Thạc Sĩ Xây dựng phần mềm dạy học tin học 11 với activinspire

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài . 2
    3. Nhiệm vụ của đề tài 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Cấu trúc của đề tài 3
    NỘI DUNG 4
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
    1. Quan điểm khi sử dụng phần mềm trong dạy học . 4
    1.1. Sử dụng phần mềm như một công cụ của người dạy. . 4
    1.2. Sử dụng phần mềm như một phương tiện để GV và HS tương tác trong
    quá trình dạy và học. 5
    1.3. Sử dụng phần mềm để tạo ra môi trường học tập mới. . 5
    2. Lý luận cơ bản về phần mềm dạy học . 5
    2.1. Khái niệm phần mềm dạy học . 5
    2.2. Vai trò của phần mềm dạy học trong dạy học 7
    2.3. Nguyên tắc thiết kế phần mềm dạy học 8
    3. Kết hợp đổi mới PPDH với việc sử dụng phần mềm dạy học trong dạy
    học . 11
    3.1. Lý do kết hợp đổi mới PPDH với việc sử dụng phần mềm dạy học trong
    dạy học 11
    3.2. Hiệu quả của việc kết hợp đổi mới phương pháp dạy học với việc sử
    dụng phần mềm dạy học trong dạy học 13
    4. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu . 13
    4.1. Khó khăn trong việc sử dụng phần mềm dạy học trong dạy học 13
    4.2. Tình hình dạy học Tin học 11 và việc sử dụng PMDH trong môn học
    này . 14
    5. Dạy học theo mô hình định hướng năng lực lập trình ở học sinh phổ
    thông 15
    Chương II: Tìm hiểu phần mềm ActivInspire . 17
    1. Khái quát chung về ActivIspire 17
    2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm ActivInspire 19
    2.1. Cài đặt phần mềm 19
    2.2. Mở phần mềm và bảng điều khiển 19
    2.3. Cửa sổ ActivInspire - Studio 22
    2.4. Một số thoa tác cơ bản . 22
    2.5. Hộp công cụ chính(Main Toolbox) . 24
    2.6. Các trình duyệt trong ActivInspire – Studio . 32
    3. Hạn chế khi sử dụng phần mềm ActivIspire . 42
    Chương III: Ứng dụng phần mềm ActivIspire thiết kế phần mềm dạy học Tin học
    11 43
    1. Quá trình thiết kế phần mềm dạy học Tin học 11 43
    2. Hướng dẫn sử dụng PMDH Tin học 11 . 53
    2.1. Giới thiệu PMDH Tin học 11 53
    2.2. Cài đặt . 58
    2.3. Làm việc với phần mềm . 58
    Chương IV: Đề xuất một số PPDH kết hợp với PMDH Tin học 11 để dạy học đạt
    hiệu quả và thực nghiệm 61
    1. Đề xuất một số phương pháp dạy và học với PMDH Tin học 11 để dạy
    học đạt hiệu quả. 61
    1.1. Kết hợp PPDH truyền thống với PMDH Tin học 11 . 61
    1.2. Kết hợp một số PPDH tích cực vào một số nội dung cụ thể trong
    PMDH Tin học 11 61
    1.3. Sử dụng PMDH Tin học 11 vào mục đích tự học 62
    2. Thực nghiệm . 62
    2.1. Mục đích thực nghiệm . 62
    2.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm . 62
    2.3. Tiến hành thực nghiệm . 63
    2.4. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm . 71
    KẾT LUẬN 76
    PHỤ LỤC 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
    DANH MỤC VIẾT TẮT
    Chữ viết tắt Giải nghĩa
    CNTT Công nghệ thông tin
    GV Giáo viên
    HS Học sinh
    PMDH Phần mềm dạy học
    PPDH Phương pháp dạy học
    SGK Sách giáo khoa
    DANH MỤC BẢNG
    Chương IV
    Bảng 4.1: Kết quả phiếu học tập . 72
    Bảng 4.2: Thống kê tỉ lệ học sinh được xếp theo năm bậc Giỏi, Khá, Trung
    bình, Yếu, Kém. . 72
    DANH MỤC HÌNH
    Chương I
    Hình 1.1: Sơ đồ lý do kết hợp đổi mới PPDH với việc sử dụng phần mềm
    trong dạy học . 11
    Hình 1.1: Sự lưu giữ thông tin qua các kênh thu nhập thông tin 12
