Xây dựng phương thức, tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục phổ thông (Đáp ứng yêu cầu phát triển

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2011-37-09NV
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Lan Phương
    Các thành viên tham gia: GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
                                                  GS. TS. Nguyễn Đức Chính
                                                  TS. Nguyễn Anh Dũng
                                                  PGS. TS. Nguyễn Thị Hạnh
                                                  TS. Trịnh Thị Anh Hoa
                                                  TS. Nguyễn Kim Hồng
                                                  PGS. TS. Nguyễn Tiến Hùng
                                                  PGS. TS. Nguyễn Đức Minh
                                                  ThS. Phan Chí Thành
                                                  ThS. Bùi Đức Thiệp
                                                  ThS. Đào Văn Toàn
                                                  TS. Phạm Quang Sáng
                                                  ThS. Đặng Xuân Cương
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 4 năm 2011/ tháng 4 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ “trong những năm tới cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện chủ trương trên, dự thảo Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạođã đề xuất “Coi trọng cả quản lý quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra, đồng thời chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục”.

    Qua đánh giá CT hiện hành cho thấy, một số hạn chế của CT có thể đã không xảy ra nếu được phát hiện ở giai đoạn xây dựng, ví dụ sự trùng lặp một số nội dung, thiếu liên thông giữa các môn học, cấp học, chưa có sự phù hợp thực sự giữa mục tiêu GD và nội dung GD, . Một số hạn chế khác nếu được phát hiện sớm, có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời hơn trong quá trình thực hiện như hướng dẫn tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học,
    Một trong các định hướng đổi mới CT GDPT sau năm 2015 là CT phát triển dựa theo năng lực – là cách tiếp cận hết sức mới mẻ với đội ngũ phát triển CT nước ta.

    Đánh giá CT là một trong các khâu của quy trình phát triển CT. Để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những bất cập có thể xảy ra như đã có ở CT hiện hành, cần thực hiện đánh giá từ giai đoạn xây dựng CT cho đến suốt giai đoạn thực hiện CT. Đồng thời cần phải chủ động về lộ trình thực hiện các hoạt động đánh giá CT trong suốt chu trình phát triển của nó (kéo dài khoảng 10 – 15 năm tính từ khi bắt đầu xây dựng), nhất là với CT có nhiều thách thức về cách tiếp cận như CT sau năm 2015. Do đó, xây dựng phương thức và tiêu chuẩn đánh giá CT GDPT hết sức cần thiết, cấp thiết.

    Ba câu hỏi nghiên cứu chủ yếu được đặt ra là: 1/ Làm thế nào xác định được mục tiêu CT, chuẩn đầu ra, cấu trúc CT và kế hoạch giáo dục dự kiến có thể đáp ứng nhu cầu của học sinh, xã hội và yêu cầu của đất nước?; 2/ Làm thế nào xác định được hoạt động dạy học, kết quả đầu ra thực tiễn đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của CT?; 3/ Làm thế nào xác định được các giá trị cốt lõi của CT GDPT sau năm 2015?

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xây dựng phương thức đánh giá CT GDPT; Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá cho giai đoạn xây dựng CT và thực hiện CT phù hợp với phương thức đánh giá CT GDPT đã xác định.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lý luận về CT và đánh giá CT GD;
    - Kinh nghiệm đánh giá CT GDPT trong nước và quốc tế;
    - Phương thức và tiêu chuẩn đánh giá CT GDPT;
    - Xin ý kiến chuyên gia về phương thức, tiêu chuẩn đánh giá CT GDPT;
    - Lộ trình thực hiện đánh giá CTGDPT sau năm 2015.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Xây dựng phương thức đánh giá CT GDPT ở các khía cạnh mô hình, nội dung, phương pháp và quy trình đánh giá;
    - Thiết kế tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho hai giai đoạn xây dựng CT và thực hiện CT;
    - Xin ý kiến chuyên gia về phương thức, tiêu chí đánh giá CT.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp logic học và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá chương trình

