Thạc Sĩ Xây dựng Quy trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, xoá bỏ
    nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có
    định hướng xã hội chủ nghĩa, Kiểm toán Nhà nước ra đời là một tất yếu khách
    quan do nhu cầu quản lý của Nhà nước đối với việc phát huy hiệu quả các nguồn
    lực kinh tế đất nước trong thời kỳ chuyển giao cơ chế, trong đó quản lý tài chính
    là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, cùng với các công cụ quản lý khác,
    Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, kiểm soát về lĩnh vực tài chính công, góp phần
    tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc hoach định chính sách, đường lối
    kinh tế của đất nước, trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực về tài sản công
    quỹ quốc gia.
    Sau 9 năm hoạt động, KTNN ngày càng phát triển và lớn mạnh về mọi
    mặt, trong quá trình phát triển đi lên đó có sự đóng góp to lớn của lĩnh vực
    nghiên cứu khoa học trong ngành kiểm toán, trong những năm qua từ việc nghiên
    cứu các đề tài khoa học thành công và đã được ứng dụng vào thực tiễn của hoạt
    động kiểm toán như các quy trình, chuẩn mực, quy chế của KTNN và hàng loạt
    các văn bản hướng dẫn quản lý và chỉ đạo mang tính thực tiễn cao, đó chính là sự
    tổng kết đúc rút từ các luận cứ khoa học kết hợp với vận dụng trong thực tiễn của
    hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên KTNN vẫn còn là một ngành non trẻ, nên trong
    quá trình hoạt động không tránh khỏi những tồn tại, vưóng mắc. Nhưng chính
    trong những tồn tại đó lại tạo ra những tiền đề cho bước phát triển mới vững chắc
    và sáng tạo hơn. Trong quá trình vừa học vừa xây dựng đó, nhờ tai mắt của Nhân
    dân hay chính của các Đoàn kiểm toán, thông qua sự phát hiện và phản ánh bằng
    đơn thư hoặc trực tiếp phản ánh với Tổng Kiểm toán Nhà nước những sai lầm
    thiếu sót trong hoạt động kiểm toán để Tổng Kiểm toán Nhà nước kịp thời chấn
    chỉnh, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán. Song do bộ máy giúp
    việc chưa hoàn chỉnh lại chưa xây dựng được Quy trình để giải quyết đơn thư một
    cách đồng bộ. Đề tài " Xây dựng Quy trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo
    của Kiểm toán Nhà nước
    " hy vọng sẽ nhanh chóng đi vào thực tiễn hoạt động.
    1- Sự cần thiết khách quan
    Trong lĩnh vực giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo tuy đã được lãnh đạo
    KTNN rất coi trọng trong quá trình hoạt động của mình, có nhiều vụ việc theo
    đơn thư khiếu tố đã được Lãnh đạo KTNN quan tâm giải quyết dứt điểm. Tuy
    nhiên việc giải quyết như hiện nay vẫn mang tính chất sự vụ, chưa dựa trên một
    quy trình hoàn chỉnh. Vì vậy việc " Xây dựng Quy trình giải quyết đơn thư khiếu
    nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước" là một việc hết sức cần thiết, nhằm góp
    phần thúc đẩy hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ngày càng tốt hơn./.
    2- Mục đích của nghiên cứu đề tài
    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm cho công tác giải quyết
    đơn thư, khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, nhằm phát huy dân chủ, tăng cường
    pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân, cơ
    quan, tổ chức, các nhân liên quan. Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra
    được một quy trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước
    một cách hoàn chỉnh. Từ đó áp dụng trong thực tiễn vào giải quyết đơn thư, khiếu
    nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước.
    3- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    - Đề tài được nghiên cứu, xem xét đánh giá trên cơ sở những quy định về
    tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
    - Nghiên cứu việc tổ chức kiểm tra hoạt động của các đoàn kiểm toán, việc
    chấp hành các quy trình, chuẩn mực, quy định của KTNN và việc chấp hành các
    chính sách pháp luật của Nhà nước của các Kiểm toán viên Nhà nước hiện nay, từ
    khâu chuẩn bị kiểm toán, tiến hành kiểm toán, kết thúc và lập báo cáo kiểm toán,
    tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận kiến nghị của các đoàn kiểm toán của
    KTNN.
