Đồ Án Xây dựng phần mềm quản lý nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . .1
    LỜI CẢM ƠN . .2
    LỜI NÓI ĐẦU . 3
    GIỚI THIỆU . 4
    CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU . 6
    1.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU . .6
    1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU . .7
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG . .8
    2.1. BẢNG PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG, TÁC NHÂN VÀ HỒ SƠ . 8
    2.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH . .10
    2.3. BIỂU ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG . 1 2
    2.3.1 MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC CHỨC NĂNG LÁ . 1 3
    2.3.2. LIỆT KÊ CÁC HỒ SƠ SỬ DỤNG . 1 4
    2.3.3. MA TRẬN THỰC THỂ CHỨC NĂNG . .15
    2.4. BIỂU ĐỒ LUÔNG DỮ LIỆU . .16
    2.4.1. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 0 . 1 6
    2.4.2. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 1 . 1 7
    2.5. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU . 2 0
    2.5.1. MÔ HÌNH LIÊN KẾT THỰC THỂ E-R . .2 0
    CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH . .2 9
    3.1. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HƯỚNG CẤU TRÚC . 2 9
    3.1.1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN . .29
    3.1.2. TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN HƯỚNG CẤU
    TRÚC . 2 9
    3.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ . .31
    3.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG . 3 2
    3.3.1. YÊU CẦU VỀ PHẦN CỨNG VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH SỬ DỤNG . 3 2
    3.3.2. YÊU CẦU VỀ PHẦN MỀM . .3 2
    3.4. CÔNG CỤ ĐỂ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH . .3 2
    3.4.1. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER . .3 2
    3.4.2. NGÔN NGỮ VISUAL BASIC . .3 4
    KẾT LUẬN . 4 1
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 4 2
    1




    LỜI NÓI ĐẦU
    Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi sinh viên sau khi
    hoàn thành chương trình học lý thuyết sau bốn năm trong trường đại học. Nhờ
    có đợt đồ án này giúp sinh viên đi sâu tìm hiểu thực tế sản xuất, vận dụng các
    kiến thức đã học vào trong sản xuất.
    Ngày nay, trong xu thế phát triển, hội nhập của thế giới đặc biệt khi đã
    gia nhập WTO Việt Nam đang trở thành một môi trường thu hút các nhà đầu
    tư trên thế giới. Nắm bắt được xu thế đó xuất nhập khẩu đã và đang trở thành
    lĩnh vực phát triển rất mạnh ở nước ta, với lợi thế về biển, có nhiều hải cảng
    lớn Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trên thế giới. Trong số rất
    nhiều công ty xuất nhập khẩu thì Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập
    khẩu Trường Hải đã trở thành 1 thương hiệu, một niềm tin với khách hàng.
    Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Trường Hải, cơ sở
    chính tại Đoạn Xá- Hải An- Hải Phòng được thành lập năm 2005, với 5 năm
    kinh nghiệm của mình cùng với sự cố gắng của lãnh đạo cũng như nhân viên,
    công ty Trường Hải đã tạo dựng được một niềm tin, một vị trí nhất định trong
    thị trường xuất nhập khẩu Hải Phòng nói riêng cũng như trong nước và trên
    thế giới.
    Trong suốt quá trình thực tập lại công ty em đã học thêm được rất nhiều
    từ nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, đi sâu tìm hiểu từng công đoạn nghiệp vụ Xuất
    nhập khẩu, từ đó kết hợp với phân tích thiết kế để xây dựng phần mềm quản
    lý nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
    GIỚI THIỆU
    Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập
    khẩu Trường Hải em đã có cơ hội được tìm hiểu về nghiệp vụ xuất nhập
    khẩu của công ty . Nghiệp vụ đó có thể mô tả như sau:
    Khi công ty muốn nhập khẩu 1 mặt hàng , công ty sẽ gửi đơn đặt hàng
    đến đối tác (nhà xuất khẩu) sau đó đối tác và công ty sẽ cùng nhau thỏa thuận
    để kí kết hợp đồng thương mại. Sau đó Công ty sẽ đến ngân hàng mà 2 bên đã
    cùng thỏa thuận trong hợp đồng để yêu cầu ngân hàng mở 1 bức thư gọi là
    L/C(letter of credit ) rồi chuyển L/C cho bên đối tác. Khi đã nhận được L/C
    họ sẽ tiến hành làm hàng hóa, khi hàng hóa lên tàu, họ sẽ gửi 1 bộ chứng từ
    bản gốc về cho Ngân Hàng thông báo, đồng thời gửi thêm 1 bộ copy về cho
    công ty bao gồm:
    1. Bill of Lading (vận tải đơn)
    2. Commercial Invoice(hóa đơn thương mại)
    3. Packing List(Phiếu đóng gói đặt trong bao bì hàng hóa)
    4. Certificate of Origin( Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)
    5. Các chứng từ khác (tùy vào từng loại hàng khác nhau mà giấy tờ yêu
    cầu cũng có khác nhau. Ví dụ có hàng thì phải kiểm dịch, có hàng phải hun
    trùng, có hàng phải mua bảo hiểm .). Số chứng từ này nhiều hay ít là do công
    ty yêu cầu đối tác khi mở L/C. Khi bộ chứng từ được gửi về cho ngân hàng ,
    ngân hàng sẽ check lại xem có đúng và đủ theo yêu cầu trong L/C và trong
    hợp đồng hay không song lúc đó họ mới thông báo cho bên công ty thanh
    toán nốt L/C cho lô hàng đó. Nếu ngân hàng thấy có điều khoản nào bất hợp
    lệ trong bộ chứng từ đó thì họ cũng thông báo cho bên công ty , nếu công ty
    đồng ý với sự bất hợp lệ đó thì thanh toán, nếu không thì thôi không thanh
    toán tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...