Luận Văn Xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua trên địa bàn tp.hcm

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÂY DỰNG PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM GIẢ CUA TRÊN ĐỊA BÀN tp.HCM
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1- ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.1- Lý do hình thành dự án
    Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, nhu cầu thực phẩm không chỉ để no mà còn phải ngon, đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, đồng thời thực phẩm chế biến sẵn cũng phải đáp ứng sự tiện lợi cho người tiêu dùng, phù hợp với lối sống công nghiệp là điều chắc chắn phải tiến tới. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chế biến có chất lượng ngày càng cao. Sự ra đời và phát triển liên tục của các công ty, xí nghiệp chế biến thực phẩm như Vissan, Cầu Tre, Hạ Long, Hiến Thành, Tuyền Ký, Thủy Đặc Sản, Agrex Sài Gòn, Super Chef, Le Gourmet đã minh chứng điều đó.

    Qua khảo sát thị trường thực phẩm ở một số nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, công ty Vissan nhận thấy một sản phẩm mang tên “giả cua” (imitation crab stick) được sản xuất từ nguyên liệu Surimi (cá xay nhuyễn, tách xương, da, tách các thành phần chất béo), sản phẩm này được tiêu thụ rất lớn trên thị trường các nước trên. Đặc biệt là người Thái Lan và Trung Quốc có cách ăn uống và khẩu vị giống người Việt Nam. Do đó, công ty Vissan nhận định đây là mặt hàng có thể phát triển mạnh trong nước, nếu thành công trong đầu tư, sản phẩm này sẽ củng cố thêm cho công ty một thế đứng dẫn đầu trong ngành chế biến thực phẩm (Trước đây công ty cũng đã thành công với sản phẩm xúc xích tiệt trùng và hiện nay công ty đang dẫn đầu thị trường về sản phẩm này), tạo lợi thế cạnh tranh mới và không ngừng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là ý tưởng ban đầu của việc hình thành dự án xây dựng một phân xưởng sản xuất loại sản phẩm “giả cua” tại Việt nam.

    Sản phẩm “giả cua” là một loại thực phẩm chế biến sẵn có dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm (protein) cao, cholesteron thấp, rất tốt cho người có nguy cơ về bệnh tim mạch, tránh tình trạng béo phì. Do đó khuynh hướng tiêu dùng của người dân có thể chuyển sang sử dụng loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và đủ dinh dưỡng, đặc biệt là người cao tuổi.

    Như vậy, dự án đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm “giả cua” của công ty Vissan phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty như sau:

     Phù hợp với định hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm.
     Đa dạng hoá sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh.
     Sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của công ty.
     Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

    Với những lý do nêu trên, dự án đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua với công nghệ hiện đại trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh là cần thiết.

    1.1.2- Mục tiêu dự án
    Mục tiêu chính của dự án là xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm “giả cua”. Ngoài ra dự án còn khảo sát thêm nhận thức của người tiêu dùng về khuynh hướng chuyển đổi thực phẩm chế biến từ thịt sang thực phẩm chế biến từ cá - là loại thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ con người-.

    1.1.3- Lý do hình thành đề tài
    Dự án xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua là dự án thực tế của công ty Vissan. Nhằm đảm bảo việc đầu tư của công ty vào dự án thu được hiệu quả, cần thiết phải tiến hành phân tích tính khả thi của dự án. Hơn nữa, nội dung của dự án có những vấn đề mới cần nghiên cứu như: nhu cầu thị trường, giá cả sản phẩm, khả năng chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng. Do đó dự án này được đề nghị để làm đề tài tốt nghiệp.

    1.2- MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Mục tiêu của đề tài là:
     Khảo sát mối quan tâm của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm tránh nguy cơ về bệnh béo phì và tim mạch cho con người, từ đó xác định chiến lược trong việc phát triển sản phẩm mới của công ty Vissan.
     Phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua nhằm trả lời các vấn đề cụ thể sau:
    - Nhu cầu tiềm năng của thị trường, giá bán sản phẩm, chất lượng yêu cầu của sản phẩm, qui mô sản xuất của dự án.
    - Dự án có đáng giá về mặt tài chính và kinh tế không.
    - Các nguồn rủi ro của dự án và ảnh hưởng của nó đến kết quả.
    - Tác động của lạm phát đến kết quả của dự án.

    1.3- PHẠM VI ĐỀ TÀI
    Đề tài nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi như sau:
     Khảo sát nhận thức và đánh giá chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng thông qua việc phỏng vấn người dân từ độ tuổi 15 đến 60 sau khi ăn thử sản phẩm giả cua.
     Phân tích nhu cầu tiềm năng theo thời gian của thị trường Việt Nam đối với sản phẩm giả cua thông qua nhu cầu tiêu thụ của thị trường tương đương là Thái Lan.
     Phân tích dự án ở mức độ tiền khả thi.
     Phân tích tài chính và kinh tế bằng việc xác định NPV và IRR của dòng ngân lưu tài chánh và kinh tế của dự án.
     Xem xét ảnh hưởng của lạm phát và phân tích rủi ro theo một số biến nhạy cảm lên NPV và IRR.

    Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc ra quyết định nghiên cứu khả thi của công ty Vissan và định hướng về sản phẩm mới trong tương lai.

    1.4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu bao gồm các phần:
     Nghiên cứu chất lượng sản phẩm về mặt cảm quan (màu sắc, mùi vị, cầu trúc sản phẩm ), giá bán sản phẩm thông qua việc thu thập thông tin sơ cấp từ thị trường thực nghiệm (cho người tiêu dùng ăn thử sản phẩm giả cua)
     Dự báo nhu cầu sản phẩm giả cua tại Việt Nam theo nhu cầu thực tế tại thị trường Thái Lan trong quá khứ, trong đó có xem xét sự chênh lệch dân số giữa hai quốc gia.
     Dự báo giá các yếu tố đầu vào theo mô hình hồi qui tuyến tính theo thời gian, đồng thời dựa vào số liệu dự báo có sẵn của các ban ngành chức năng.
     Phân tích tài chánh theo chỉ tiêu NPV và IRR trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư có xét ảnh hưởng của lạm phát lên dòng ngân lưu của dự án.
     Phân tích rủi ro được thực hiện qua phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng.
     Phân tích kinh tế được thực hiện qua tính toán các hệ số chuyển đổi giá cho các nhập lượng và xuất lượng của dự án để tính chi phí và lợi ích kinh tế nhằm xác định giá trị kinh tế của dự án.
    1.5- THU THẬP DỮ LIỆU
     Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh có độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi với cỡ mẫu là 500 phần tử.
     Dữ liệu thứ cấp về sản lượng tiêu thụ sản phẩm giả cua tại Thái Lan từ công ty Thai Luxury Foods.
     Dữ liệu thứ cấp về giá nguyên liệu được thu thập từ công ty Vissan, PEJA Việt Nam, công ty Prima Sea - Hàn Quốc, công ty Young Nam - Hàn Quốc
     Dữ liệu thứ cấp về dân số từ Niên Giám Thống Kê 2002, Kết quả dự báo dân số Việt Nam năm 1999 đến 2024, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam.
     Số liệu có liên quan đến việc định giá thiết bị, xác định công suất thiết bị, định suất tiêu thụ năng lượng được thu thập từ công ty BEHN MEYER - Việt Nam, công ty YANAGIYA - Nhật Bản.
     
Đang tải...