Thạc Sĩ Xây dựng phương án dạy học theo hướng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương "Hạt

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Xây dựng phương án dạy học theo hướng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương "Hạt nhân nguyên tử" vật lý 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong xu thế hiện nay, đất nước ta đang thời kì thực hiện công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải có những con người năng động, tích cực, tự lực,
    sáng tạo luôn phấn đấu để đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Trước bối cảnh đó, nền
    giáo dục hiện đại đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giáo dục một cách mạnh mẽ,
    sâu sắc, toàn diện để đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực
    đáp ứng yêu cầu của đất nước. Cụ thể, trong luật giáo dục nói rõ: Phương pháp giáo
    dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
    sinh (HS) , phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
    pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
    cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
    Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hiện nay quan tâm đến việc đổi mới phương
    pháp. Bên cạnh đó sử dụng trắc nghiệm trong dạy học là một trong những phương
    pháp có tác dụng tích cực trong hoạt động dạy của giáo viên (GV)và hoạt động học
    của học sinh. Trong đó HS không còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV
    mà là vị trí chủ thể trong chính hoạt động của mình. Mặt khác, trắc nghiệm còn là
    một công cụ đo lường giáo dục nhằm kiểm tra, đánh giá khách quan những thành
    quả học tập và nhận thức của học sinh rất linh động vì có thể kiểm tra ở nhiều mức
    độ khác nhau và phạm vi kiểm tra có thể bao quát, từ đó khắc phục tình trạng học tủ
    của HS và có tác dụng tích cực trong việc thi cuối kì, thi tốt nghiệp trung học phổ
    thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
    Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong việc giảng dạy tạo ra
    những tình huống có vấn đề gây hứng thú học tập trong HS nếu được quan tâm
    đúng mức thì HS sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và chủ động hơn trong giờ
    học làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn, đạt hiệu quả hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài
    “Xây dựng phương án dạy học theo hướng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy

    học chương hạt nhân nguyên tử vật lý 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực học tập
    của HS”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Xây dựng phương án dạy học theo hướng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong
    dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT nhằm phát huy được tính
    tích cực của HS, tăng cường sự tham gia của người học góp phần làm cho tiết học
    sinh động hạn chế sự áp đặt của người dạy và hạn chế sự tiếp thu thụ động của HS
    trong quá trình học tập của HS.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể: Quá trình học tập bộ môn vật lý chương hạt nhân nguyên tử của
    HS lớp 12 THPT.
    Đối tượng: Các bài dạy hạt nhân nguyên tử vật lý 12 THPT có sử dụng câu
    hỏi trắc nghiệm.
    4. Giả thuyết khoa học
    Trên cơ sở nắm được lý luận, nếu xây dựng và sử dụng có hiệu quả bộ câu
    hỏi trắc nghiệm vào phương pháp giảng dạy phù hợp cho chương “Hạt nhân nguyên
    tử” vật lý 12 THPT theo định hướng lấy người học làm trung tâm thì sẽ phát huy
    tính tích cực học tập của HS.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu những cơ sở lý luận của phương pháp trắc nghiệm khách quan
    và cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực của HS.
    - Phân tích chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được của
    chương “Hạt nhân nguyên tử”.
    - Vận dụng cơ sở lý luận, xây dựng phương án dạy học theo hướng sử dụng
    câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” nhằm phát huy
    tính tích cực của HS theo định hướng lấy người học làm trung tâm.
    - Kết hợp giữa công nghệ thông tin với bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
    để hỗ trợ cho hoạt động dạy và hoạt động học của HS đạt hiệu quả.

    - Thực nghiệm sư phạm về việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vào
    giảng dạy và đánh giá, nhận xét về hiệu quả của đề tài.
    - Nêu lên được các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    6. Giới hạn của đề tài
    Đề tài chỉ giới hạn ở một chương của chương trình vật lý lớp 12 THPT và
    được thực hiện ở lớp 12A3, 12A5 Trường THPT Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
    7. Những đóng góp mới của đề tài
    - Các bài dạy vật lý hạt nhân nguyên tử 12 THPT có sử dụng câu hỏi trắc
    nghiệm.
    - Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhằm các mục đích khác nhau trong quá
    trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS, kích thích sự hứng thú học tập ở
    HS và làm cho giờ học sinh động hơn.
    - Sử dụng kết hợp có hiệu quả giữa công nghệ thông tin và câu hỏi trắc
    nghiệm cho tiến trình dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương
    pháp trắc nghiệm khách quan, cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực của HS
    trung học phổ thông.
    - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành dạy học các bài cụ thể
    thuộc chương “Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 THPT theo hướng phát huy tính tích
    cực học tập của HS.
    - Phương pháp thống kê: xử lí, thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm
    - Phân tích đánh giá cuối chương: Nhận xét sau thực nghiệm sư phạm, đánh
    giá tính khả thi của tiến trình thực nghiệm sư phạm. Phân tích ưu, nhược điểm.
    - Phương pháp mô hình hóa: Dựa trên mô hình một lớp rồi áp dụng cho tất cả
    các lớp còn lại.

     
Đang tải...