    - Quá trình tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của KTNN.
    4- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đề tài tập trung nghiên cứu về việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo
    của Kiểm toán Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành trong
    thời gian qua có liên quan đến hoạt động của kiểm toán
    - Cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng trong việc giải quyết đơn thư, khiếu
    nại, tố cáo của KTNN.
    - Nghiên cứu việc tổ chức tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo, phạm vi
    giải quyết, thời gian tiến hành giải quyết và việc bố trí cán bộ giải quyết khiếu
    nại, tố cáo.
    - Thực trạng của công tác kiểm tra hoạt động kiểm toán của KTNN.
    - Xây dựng một quy trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của KTNN
    hoàn chỉnh để áp dụng vào thực tế.
    5- Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    - Từ lý luận về công tác khiếu nại, tố cáo nói chung đến lý luận về công tác
    giải quyết khiếu nại, tố cáo của KTNN.
    - Qua thực tiễn của hoạt động kiểm toán và công tác giải quyết khiếu nại,
    tố cáo của KTNN trong những năm qua, từ đó đúc rút thành lý luận cơ bản.
    6- Nội dung nghiên cứu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 03 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận về công tác giải quyết đơn
    thư, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
    Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của
    Kiểm toán Nhà nước.
    Chương 3: Xây dựng Quy trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố
    cáo của KTNN.

    Chương I
    Cơ sở lý luận và phương pháp luận về
    công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của KTNN
    I- Nhận thức về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

    1. Khái niệm về việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
    1.1- Một số khái niệm cơ bản về đơn thư khiếu nại tố cáo nói chung
    - Khái niệm khiếu nại:
    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
    thủ tục do Luật Khiếu nại, Tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
    thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
    định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
    đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    - Khái niệm về Tố cáo:
    Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, Tố cáo quy định
    báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
    luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
    hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
    chức.
    - Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
    thực hiện quyền khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại gồm: cơ quan
    nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
    hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
    - Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
    - Người bị khiếu nại là cơ quan tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính,
    hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
    - Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
    - Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
    giải quyết khiếu nại.
    - Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
    quyết tố cáo.
    Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết
    của người giải quyết khiếu nại.
    - Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi
    hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp.
    - Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm: quyết
    định giải quyết khiếu nại lần cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
    mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp
    hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại toà án; quyết định giải quyết khiếu nại
    lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không
    khiếu nại tiếp.
    - Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc
    quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
    - Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành
    chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà
    nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt
    động quản lý hành chính.
    - Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
    người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ,
    công vụ theo quy định của pháp luật.
    1.2- Đơn thư khiếu nại tố cáo trong hoạt động kiểm toán
    - Khiếu nại về kết quả kiểm toán là việc công dân thuộc cơ quan, tổ chức
    được kiểm toán hoặc chính cơ quan, tổ chức được kiểm toán, theo thủ tục Luật
    Khiếu nại tố cáo quy định đề nghị Cơ quan Kiểm toán nhà nước hoặc người có
    thẩm quyền xem xét lại các nhận xét, kết luận, kiến nghị ghi trong Biên bản kiểm
    toán, Báo cáo kiểm toán.
    - Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại tố cáo quy định
    báo cho Cơ quan Kiểm toán nhà nước hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi
    phạm pháp luật của kiểm toán viên gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích
    của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
    2- Sự cần thiết khách quan của việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
    2.1- Sự cần thiết khách quan của việc giải quyết khiếu nại trong tình hình
    hiện nay

    - Thực tế các cuộc kiểm toán luôn gặp các khó khăn: hoạt động quản lý tài
    chính kế toán của đơn vị được kiểm toán diễn ra cả năm, thậm chí có những
    nghiệp vụ kinh tế phát sinh kéo dài hơn một năm; thời gian kiểm toán chỉ trong
    vài ngày; hoạt động kiểm toán thường diễn ra vào lúc nghiệp vụ kinh tế đã kết
    thúc; các thông tin về quản lý tài chính kế toán cung cấp cho kiểm toán viên
    không đầy dủ và kịp thời; do đặc điểm của hoạt động kiểm toán chưa thực hiện
    kiểm toán thường xuyên( chuyên quản) tại đơn vị, nên kiểm toán viên không có
    điều kiện nắm vững hoạt động đặc thù của đơn vị được kiểm toán; chính sách chế
    độ về quản lý tài chính kế toán cũng còn những vấn đề bất cập; năng lực trình độ
    chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kiểm toán viên còn hạn chế, không đồng
    đều.Từ những nguyên nhân khách quan trên có những nhận xét, kết luận, kiến
    nghị không khả thi(thiếu chính xác) dẫn đến có khiếu nại. Khi có khiếu nại, tất
    nhiên cơ quan Kiểm toán Nhà nước phải kịp thời giải quyết khiếu nại để thoả
    mãn yêu cầu của người khiếu nại; giải toả trách nhiệm cho người bị khiếu nại
    đồng thời cũng là dịp rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
    2.2- Sự cần thiết khách quan của việc giải quyết tố cáo trong tình hình
    hiện nay
    - Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định trong hoạt
    động kiểm toán như: Chuẩn mực kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Quy chế hoạt
    động của đoàn kiểm toán. Trước khi đoàn kiểm toán đi vào hoạt động, các kiểm
    toán viên đều được các vụ kiểm toán chuyên ngành hoặc Kiểm toán Nhà nước
    khu vực tổ chức học tập nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ và quán triệt về
    đạo đức tác phong, văn hoá ứng xử của người kiểm toán viên Nhà nước. Tuy
    nhiên trong hoạt động kiểm toán, hàng ngày hàng giờ, các kiểm toán viên cũng
    chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý nên không tránh khỏi có lúc ,có nơi, có
    kiểm toán viên không đấu tranh được với chính mình, xa rời đạo đức nghề nghiệp
    của kiểm toán viên dẫn đến có đơn thư tố cáo. Mặt khác cũng không loại trừ
    trường hợp do kiểm toán viên làm việc chặt chẽ (rắn) có thể đối tượng được kiểm
    toán tìm mọi cách chống chế "tìm cách vu khống" nhằm làm nhụt ý chí của các
    kiểm toán viên.
    - Hệ thống chuẩn mực của Kiểm toán Nhà nước là tổng thể các nguyên tắc
    cơ bản, các yêu cầu, các quy định về nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát
    sinh trong hoạt động kiểm toán; trong đó chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp
    được xếp là chuẩn mực số một độc lập, khách quan, chính trực. Chuẩn mực số
    một yêu cầu kiểm toán viên phải "Thẳng thắn, trung thực và có lương tâm nghề
    nghiệp, tôn trọng lợi ích của nhà nước, của nhân dân, làm hết sức mình vì sự lành
    mạnh của nền tài chính Quốc gia và của cơ sở đang kiểm toán" .Chính những
    Quy định của Kiểm toán nhà nước đã nói lên việc sắn sàng giải quyết mọi khiếu
    nại, tố cáo của công dân đối với kiểm toán viên(nếu có); và đều được xem xét
    giải quyết kịp thời, dứt điểm, bởi vì độc lập, khách quan, chính trưc là tiêu chí số
    một cho mỗi nhận xét, kết luận, kiến nghị của cụôc kiểm toán.
    - Thực tế trong hoạt động kiểm toán xuất phát từ đặc điểm hoạt động nghề
    nghiệp, Tổng Kiểm toán Nhà nước rất thận trọng về các nhận xét, kết luận, kiến
    nghị trong Báo cáo kiểm toán nên đã ban Quyết định số 269/QĐ-KTNN ngày
    17/7/2003 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy định về trình tự
    lập, xét duyệt và ban hành báo cáo kiểm toán. Quy định việc nghiên cứu xem xét
    các nhận xét, kết luận, kiến nghị của các kiểm toán viên được tập hợp trong báo
     
Đang tải...