Thạc Sĩ Xây dựng Quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    a) Giới thiệu


    Với sự chuyển dịch của nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự hiểu biết và nhận thức về việc quản lý đất đai, phát triển nhà và thị trường bất động sản ở Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Thị trường bất động sản đã đạt được những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển Kinh tế - xã hội của Việt Nam và các chính sách phát triển nhà, sử dụng đất đai của chính phủ.

    Theo số liệu của Cục Thống kê thì dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2007 là 6,6 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất và năng động nhất ở Việt Nam với GDP hàng năm chiếm 20% GDP quốc gia và tốc độ tăng trưởng GDP trên 12% mỗi năm. Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và người nhập cư trong những năm qua. Vì vậy, thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường sôi động vào bậc nhất ở Việt Nam. Thực tế, nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhưng thị trường bất động sản vẫn chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu với những rủi ro tiềm tàng, và bất ổn do sự không tương xứng giữa định hướng chiến lược sử dụng đất, quy hoạch tổng thể với khung pháp lý và các công cụ hỗ trợ cho thị trường.

    Về cơ bản, thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn còn tập trung chủ yếu vào kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài những nhu cầu thực sự về các bất động sản của cư dân và bất động sản để kinh doanh mua bán, thì có rất nhiều nhu cầu đầu tư vào đất đai của những người đầu cơ. Những người đầu tư vào đất thường nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở các vùng ngoại thành để kiếm phần chênh lệch khi đất tăng như những người đầu cơ.

    Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 2000

    đến cuối năm 2006, đã có 2.500 dự án đầu tư bất động sản với tổng diện tích đất sử dụng lên tới 13.500 hecta (tương đương với điện tích của 12 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, đa số các dự án này vẫn chưa được các nhà đầu tư thực hiện trọn vẹn. Nói cách khác, nghĩa là không có một sản phẩm bất động sản hoàn chỉnh nào như cơ sở hạ tầng, nhà ở và các bất động sản khác được tiến hành để tạo ra lợi nhuận trên thị trường sơ cấp. Chẳng qua thực tế trong thời gian qua, trên thị trường bất động sản, hoạt động chủ yếu là chuyển nhượng quyền sử dụng đất để kinh doanh trên thị trường thứ cấp.

    Tình hình này làm nảy sinh rủi ro tiềm tàng và trầm trọng đối với thị trường còn non trẻ, bởi vì tình hình này có thể dẫn tới giá bất động động sản quá cao và không thực tế, vượt ngoài khả năng thanh toán của những người có nhu cầu nhà ở thực sự và của cả những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Sẽ càng rủi ro hơn nếu như nhiều nhà đầu tư pháp nhân và thể nhân cứ lao vào đầu tư bất động sản nhưng không có chiến lược kinh doanh phù hợp và thận trọng, trong khi nguồn đất đai thì có giới hạn. Hơn nữa, trong vài năm gần đây, mọi người có khuynh hướng thay đổi cách thức để dành tiền nhàn rỗi, tiền tiết kiệm từ vàng hoặc tiền mặt sang đầu tư địa ốc với kỳ vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn là để tiết kiệm. Chính vì điều này đã làm cho thị trường “nóng” lên vào những năm 1995, 2000, 2002, 2007.

    Từ năm 2004, chính phủ đã ban hành một số chính sách và quy định để giúp thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ và hạn chế những rủi ro co thể xảy ra. Từ khi có chỉ thị 08/2002/CT-UB ngày 22/04/2002 của Ủy Ban nhân dân thành phố và đặc biệt là Nghị Định 181/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/10/2004 với các quy định liên quan đến việc cấm phân lô bán nền, thị trường bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương khác có dấu hiệu chững lại, giá đất giảm, đặc biệt là giá đất nông nghiệp, trường hợp chuyển nhượng bất hợp pháp giảm hẳn. Số lượng hồ sơ mua bán chuyển nhượng trên địa bàn

    Thành Phố Hồ Chí Minh giảm 28% năm 2005, giảm 68% vào năm 20061.Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đã thay đổi dần chiến lược kinh doanh để đầu tư vào thị trường sơ cấp với một mục đích dài hạn bởi vì nhà đầu tư tin rằng thị trường bất động sản tiếp tục sôi động và hứa hẹn triển vọng tốt đẹp trong thời gian tới.