    1.1. Cơ sở lí luận về chương trình
    1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá CT
    1.3. Xu thế đánh giá CT GDPT trên thế giới

    Chương 2. Phương thức và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CT GDPT sau năm 2015

    2.1. Định hướng phát triển CT GDPT sau năm 2015
    2.2. Phương thức và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá ở giai đoạn xây dựng CT
    2.3. Phương thức và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá ở giai đoạn thực hiện CT

    Chương 3. Lộ trình và điều kiện thực hiện đánh giá CT GDPT sau năm 2015

    3.1. Lộ trình thực hiện đánh giá CT
    3.2. Điều kiện thực hiện đánh giá thành công CT GDPT sau 2015

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá chương trình

    Ðưa ra quan niệm CT GD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Phân tích rõ các thành tố CT, đặc biệt nhấn mạnh đặc trưng của CT theo năng lực.
    Ðưa ra quan niệm đánh giá CT là quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu nhằm xác định những giá trị (nội tại và hữu ích) của CT, để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về CT. Lý luận đánh giá CT được phân tích theo các khía cạnh: mô hình, nội dung, tiêu chuẩn, loại hình, phương pháp và quy trình đánh giá.

    Từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc và Việt Nam để thấy xu thế: đánh giá CT được thực hiện từ ý tưởng thiết kế cho đến sản phẩm đầu ra và được tích hợp vào quá trình phát triển CT; chuyên nghiệp hóa hoạt động đánh giá CT thông qua việc ban hành cơ chế, quy trình và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CT.

    Phương thức, tiêu chuẩn đánh giá CT GDPT sau năm 2015

    Đánh giá ở giai đoạn xây dựng CT nhằm xem xét sự phù hợp của CT đã thiết kế với ý tưởng, mục tiêu GD và bối cảnh GD. Để đạt được điều này, cần tiến hành đánh giá bối cảnh và đánh giá đầu vào, trong đó tập trung vào đánh giá các nội dung: nhu cầu học sinh và xã hội, mục tiêu và chuẩn đầu ra của CT, cấu trúc CT, kế hoạch hoạt động CT dự kiến. Hình thức đánh giá chủ yếu là đánh giá kế hoạch, có thể phối hợp thêm đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết khi thử nghiệm CT. Đã xây dựng chuẩn đánh giá cho giai đoạn này gồm 10 tiêu chuẩn, 33 tiêu chí và 84 chỉ số/minh chứng, được sắp xếp theo hoạt động đánh giá và nội dung đánh giá.

    Đánh giá ở giai đoạn thực hiện chương trình có mục đích giám sát việc thực hiện chương trình để tạo ra sản phẩm phù hợp với mục tiêu giáo dục, với nhu cầu người học và xác định điểm mạnh, điểm yếu của chương trình. Để đạt được điều này, cần tiến hành đánh giá tiến trình và đánh giá sản phẩm giáo dục, trong đó tập trung vào đánh giá các nội dung: hoạt động quản lý chương trình, hoạt động dạy học, hoạt động học tập, kết quả đầu ra và tác động của chương trình. Hình đánh giá chủ yếu là đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, với một số phương pháp đặc thù như phân tích, quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm, phản biện xã hội, đánh giá tác động, đánh giá hiệu quả, . Chuẩn đánh giá ở giai đoạn này bao gồm 07 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí và 38 chỉ số/minh chứng. Kết quả đánh giá cuối cùng phải giúp nhà phát triển chương trình ra quyết định điều chỉnh, bổ sung hay thay thế bới một chương trình khác.

