nghiệm về hoàn thổ phục hồi môi trường 20
    Chương ii 36
    đánh giá, phân loại các nguồn thải rắn, đánh giá khả năng tận thu và
    sử dụng 36
    II.1. Vài nét khái quát về chất thải rắn trong khai thác và chế biến khoáng sản. 36
    II.2. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng chì kẽm . 37
    II.3. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng đồng 38
    II.4. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng sắt: . 39
    II.5. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng thiếc 40
    II.6. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng crômit 41
    II.7. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng apatit 42
    II.8. Chất thải rắn trong quá trình kt và cb quặng pyrit . 43
    II.9. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến quặng vàng 43
    II.10. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến than 44
    II.11. Chất thải rắn trong khai thác và chế biến vật liệu xây dựng 45
    II.12. Một số nhận định: 46
    Chương iii .47
    Đề xuất các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường ở các vùng khai
    thác khoáng sản hoạt động trước khi có Luật Bảo vệ môi trường và đã
    ngừng hoạt động .47
    III.1. một số nhận xét về hoàn thổ phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng
    sản đã ngừng hoạt động . 47
    III.2. Đề xuất các giải pháp htph môi trường đối với các mỏ khai thác khoáng sản
    trước khi có luật BVMT và đã ngừng hoạt động. 49
    III.2.1- Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 50
    III.2.2. Giải pháp huy động các nguồn tài chính phục vụ công tác hoàn thổ phục hồi môi
    trường 51
    III.2.3. Giải pháp thành lập Cơ quan chỉ đạo/quản lý các công việc có liên quan đến hoàn thổ
    phục hồi môi trường ở các khu vực mỏ đã ngừng hoạt động 51
    III.2.4- Giải pháp công nghệ 52
    Chương iv .54
    Nghiên cứu xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các
    vùng khai thác và chế biến khoáng sản .54
    IV.1. Quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các khu vực khai thác lộ thiên 54
    IV.1.1. Xác định mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường 56
    IV.1. 2. Lập kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trường 564
    IV.1.3. Làm cho khu vực trở nên an toàn 59
    IV.1.4. Thiết kế địa mạo 60
    IV.1.5. Cải tạo mặt bằng các khu vực đã khai thác xong . 63
    IV.1.6. Kiểm soát xói mòn 65
    IV.1.7. Quản lý đất mặt 73
    IV.1.8. Lập lại thảm thực vật . 78
    IV.1.9. Quan trắc và duy trì các hoạt động của khu vực mỏ đã được hoàn thổ phục hồi môi
    trường 80
    IV.2. Quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các khu vực khai thác hầm lò 81
    IV.2.1. Xác định mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường 82
    IV.2.2. Xây dựng kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trường 82
    IV.2.3. Chuẩn bị hoàn thổ phục hồi môi trường . 83
    IV.2.4. Tiến hành hoàn thổ phục hồi môi trường 84
    IV.2.5. Quan trắc và duy trì quá trình hoàn thổ phục hồi môi trường . 89
    IV.3. Hoàn thổ phục hồi môi trường ở các khu vực bãi thải đất đá, hồ thải quặng
    đuôi . 90
    IV.3.1. Đối với các bãi thải đất đá . 91
    IV.3.2. Đối với các khu vực lưu giữ quặng đuôi . 93
    IV.3.3. Đối với các công trình giao thông trong khu mỏ . 99
    IV.3.4. Đối với các đường điện và các công trình thông tin liên lạc . 99
    IV.4. Một số điểm cần lưu ý trong hoàn thổ phục hồi môi trường 100
    IV.4.1. Đối với các mỏ đã đi vào hoạt động . 100
    IV.4.2. Đối với các các khu vực có tiềm năng hình thành dòng axit mỏ . 101
    Chương v 105
    hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thí điểm hoàn thổ phục hồi môi trường
    tại Công ty TNHH 1 thành viên Kim loại mầu Nghệ Tĩnh . 105
    V.1. Căn cứ lựa chọn thực hiện 105
    V.2. Mục tiêu nhiệm vụ . 105
    V.3. Vị trí địa lí của khu mỏ 106
    V.4. Khái quát quá trình khai thác ở khai trường Bản Poòng 107
    V.5. Đặc điểm chung về địa hình, khí hậu, thủy văn của khu vực 107
    V.6. Xác định vị trí, diện tích khu vực khai trường đã kt xong 109
    V.7. Xác định mục tiêu hoàn thổ phục hồi môi trường 110
    V.8. Thiết kế địa mạo . 110
    V.9. Xác định khối lượng đất đá cần vận chuyển, san gạt 110
    V.10. Công tác san gạt, cải tạo mặt bằng và bổ sung đất mặt . 111
    V.11. Vấn đề kiểm soát xói mòn do gió và nước gây ra . 112
