Thạc Sĩ Xây dựng Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang

    Mở đầu 2
    Phần 1. Sự cần thiết phải ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu 4
    khoa học và sáng kiến cải tiến tại Cục
    1.1. Khái quát về nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến 4
    1.2. Định hướng của ngành Hải quan về nghiên cứu khoa học 10
    1.3. Sự cần thiết phải ban hành Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học 13
    và sáng kiến cải tiến tại Cục

    Phần 2. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến 14
    cải tiến tại Cục
    2.1. Về cơ sở pháp lý. 14
    2.2. Tổ chức triển khai, thực thi công tác nghiên cứu khoa học và 15
    sáng kiến cải tiến của ngành và của Cục.

    Phần 3. Một số biện pháp để tổ chức nghiên cứu khoa học và 20
    sáng kiến cải tiến công tác tại Cục
    3.1. Xây dựng Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến 20
    cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
    3.2. Tổ chức thực hiện Quy chế. 75
    Kết luận 76 Tài liệu tham khảo 78



    MỞ ĐẦU
    Từ trước đến nay, khái niệm “nghiên cứu khoa học” (NCKH), (tiếng Anh là: scientific research) vẫn được quen dùng để chỉ các hoạt động nhằm nghiên cứu, tìm tòi bản chất, đặc điểm, diễn biến, quy luật, tác động của các đối tượng, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy. Những thời kỳ đầu, NCKH được nhấn mạnh nhiều hơn về các yêu cầu nghiên cứu cơ bản. Theo quá trình phát triển của xã hội, đòi hỏi thực tế đối với khoa học không ngừng tăng lên, do đó yêu cầu nghiên cứu ứng dụng trong NCKH ngày càng được tăng cường. Thời gian gần đây, với hàm ý nhấn mạnh vai trò của sáng tạo công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), một khái niệm khác được dùng là “nghiên cứu và triển khai”, (tiếng Anh là: research and development, viết tắt là (R&D), để chỉ chung cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm các yêu cầu cả về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai trong một lĩnh vực khoa học. Hoạt động NCKH bao gồm nhiều loại hình khác nhau, thích hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu cụ thể. Về nguyên lý, có thể phân chia hoạt động NCKH theo các hình thức cơ bản sau đây: đề tài NCKH, dự án sản xuất thử nghiệm và các hình thức hoạt động NCKH khác (như: điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn, hội thảo khoa học, lấy ý kiến chuyên gia .). Còn sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận.
    Trong phạm đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến đề tài khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) và sáng kiến cải tiến.
    Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI và bước vào thiên niên kỷ mới, một thời đại mới trong lịch sử phát triển nhân loại. Trong thời đại đó và trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) càng được đề cao và khoa học trở thành nguồn lực to lớn cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Trong lĩnh vực khoa học thì (KHXH-NV) đang được đề cao và từng bước đúng vào vị trí hàng đầu. Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định vị trí hàng đầu của KHXH&NV với tư cách là công cụ xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù đã có sự quan tâm rất lớn đó nhưng KHXN&NV ở nước ta vẫn còn nhiều mặt tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các công trình KHXH&NV tuy được triển khai trên nhiều lĩnh vực song kết quả còn rất khiêm tốn và còn nhiều hạn chế cả về chất lượng và hiệu quả. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là một số tác giả của các đề tài NCKH chưa tìm ra được những hệ phương pháp luận nghiên cứu hợp lý, thậm chí nhiều người khi tham gia vào hoạt động NCKH nhưng không hiểu cách tiếp cận một đề tài khoa học. Vì lẽ việc nghiên cứu cách thức hay phương thức tiếp cận các công trình khoa học xã hội là một trong những nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH xã hội hiện nay ở nước ta.
    Trong những năm vừa qua, hoạt động NCKH của ngành Hải quan nói chung và của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 688/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng cục Hải quan ban hành “ Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Hải quan ” và Quyết định số 689/TCHQ/QĐ/NCKH ngày 02/6/2003 của Tổng cục Hải quan ban hành “ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Tổng cục Hải quan”; theo đó, các đề tài NCKH và sáng kiến cải tiến (SKCT) là một trong những điều kiện để bình xét danh hiệu chiến sỹ thi đua hàng năm theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
    Tuy nhiên, việc NCKH và SKCT tại Cục cũng còn những hạn chế về chất lượng, chưa đưa ứng dụng kết quả nghiên cứu và SKCT vào thực tiễn.
    Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “ Xây dựng Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa ” làm đề tài NCKH, hy vọng góp phần tháo gỡ những vấn đề cấp thiết trên đây.
     
Đang tải...