    Lộ trình và điều kiện thực hiện đánh giá CT GDPT

    Có khoảng 10 cuộc đánh giá CT chủ yếu: giai đoạn xây dựng CT có 06 cuộc đánh giá tại các Hội đồng thẩm định CT quốc gia và thử nghiệm CT; giai đoạn thực hiện CT có 04 cuộc đánh giá sau 1, 2 năm đầu triển khai, sau vòng đầu triển khai mỗi giai đoạn GD, mỗi cấp học, đánh giá định kỳ quốc gia và đánh giá tổng kết CT.

    Để thực hiện thành công đánh giá CT cần: tạo sự tự tin cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khi thực hiện CT; thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc về CT và mối quan hệ giữa các thành tố CT của các nhà giáo dục; tăng cường các nguồn lực chất lượng cao; tạo điều kiện để yếu tố hoàn cảnh hỗ trợ việc thưc hiện CT; hướng dẫn thực hiện CT và đánh giá CT ở nhà trường theo tiêu chuẩn đánh giá CT thống nhất.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với những kết quả nghiên cứu, đề tài đã khuyến nghị:

    Đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển CT GDPT sau năm 2015:

    Về bối cảnh CT: điều tra xã hội học về nhu cầu người học và nhu cầu xã hội đối với GDPT; xác định mục tiêu CT về những phẩm chất, năng lực cần thiết và xây dựng chuẩn đầu ra cấp học theo mức độ phát triển năng lực; nghiên cứu cơ sở lý luận của CT và những yêu cầu mà CT phải đáp ứng.

    Xác định yêu cầu đầu vào như khả năng học sinh, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và mức đầu tư tối thiểu cho 1 học sinh; Bổ sung các yêu cầu để xây dựng kế hoạch giáo dục dự kiến (mục tiêu và chuẩn đầu ra CT môn học; cấu trúc CT môn học; sử dụng và khai thác hiệu quả các đầu vào, nhất làICT và công nghệ số; sử dụng các phương pháp, kỹ thuật đánh giá để phát triển năng lực người học); Định hướng phát triển các tài liệu dạy học; đổi mới đào tạo giáo sinh, bồi dưỡng giáo viên, hiệu trưởng, .

    Cách thức phát triển hệ thống giám sát thực hiện CT: thu thập phản hồi của học sinh về CT học tập; tư vấn học đường; giám sát các hoạt động giảng dạy, đánh giá học sinh, đánh giá CT, đánh giá sự hài lòng của các biên liên quan; các hoạt động phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; phát triển kỹ năng quản lý CT cho cán bộ quản lý giáo dục.

    Hướng dẫn một số trọng điểm đánh giá sản phẩm đầu ra của CT: đối với cá nhân người học (sự tiến bộ so với 02 hoặc 03 năm gần nhất, mức độ đạt chuẩn đầu ra); đối với kết quả giáo dục hệ thống: (sự phát triển phẩm chất, năng lực so với mục tiêu GD); tác động, hiệu quả của CT (đáp ứng nhu cầu học sinh, xã hội; hướng nghiệp, kỹ năng sống; sự hài lòng của giáo viên, nhân viên và hiệu trưởng).

    Đề xuất cách sử dụng kết quả nghiên cứu hiệu quả:

    - Tiếp tục chi tiết hóa bộ tiêu chuẩn đánh giá CT để có thể đo lường được.
    - Dựa vào tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CT, phát triển các công cụ đánh giá để sử dụng thẩm định CT và đánh giá CT thử nghiệm.
    - Biên soạn tài liệu hướng dẫn đánh giá CT GDPT sau năm 2015.
    - Chuyển giao bộ tiêu chuẩn đánh giá CT đến các nhà trường để họ tự đánh giá quá trình thực hiện CT. Kết quả đánh giá thường xuyên này sẽ được sử dụng làm minh chứng cho 10 cuộc đánh giá CT chủ yếu theo đúng lộ trình đã đề xuất.
    - Vận dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng phương thức và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá SGK GDPT.
    - Vận dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ này để xây dựng phương thức và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CT giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, theo hướng liên thông chặt chẽ với CT GDPT. Nên coi đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...