Tài liệu Xây dựng pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình









    Tóm tắt. Cách đây 50 năm, ngày 04 tháng 10 năm 1957, sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik (vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới) được cả thế giới khâm phục và coi đó như một nỗ lực to lớn của quốc gia này trong việc chinh phục không gian. Tiếp theo đó, vào tháng 4 năm 1961, con tàu vũ trụ đầu tiên do phi công vũ trụ người Nga Y. Gagarin điều khiển đã bay quanh trái đất, và tháng 7 năm 1969, nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Những sự kiện lịch sử này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của loài người. Những thực tế này đã và đang đòi hỏi những quy tắc pháp luật nhằm điều chỉnh những hoạt động liên quan và phát sinh trong vũ trụ nhằm ngăn ngừa những nguy cơ có hại tới con người, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Trong bài viết này, các tác giả đã nêu lên ngắn gọn vai trò và ý nghĩa của hoạt động khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ tới cuộc sống con người; tình hình của việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật quốc tế và quốc gia nhằm điều chỉnh các hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và nêu tóm tắt các hoạt động nghiên cứu, các công trình nghiên cứu chính về luật vũ trụ quốc tế và luật của các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, các tác giả còn phác thảo lược sử quá trình phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. Từ đó, các tác giả đã đưa ra nhận xét rằng Việt Nam, với chiến lược đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh công cuộc củng cố an ninh quốc phòng, không ngừng tăng cường bảo vệ chủ quyền quốc gia không thể không gấp rút việc chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ và việc xây dựng khung pháp lý về sử dụng khoảng không vũ trụ và cần phải coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược phát triển bền vững.







    1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ


    Cách đây 50 năm, ngày 04 tháng 10 năm 1957, sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik (vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới) được cả thế giới khâm phục và coi đó như một nỗ lực to lớn của quốc gia này trong việc chinh phục không gian. Tiếp theo đó, vào tháng







    4 năm 1961, con tàu vũ trụ đầu tiên do phi công vũ trụ người Nga Y. Gagarin điều khiển đã bay quanh trái đất, và tháng 7 năm 1969, nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Những sự kiện lịch sử này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của loài người. Kể từ đó đến nay, công cuộc nghiên cứu, sử dụng khoảng không vụ trụ đã không ngừng mang lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho cuộc sống của con người trên trái đất. Nhờ hệ thống thông tin từ vệ tinh, ngày nay hàng tỉ người ở các






    châu lục khác nhau có thể cùng theo dõi tức thời các sự kiện trọng đại của thế giới; tạo điều kiện cho người dân ở các vùng núi, hải đảo xa xôi có cơ hội học tập, chữa bệnh và thông tin liên lạc. Nhờ khả năng quan sát và thu thập các yếu tố khí tượng trên phạm vi toàn cầu của vệ tinh khí tượng, việc dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo di chuyển của bão, đạt độ chính xác rất cao. Vệ tinh góp phần đánh giá chính xác sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giúp con người theo dõi biến động tài nguyên và môi trường, giám sát thiên tai Hệ thống vũ trụ quân sự bao gồm nhiều chủng loại vệ tinh như vệ tinh khí tượng, vệ tinh do thám, vệ tinh thông tin liên lạc, vệ tinh định vị dẫn đường và các vệ tinh hỗ trợ phòng thủ đã trở thành các nhân tố quan trọng, không thể thiếu được trong các cuộc chiến tranh hiện đại sử dụng công nghệ cao. Hàng ngày, các vệ tinh địa tĩnh của hai hệ thống thông tin vệ tinh lớn nhất toàn cầu là Intelsat và Intersputnik cung cấp hàng chục ngàn kênh thoại và hàng trăm kênh truyền hình, phát thanh nối hàng trăm quốc gia với nhau [1].
    Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của con người bay vào không gian cho đến nay mới chỉ có 51 năm, song khoảng thời gian đó cũng đã đủ để nhân loại nhìn nhận những lợi ích to lớn của việc chiếm lĩnh và sử dụng khoảng không vũ trụ. Mặc dù việc nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ vô cùng tốn kém nhưng lợi ích mà nó mang lại (về thông tin liên lạc, kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế ) là không thể tính hết. Theo lý luận địa chính trị hiện đại, lực lượng nào khống chế được không gian sẽ khống chế được hành vi của mọi chủ thể trên trái đất [2]. Chính vì vậy, kiểm soát khoảng không vũ trụ hoặc ít nhất là đảm bảo khả năng tiếp cận được với vũ trụ đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết của mọi quốc gia trên thế giới.
    Tính từ thời điểm vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được phóng lên, cho đến nay đã có gần 3.000 các phương tiện nghiên cứu vũ trụ, gồm các vệ tinh, tàu vũ trụ và các vật thể khác được con người đưa lên quỹ đạo [3]. Nhưng các vấn đề được nghiên cứu và phát

    triển nhiều hơn cả là các loại vệ tinh. Gần nửa thế kỷ sau khi vệ tinh viễn thông tiếp âm trực tiếp đầu tiên Telstar 1 được NASA phóng lên vào ngày 10/7/1962 tại Cape Canaveral, trên thế giới đã có khoảng 280 vệ tinh thương mại đang hoạt động, cung cấp hàng loạt các dịch vụ viễn thông trên thị trường thông tin vệ tinh quốc tế [4]. Theo Hiệp hội Công nghiệp Vệ tinh (SIA), doanh thu của ngành vệ tinh thế giới năm 2006 đạt hơn 106 tỷ USD [5]. Cuộc đua vệ tinh toàn cầu đang ngày càng quyết liệt trong đó Liên bang Nga và Hoa Kỳ vẫn là hai cường quốc số
    1. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng đã tự phóng vệ tinh vào vũ trụ như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel hoặc chế tạo vệ tinh sau đó dùng cách dịch vụ phóng vệ tinh của nước ngoài. Hiện nay, riêng châu Á có khoảng 80 vệ tinh của 20 nhà khai thác [6]. Các nước trong khu vực Đông Nam Á sở hữu một hoặc hơn một hệ thống vệ tinh có Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines và gần đây là Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu về phát triển một hệ thống truyền thông multimedia băng rộng toàn cầu với chất lượng dịch vụ cao, giá cả chấp nhận được và dung lượng vệ tinh đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đang được các tổ chức vũ trụ quốc tế xây dựng nhằm mang lại những tiện ích tốt nhất cho loài người.
    Từ nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ vũ trụ, của việc khai thác khoảng không vũ trụ, nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho việc nghiên cứu, chiếm lĩnh và sử dụng khoảng không vũ trụ. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong thể ký thứ XX, các hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ đã phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như: thăm dò tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất, dự báo thời tiết và các thiên tai đe doạ loài người, và đặc biệt là thông tin viễn thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...