Thạc Sĩ Xây dựng phần mềm thẩm định khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác quản lý khách hàng chưa tin học hóa toàn bộ. Hồ sơ thông tin của khách hàng được đóng vào từng tập và lưu trong tủ sắt. Đối với những khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống của Ngân hàng Công thương thì hồ sơ của khách hàng rất dày gồm nhiều tập, dễ thất lạc. Do đó, muốn biết tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong những năm trước để so sánh hiệu quả kinh doanh của khách hàng, người cán bộ phải tốn rất nhiều thời gian tìm hồ sơ để tra cứu thông tin.
    Công việc thẩm định hồ sơ khoản vay hiện nay gồm nhiều bước như sau:
    Bước 1 : Nhận hồ sơ khoản vay từ chi nhánh hoặc từ khách hàng
    Bước 2 : Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
    Bước 3 : Nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định hiện hành để xác định :
    - Khách hàng có thuộc đối tượng được vay vốn hay không
    - Số tiền và thời gian cho vay
    - Cấp lãnh đạo sẽ phê duyệt khoản vay : Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng tín dụng, Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước hay Thủ tướng Chính phủ.
    - Những phòng ban sẽ tham gia vào thẩm định chung : Phòng Rủi ro, Phòng Pháp chế, Phòng Nguồn vốn
    Bước 4 : Viết tờ trình phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của khoản vay để làm rõ những lợi ích của khoản vay đem lại cho Ngân hàng Công thương Việt Nam, cho khách hàng và cho nền kinh tế.
    Bước 5: Gửi hồ sơ và tờ trình sang các phòng tham gia thẩm định chung (nếu có) và bổ sung vào tờ trình ý kiến phản hồi từ các phòng này.
    Bước 6 : Trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt khoản vay
    Bước 7 : Thu nhận ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo về cách xử lý đối với khoản vay
    Bước 8 : Gửi công văn trả lời cho khách hàng và chỉ đạo chi nhánh thực hiện.
    Trong quy trình thẩm định một khoản vay nêu trên, bước 3 là bước quan trọng nhất, quyết định toàn bộ sự chính xác các bước sau đó và ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định cuối cùng của người phê duyệt khoản vay, nhưng đây cũng là bước khó nhất, tốn nhiều thời gian nhất, do người cán bộ phải rà soát các chỉ tiêu trong hồ sơ xin vay (báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, bảng tính các thông số của dự án, hồ sơ pháp lý ) của khách hàng với từng điều kiện cấp hạn mức tín dụng do Ngân hàng Công thương Việt Nam quy định trong nhiều văn bản khác nhau để xác định cách thức xử lý một món vay.
    Công việc này tốn nhiều thời gian, rất dễ phát sinh sai sót do hiện nay số lượng hồ sơ xin vay rất lớn, một cán bộ cùng một thời điểm phải xử lý nhiều hồ sơ, hơn nữa Ngân hàng Công thương Việt Nam có rất nhiều văn bản bổ sung, sửa đổi, thay thế quy chế cho vay đã áp dụng nhiều năm qua.
    Hiện nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đang thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2 để hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm mục đích trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng mang tầm cỡ khu vực và quốc tế đồng thời phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin và để tin học hóa công tác quản lý khách hàng, thẩm định khoản vay, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng phần mềm thẩm định khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”.
    Phần mềm sẽ tin học hóa công việc quản lý khách hàng và thực hiện tự động bước 3-bước quan trọng nhất của quy trình thẩm định khoản vay, đồng thời đưa ra những cảnh báo về tình hình sản xuất kinh doanh và lịch sử vay nợ của khách hàng. Ngoài ra, căn cứ vào hồ sơ thông tin khách hàng trong cơ sở dữ liệu, phần mềm sẽ đưa ra những so sánh, đánh giá về mức độ uy tín giữa các khách hàng và tính hiệu quả của các hồ sơ vay vốn, giúp cán bộ tín dụng có được thông tin khái quát hơn, khách quan hơn để thực hiện bước 4 đạt hiệu quả cao nhất. Phần mềm sẽ là một công cụ quản lý khách hàng và thẩm định hồ sơ cho vay hiện đại, tiện dụng, tin cậy và đạt hiệu quả cao cho Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀIMục tiêu của đề tài là:
    - Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ của Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn.
