Luận Văn Xây dựng phần mềm phát hiện & quản lý tài nguyên mạng phục vụ cho việc quản trị tại Cục E15- Tổng cụ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Xây dựng phần mềm phát hiện và quản lý tài nguyên mạng phục vụ cho việc quản trị tại cục E15 - tổng cục VI - Bộ công an


    MỤC LỤC


    MỤC LỤC 1

    LỜI NÓI ĐẦU 3


    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ MẠNG 5

    1. 1. Định nghĩa mạng 5

    1. 2. Vai trò của một kỹ sư mạng 5

    1. 3. Lắp đặt một Data Network 6

    1. 4. Tổng quan về quản trị mạng 8

    a. Quản lý lỗi 8

    b. Quản lý cấu hình 9

    c. Quản lý hiệu suất 10

    d. Quản lý an ninh mạng 11

    e. Quản lý tính toán 12

    1.5. Định nghĩa một hệ quản trị mạng 13

    a. Lợi ích của một hệ quản trị mạng 13

    b. Cấu trúc của một hệ quản trị mạng 14

    c. Một số kiểu kiến trúc NMS 15


    CHƯƠNG II: GIAO THỨC QUẢN TRỊ MẠNG 16

    2.1. Lịch sử các giao thức quản trị mạng 16

    2.2. Sự phát triển của các giao thức chuẩn 18

    2.3. Cơ sở thông tin quản trị MIB 20

    a. ASN. 1 Syntax 21

    b. Các nhánh của cây MIB 22

    2.4. Giao thức SNMP 24

    2.5. Giao thức CMIS/CMIP 27

    2.6. Giao thức CMOT 31

    CHƯƠNG III: QUẢN LÝ CẤU HÌNH 33

    3. 1. Các lợi ích của quản lý cấu hình 33

    3.2. Thực hiện quản lý cấu hình 34

    a. Thu thập các dữ liệu một cách thủ công 35

    b. Thu thập tự động 35

    c. Sửa đổi dữ liệu cấu hình 36

    d. Lưu giữ các thông tin 37

    3.3. Quản lý cấu hình trên một hệ quản trị mạng 38

    a. Công cụ đơn giản 38

    b. Công cụ phức tạp hơn 38

    c. Công cụ cao cấp 41

    d. Kết xuất báo cáo cấu hình 42


    CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG MÁY TÍNH BỘ CÔNG AN 43

    4.1. Các chức năng chính của chương trình 43

    4.2. Mô hình phân lớp và các sơ đồ chức năng 46

    a. Chương trình trên máy trạm (Client application) 46

    b. Chương trình trên máy chủ (Server application) 51

    4.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 55

    4.4 Một số giao diện chính của chương trình 59

    a. Giao diện chính của chương trình 59

    b. Giao diện thực hiện quét khoảng địa chỉ IP 60

    c. Giao diện thực hiện tự động dò tìm 61

    d. Giao diện thực hiện việc quét cổng 62


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64


    LỜI NÓI ĐẦU

    Những năm qua ngành công nghệ thông tin không ngừng phát triển sôi động và mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích to lớn, rút ngắn khoảng cách giữa mọi người. Chiếc máy vi tính đa năng, tiện lợi và hiệu quả mà chúng ta đang dùng, giờ đây đã trở nên chật hẹp và bất tiện so với các máy vi tính nối mạng với nhau.


    Từ khi xuất hiện mạng máy tính, tính hiệu quả tiện lợi của mạng đã làm thay đổi phương thức khai thác máy tính cổ điển. Mạng và công nghệ về mạng mặc dù ra đời cách đây không lâu nhưng nó đã được triễn khai ứng dụng trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

    Trong xu thế đó, Bộ Công an cũng đã xây dựng và ngày càng củng cố mạng riêng của ngành phục vụ trực tiếp cho nhu cầu khai thác thông tin, liên lạc phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tội phạm.


    Chính vì vậy những kiến thức về viễn thông tin học nói chung và về mạng nói riêng sẽ trở nên kiến thức phổ thông không thể thiếu được cho những người khai thác máy tính. Trong ngành công an, việc lắp đặt và khai thác mạng máy tính trong vòng mấy năm trở lại đây ngày càng gia tăng. Đồng thời cùng với việc khai thác các thông tin mạng ngành, yêu cầu về việc quản trị mạng nhằm khai thác mạng hiệu quả và an toàn đang ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách.


    Quản trị mạng là một công việc rất phức tạp, có liên quan đến hàng loạt vấn đề như:

    ã Quản lý lỗi.

    ã Quản lý cấu hình.

    ã Quản lý hiệu suất.

    ã Quản lý an ninh mạng.

    ã Quản lý tính toán (quản lý tài khoản).

    Để làm được điều này một cách có hiệu quả phải theo dõi một cách toàn diện tình trạng hoạt động của mạng bằng cách sử dụng các giao thức quản trị mạng.


    CHƯƠNG I

    TỔNG QUAN QUẢN TRỊ MẠNG


    1. 1. Định nghĩa mạng


    Một mạng dữ liệu (DataNetwork viết tắt là DN) là một tập hợp các thiết bị và các đường truyền, nhờ đó có thể cung cấp các phương tiện để chuyển giao thông tin và dữ liệu giữa các máy tính, cho phép người dùng ở các khu vực khác nhau dùng chung các nguồn tài nguyên trên một máy khác ở một nơi nào đó.

    Thực tế Bộ Công an đã xây dựng mạng nối các máy chủ lưu trữ thông tin với các mạng LAN(mạng máy tính cục bộ) ở các đơn vị vụ cục khác nhau để mọi người có thể khai thác tài nguyên và các dịch vụ từ máy chủ này, chẳng hạn như thư viện điện tử, dịch vụ web, hay kho phần mềm, . Với ưu thế có đường truyền riêng, mạng Bộ Công an đang ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền tin, liên lạc điện tử giữa các đơn vị trong ngành.

    Như chúng ta thấy, liên kết thông tin qua máy tính với DN cho phép các đơn vị có thể chia sẻ các thông tin và tài nguyên giữa các máy với nhau, nhờ đó giúp cho các đơn vị hoạt động có năng suất và đạt hiệu quả hơn.

    1. 2. Vai trò của một kỹ sư mạng

    Do tầm quan trọng của DN nên một số chuyên gia hệ thống gọi là các kỹ sư mạng (Network Engineer viết tắt là NE) được giao trách nhiệm cài đặt, bảo trì các dịch vụ thông tin, cấu hình và hoạt động của các thiết bị, giải quyết các sai hỏng của mạng.

    Công việc của họ có thể là đơn giản như trả lời các câu hỏi hoặc các yêu cầu của người sử dụng hoặc phức tạp hơn như thay thế thiết bị hỏng hóc, hoặc tiến hành các thủ tục phục hồi sai hỏng do một sự kiện hỏng hóc nào đó.

    Thêm vào đó, khi mạng được mở rộng, các vấn đề cũng tăng lên. Để hoàn tất các tác vụ NE phải hiểu rất rõ và nắm bắt một số thông tin về mạng. Khối lượng thông tin có thể lớn và phức tạp đến nỗi họ không thể quản lý được, đặc biệt là khi mạng được mở rộng hay thường xuyên thay đổi. Để giúp đỡ NE làm các công việc của họ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm về quản trị mạng và xây dựng các công cụ quản trị mạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...