    b) Đặt vấn đề

    Mối quan tâm chính của các nhà đầu tư bất động sản là nguồn vốn tài trợ. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực này thường cần có lượng vốn lớn và dài hạn. Tuy nhiên, thực lực các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản hiện nay đa số không đủ năng lực tài chính để tự mình thực hiện những dự án nhằm tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh cho thị trường sơ cấp. Phần lớn các chủ đầu tư chỉ thực hiện những dự án có quy mô nhỏ, nhưng cũng chỉ có khả năng thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hoặc đền bù đất nông nghiệp. Còn nguồn vốn để xây dựng hạ tầng kỹ thuật xã hội, xây dựng nhà để bán phải dựa vào nguồn vốn ứng trước của người mua và nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại. Thông thường, đa số các dự án bất động sản được tài trợ từ (i) vốn của các nhà đầu tư– nhưng rất nhỏ, (ii) nguồn vốn ứng trước của người mua và (iii) nguồn tín dụng trung và ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các nguồn tài chính này luôn có giới hạn trong khi nhu cầu về vốn thì không ngừng tăng. Hơn nữa, thị trường vốn chưa giữ một vai trò trọng yếu trong việc phát triển thị trường bất động sản trong nhiều năm qua, là do thiếu các công cụ tài chính hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản.
    Chúng ta có thể nhận thấy rằng những nhà đầu tư chưa có đủ năng lực tài chính để hoàn thành các dự án bất động sản. Khi Chính phủ ban hành các chính sách và quy định đã nêu ở trên, thì các nhà đầu tư bất động sản có thể giải quyết được bài toán vốn nan giải để thực hiện dự án.


    Thực tế là có rất nhiều nhà đầu tư pháp nhân và thể nhân mong muốn đầu tư vào thị trường bất động sản nhưng không đủ tài chính để mua trọn vẹn một sản phẩm đơn lẻ và mặt khác, nhà đầu tư cũng quan tâm đến tính thanh khoản trong kinh doanh bất động sản và nhu cầu đa dạng hóa đầu tư vào những tài sản khác.

    Vì vậy, chúng tôi cho rằng, một trong những giải pháp tích cực giải quyết bài toán vốn trong thị trường bất động sản là phải tìm ra những cơ chế, công cụ huy động vốn hữu hiệu có thể kết nối thị trường bất động sản với các kênh dẫn vốn từ thị trường tài chính. Vì lý do đó, chúng tôi muốn đề cập đến việc xem xét mô hình REIT với chiến lược huy động vốn rộng rãi trong công chúng có nhu cầu đầu tư bất động sản nhưng có số vốn nhất định sẽ góp phần hạn chế những rủi ro liên quan đến việc đầu cơ nhà đất cũng như những rủi ro liên quan đến tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực tài trợ đầu tư bất động sản. Chúng tôi mong muốn thông qua đề tài “Xây dựng Quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ gợi mở những nghiên cứu sâu hơn để tìm kiếm giải pháp mới huy động nguồn vốn tài trợ cho thị trường bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh.

    c) Mục đích nghiên cứu

    Đề tài này sẽ tập trung trả lời 02 câu hỏi lớn sau:

    i. Công cụ nào thích hợp để huy động vốn rộng rãi trong công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của thị trường bất động sản?

    ii. Xác định điều kiện và nguyên tắc cơ bản để xây dựng một mô hình như vậy ở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay?

    d) Phạm vi nghiên cứu

    Do loại hình Quỹ tín thác đầu tư bất động sản còn mới lạ với Việt Nam, nhưng thật ra đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore nên đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung vào :
    Khu vực nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh


    Hoạt động kinh doanh bất động sản (bao gồm: thực trạng thị trường bất động sản, nhu cầu phát triển sản phẩm, các nguồn vốn tài trợ ) tại các mảng thị trường bất động sản sơ cấp chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này không bao gồm nghiên cứu thị trường bất động sản thứ cấp, các quy định pháp luật, các chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Các ngân hàng nhà nước và cổ phần, các quỹ đầu tư nước ngoài và nhà nước, các công ty bất động sản tư nhân và nước ngoài hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh

    Một số kiểu mẫu REIT tiêu biểu tại châu Á, châu Mỹ và châu Âu


    Góc độ của nhà đầu tư kinh doanh bất động sản và một số nguồn tài trợ sẵn có trong nước, nhưng không đi sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ chứng
    khoán hóa.

    Đề tài này được nghiên cứu nhằm nhận biết mô hình đầu tư thích hợp để trả lời các vấn đề đặt ra. Các kiến nghị về giải pháp thành lập REIT ở nghiên cứu này là những ý tưởng mang tính chiến lược. Việc đề xuất nên hình thành REIT ở thành phố Hồ Chí Minh được xem như một trong những giải pháp huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ bao gồm việc đưa ra các giải pháp về mô hình, nguyên tắc vận hành REIT ở thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp hỗ trợ. Các khuyến nghị này cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn trên nhiều phương diện để áp dụng trong thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...