    V.12. Vấn đề bổ sung phân bón và lựa chọn giống cây 112
    V.13. Tính toán giá trị đầu tư và nguồn vốn cho công tác hoàn thổ phục hồi môi
    trường . 112
    V.14. Một số kết quả ban đầu . 112
    V.15. Bài học kinh nghiệm . 113
    Kết luận và kiến nghị 115
    I. Kết luận .115
    II. Kiến nghị .116
    Tài liệu tham khảo 1175
    Lời nói đầu
    Khai thác và chế biến khoáng sản là một hoạt động công nghiệp có các tác
    động lên hầu hết các thành phần môi trường vật lý: đất, nước, không khí; môi trường
    sinh thái: thảm thực vật, loài động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi; môi trường cảnh
    quan, du lịch, di tích lịch sử và văn hoá ; môi trường lao động: người lao động, sức
    khoẻ cộng đồng; cơ sở hạ tầng; hệ thống giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi, công
    trình công cộng ; môi trường kinh tế: thay đổi cơ cấu kinh tế, chênh lệch mức
    sống ; môi trường văn hoá xã hội: tập quán, cộng đồng dân cư, trình độ dân trí
    Các hoạt động khai thác khoáng sản vừa gây ô nhiễm môi trường vừa chiếm dụng đất,
    để lại những diện tích đất bị suy thoái và hoang hoá. Cho đến nay, nhiều khu vực khai
    thác và chế biến khoáng sản vẫn chưa được hoàn thổ phục hồi môi trường tiếp tục
    chiếm dụng đất đai trên một diện tích rất lớn và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
    Chúng ta biết rằng, việc sử dụng đất cho các hoạt động khai thác và chế biến
    khoáng sản chỉ là tạm thời trong một khoảng thời gian tương đối ngắn so với thời gian
    tồn tại của nó, vì vậy sau khi chấm dứt các hoạt động khai thác và chế biến khoáng
    sản cần phải tiến hành hoàn thổ phục hồi môi trường cho phù hợp với mục đích sử
    dụng đất lâu dài. Nhưng trong thực tế, vấn đề hoàn thổ phục hồi môi trường trong
    khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam vẫn còn chưa được quan tâm thực hiện
    đúng mức. Cho đến nay, việc hoàn thổ phục hồi môi trường chưa có được vai trò quan
    trọng thực sự trong hoạt động sản xuất của ngành mỏ và một số nơi đang phải gánh
    chịu hậu quả của các tác động do khai thác và chế biến khoáng sản trước đây gây ra.
    Để từng bước hạn chế và khắc phục các tác động của ngành khai thác và chế
    biến khoáng sản lên môi trường, nhằm phát triển các nguồn nguyên liệu khoáng phù
    hợp với các nguyên tắc của phát triển bền vững, góp phần thực hiện “Chiến lược bảo
    vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã được Chính
    phủ phê duyệt, Bộ Công thương đã có Quyết định số 1172/QĐ-BCT ngày 27 tháng 2
    năm 2008 về việc thực hiện dự án: “Xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường
    các vùng khai thác các loại hình khoáng sản và hỗ trợ hoàn thổ phục hồi môi trường
    cho một đơn vị khai thác khoáng sản”.
    Mục tiêu của dự án này là nhằm góp phần vào việc sử dụng tổng hợp nguồn tài
    nguyên thiên nhiên hữu hạn không tái tạo và bảo vệ môi trường, từng bước thực hiện
    Chiến lược phát triển bền vững của ngành khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó
    đi sâu: (i) Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thổ phục hồi môi trường,
    đề xuất các giải pháp phục hồi cảnh quan địa mạo, môi trường đất, nước; (ii) Nghiên
    cứu tài liệu, học tập kinh nghiệm của các nước về khả năng thu hồi và sử dụng các
    chất thải, các chất có ích trước khi hoàn thổ phục hồi môi trường, về quy trình hoàn
    thổ phục hồi môi trường; (iii) Xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường trong
    khai thác lộ thiên, khai thác hầm lò, cũng như những vấn đề cần lưu ý khi hoàn thổ
    phục hồi môi trường các bãi thải đất đá, hồ thải quặng đuôi, các cơ sở hạ tầng; (iv) Đề
    xuất các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản
    hoạt động trước khi có luật BVMT và đã ngừng hoạt động.Các nội dung hoạt động của dự án là nhằm cung cấp các công cụ kỹ thuật về
    bảo vệ môi trường, đặc biệt về hoàn thổ phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng
    sản nhằm góp phần từng bước đưa công tác bảo vệ môi trường, hoàn thổ phục hồi môi
    trường trong hoạt động khoáng sản vào nền nếp và có hiệu quả, dự án cũng đề cập đến
    khả năng tận thu và sử dụng một số chất thải rắn trong hoạt động khoáng sản hướng
    tới việc sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và phù hợp với Chiến
    lược phát triển bền vững của ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...