Tiểu Luận Xây dựng quy phạm sản xuất - gmp cho công nghệ sản xuất vaccine cúm a/h5n1 trên trứng gà có phôi & q

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 2/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu.

    Trong xu thế hội nhập với thế giới để đáp ứng các yêu cầu chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các nhà sản xuất và kinh doanh cần phải quan tâm nhiều hơn đến quản lý chất lượng sản phẩm.
    Thật vậy, quản lý chất lượng sản phẩm là những hoạt động nhằm xác định các yêu cầu phải đạt được của sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu đó được thực hiện trong thực tế bằng cách tác động có hiệu quả vào những yếu tố và điều kiện có liên quan đến việc duy trì chất lượng sản phẩm.
    Quản lý chất lượng là hoạt động rất quan trọng trên phương diện quản lý xí nghiệp.Dưới đây là một số hệ thống quản lý chất lượng mà các doanh nghiệp đã áp dụng để góp phần nâng cao uy tín, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm hay quản lý hoạt động hiệu quả hơn.

    KHÁI QUÁT VỀ CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.

    Quản lý chất lượng theo phương pháp truyền thống.
    Quản lý chất lượng theo phương pháp truyền thống là phương pháp dựa vào việc lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu đại diện từ lô hàng.Từ kết quả kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc là tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
    Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, chi phí cho việc lấy mẫu và kiểm tra mẫu thấp.Không đòi hỏi hệ thống quản lý chất lượng phức tạp nhiều người.
    Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tính an toàn vệ sinh thực phẩm thì phương pháp này chưa có độ tin cậy cao.Nhà sản xuất không phản ứng kịp thời với những vấn đề liên quan đến chất lượng trong quá trình sản xuất.Chủ yếu là giải quyết hậu quả khi sự việc đã xảy ra rồi, thậm chí không thể truy tìm được nguyên nhân gây giảm chất lượng.Nhièu khi chi phí chất lượng rất cao,do chi phí sai hỏng rất lớn có thể gây mất uy tín cho công ty và quốc gia.

    Quản lý chất lượng theo GMP (Good Manuafacturing Practices).
    GMP- thực hành sản xuất tốt/ quy phạm sản xuất tốt: là những quy định, những thao tác thực hành, những thủ tục, những điều kiện cần phải tuân thủ trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt.
    GMP được áp dụng cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm tại một cơ sở sản xuất .Việc áp dụng GMP cho các cơ sở sản xuất nhằm kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ thiết bị xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, điều kiện phục vụ và chuẩn bị chế biến(nguyên liệu, các thao tác của công nhân, các thông số công nghệ, điều kiện vệ sinh ), bao gói, bảo quản và con người điều hành các hoạt động sản xuất.
    Phương pháp này kiểm soát được các yếu tố liên quan đến chất lượng thành phẩm trong quá trình sản xuất từ khâu đưa nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng của quy trình sản xuất.Phương pháp này có thể giúp cho các doanh nghiệp đạt được những yêu cầu




    đề ra cho sản phẩm đúng tiêu chuẩn và qui cách.Do đó, chi phí sai hỏng thấp giúp cho
    các nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn đối với những vấn đề liên quan đến chất lượng trong sản xuất.
    Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí phòng ngừa cao hơn so với phương pháp truyền thống.Hệ thống quản lý chất lượng đòi hỏi phức tạp hơn vì tất cả các yếu tố đều phải phòng ngừa và kiểm soát gắt gao ở từng giai đoạn như: thiết bị máy móc phải chuẩn, công nhân phải có trình độ tay nghề cao, nguyên liệu phải đảm bảo, qui trình chế biến và phương pháp chế biến phải đúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...