    - Nghiên cứu quy trình xây dựng phần mềm ứng dụng.
    - Xây dựng phần mềm giải quyết bài toán thẩm định khoản vay.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTrong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp như sau:
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống đi từ tổng thể đến chi tiết, xem xét hoạt động quản lý khách hàng và thẩm định khoản vay như một khối thống nhất trong mọi họat động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    - Phương pháp thu thập thông tin về khách hàng và quy trình thẩm định khoản vay như : phỏng vấn, điều tra, quan sát, nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp mô hình hóa hệ thống thông tin thông qua các sơ đồ : sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (Bussiness Function Diagram), sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Function Diagram), sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Function Diagram).
    - Các phương pháp chuyên dụng của tin học kinh tế như quy trình xây dựng phần mềm, lập trình, kiểm thử, triển khai.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu của đề tài là : các công việc cần thiết để thẩm định khoản vay đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là : họat động thẩm định khoản vay tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn-Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀILuận văn đạt được hai kết quả chính sau đây :
    Mô hình hóa qui trình thẩm định khoản vay cho khách hàng là các doanh nghiệp lớn tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Xây dựng phần mềm thẩm định khoản vay nhằm giúp người dùng quản lý thông tin và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phục vụ đắc lực cho việc thẩm định hồ sơ khoản vay.
    6. HIỆU QUẢ DO PHẦN MỀM MANG LẠINâng cao năng suất và hiệu quả công việc : Phần mềm sẽ tin học hóa việc quản lý khách hàng và một phần công việc thẩm định khoản vay, đồng thời quản lý danh mục từ điển chi nhánh, danh mục hồ sơ một cách hiệu quả. Tất cả những thay đổi này sẽ giúp công việc quản lý khách hàng và thẩm định khoản vay chính xác hơn, chuyên nghiệp hơn và có tính hệ thống hơn.Phục vụ lãnh đạo ra quyết định : Không chỉ đem lại lợi ích cho những cán bộ trong phòng, phần mềm này còn rất hữu ích trong việc phục vụ Ban lãnh đạo ra các quyết định quản lý. Khi có phần mềm này , bất kì lúc nào Ban lãnh đạo cần số liệu hay thông tin tổng hợp thì sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên : Phần mềm xử lý các nghiệp vụ đều trên máy vi tính, điều này sẽ góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên đồng thời tạo ra môi trường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn nói riêng và toàn bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂNNgoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
    Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam và vấn đề thẩm định khoản vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn.
    Chương này giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam, Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn và đề tài nghiên cứu. Trong đó :
    1.1 : Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Việt Nam
    1.2 : Giới thiệu về Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn và vấn đề thẩm định khoản vay.
    Chương 2 : Một số vấn đề phương pháp luận xây dựng một phần mềm ứng dụng.
    Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, công cụ thực hiện đề tài và cách thức vận dụng các phương pháp, công cụ này trong việc giải quyết bài toán, trong đó :
    1.1 Phần mềm và công nghệ phần mềm
    1.2 Công cụ thực hiện đề tài
    Chương 3 : Xây dựng phần mềm thẩm định khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Đây là phần trọng tâm của bản luận văn, trong đó tác giả trình bày các bước :
    - Phân tích hệ thống hiện tại
    - Thiết kế kiến trúc hệ thống
    - Thiết kế kỹ thuật hệ thống, trong đó có thiết kế dữ liệu; thiết kế giải thuật,thiết kế giao diện
    để xây dựng phần mềm phục vụ công tác thẩm định khoản vay. Phần mềm sẽ được kiểm thử, tiến hành đóng gói và đưa vào ứng dụng tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn – Ngân hàng Công thương Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...