    Hình 1.2: Tháp hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học 12
    Chương II
    Hình 2.1: Bảng điều khiển 20
    Hình 2.2: Hiệu chỉnh hồ sơ . 21
    Hình 2.3: Giao diện làm việc của ActivInspire 22
    Hình 2.4: Bảng lựa chọn cách chèn trang . 23
    Hình 2.5: Các lựa chọn thay đổi vị trí và cách hiển thị của hộp công cụ . 24
    Hình 2.6: Lựa chọn cuộn lên 24
    Hình 2.7: Lựa chọn vị trí hiển thị của Hộp công cụ chính . 24
    Hình 2.8: Hộp công cụ chính sẽ được mở rộng 25
    Hình 2.9: Hiệu chỉnh thêm bớt công cụ 25
    Hình 2.10: Thay đổi hồ sơ người dùng . 26
    Hình 2.11: Đặt nền 28
    Hình 2.12: Nhận dạng chữ viết tay . 29
    Hình 2.13: Thiết lập công cụ nhận dạng . 29
    Hình 2.14: Thiết lập công cụ hiển thị . 30
    Hình 2.15: Thiết lập công cụ đèn chiếu 31
    Hình 2.16: Điều chỉnh vị trí của cửa sổ trình duyệt . 32
    Hình 2.17: Các trình duyệt . 32
    Hình 2.18: Giao diện trình duyệt trang . 33
    Hình 2.19: Điều chỉnh trang bảng lật trong cửa sổ Trình duyệt Trang 34
    Hình 2.20: Cửa sổ trình duyệt hình 34
    Hình 2.21: Giao diện Trình duyệt đối tượng 36
    Hình 2.22: Giao diện Trình duyệt ghi chú 38
    Hình 2.23: Trình duyệt thuộc tính trang . 38
    Hình 2.24: Trình duyệt thuộc tính đối tượng 39
    Hình 2.25: Thuộc tính thùng chứa 39
    Hình 2.26: Thuộc tính xoay 40
    Hình 2.27: Trình duyệt thao tác 41
    Chương III
    Hình 3.1: Lựa chọn thuộc tính thùng chứa để tạo thùng chứa . 45
    Hình 3.2: Bộ hiệu chỉnh từ khóa . 45
    Hình 3.3: Quy tắc chứa . 45
    Hình 3.4: Âm thưởng và Địa điểm âm thưởng . 45
    Hình 3.5: Thuộc tính nhận dạng . 46
    Hình 3.6: Thuộc tính Trở lại nếu Không chứa . 46
    Hình 3.7: Các bước để đưa đối tượng lên tầng trên cùng . 47
    Hình 3.8: Tạo kính lúp bằng công cụ Mực thần kỳ 48
    Hình 3.9: Thuộc tính nhãn 49
    Hình 3.10: Thao tác chọn đối tượng cần ấn/hiện 50
    Hình 3.11: Cửa sổ chọn đối tượng 50
    Hình 3.12: Giao diện màn hình chính . 51
    Hình 3.13: Giao diện menu . 51
    Hình 3.14: Giao diện Xem bài giảng 52
    Hình 3.15: Giao diện Ôn tập . 52
    Hình 3.15: Giao diện Xem bài đọc thêm 52
    Hình 3.16: Màn hình trò chơi Đi tìm kho báu 54
    Hình 3.17: Bài toán gợi động cơ bài đọc thêm “Mảng hai chiều” . 55
    Hình 3.18: Trò chơi Ai giỏi lãnh đạo . 57
    Hình 3.19: Giao diện menu của Bài giảng 59
    Hình 3.20: Giao diện menu của Ôn tập 59
    Hình 3.21: Giao diện menu của Đọc thêm . 59
    Chương IV
    Hình 4.1: Giao diện nôi dung bài 14 - Phân loại tệp 70
    Hình 4.2: Giao diện nội dung bài đọc thêm – Ghi tệp truy cập tuần tự . 70
    Hình 4.3: Giao diện nội dung bài Ví dụ làm việc với tệp – Ví dụ 1 . 71
    Hình 4.3: Nội dung củng cố chương V . 71
    Hình 4.1: Đồ thị trực quan hóa dữ liệu thống kê của bảng số liệu . 73
    GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 1 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Vấn đề giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, bởi đầu tư cho giáo
    dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có đủ kiến
    thức, năng lực, trí tuệ và phẩm chất đạo đức trong xã hội mới, đáp ứng được yêu
    cầu của công nghệ và nền kinh tế tri thức. Để đầu tư cho giáo dục một cách hiệu
    quả cần phải có một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện trong mọi khâu của quá trình
    dạy và học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một khâu rất quan
    trọng. Vì vậy, vấn đề đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi
    mới giáo dục. Đổi mới phương pháp giáo dục là sử dụng hợp lý, sáng tạo, truyền
    thụ làm sao cho học sinh (HS) dễ hiểu, dễ nắm bắt, tự HS có thể làm chủ kiến
    thức, tư duy sáng tạo và tích cực.
    Hiện nay, cùng với những tác động to lớn của thành tựu công nghệ thông
    tin (CNTT) mang lại thì nhu cầu thay đổi PPDH không chỉ dừng lại ở việc đổi
    mới các phương pháp mà còn phải kết hợp các sản phẩm CNTT với các PPDH
    sao cho hiệu quả để giúp cho quá trình dạy học được diễn ra sinh động, tự chủ và
    sáng tạo. Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính
    phủ [1] về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT
    đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 có nêu: “Đẩy mạnh việc ứng dụng
    CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo
    hướng giáo viên (GV) tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn
    tin học. GV các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã
    nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”. Và mới đây nhất là đề án "Đổi mới
    căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” được thông qua tại Hội nghị Trung ương
    8 [2] với các nội dung trọng tâm: Đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK),
    chuẩn hóa đội ngũ GV bằng các hình thức đào tạo tại nước ngoài và mời GV
    nước ngoài về đào tạo ngoại ngữ, ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
    Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO dự
    báo: CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI [3].
    Đúng vậy, công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục
    và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp giáo dục, có thể nói nó đã tạo
    ra một cuộc cách mạng giáo dục. Ngày nay chúng ta có thể học mọi nơi mọi lúc,
    học suốt đời, dạy cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ khác nhau. CNTT tạo điều kiện
    cho các PPDH mới như: dạy học dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn
    đề , các hình thức dạy học mới như: dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy
    GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 2 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
    học cá nhân được ứng dụng rộng rãi. CNTT làm thay đổi chất lượng giáo dục
    cả về mặt lý thuyết và thực hành một cách hiệu quả. Trong vài năm gần đây công
    nghệ phần mềm được đẩy mạnh phát triển kéo theo là sự ra đời của phần mềm
    dạy học (PMDH). Hầu hết mọi người đều có trong tay một hoặc một số công cụ
    hỗ trợ dạy học nói chung và PMDH nói riêng. PMDH giúp GV tiết kiệm thời
    gian soạn giáo án, có nhiều thời gian để đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho
    HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học. PMDH giúp tạo ra môi trường hoạt động,
    thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho HS, giúp cho HS thấy được ý nghĩa của
    những kiến thức mình sẽ tiếp thu mà chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức một
    cách sáng tạo.
    Đã có rất nhiều PMDH được tạo ra bằng các ngôn ngữ lập trình hoặc bằng
    các công cụ có sẵn hay còn gọi là môi trường tác giả như Violet, Adobe
    Presenter, Lecture Maker, ActivInspire Trong đó ActivInspire có lẽ còn là một
    cái tên khá xa lạ đối với GV Việt Nam, đây là phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng
    nằm trong hệ thống Dạy và học tương tác của tập đoàn Giáo dục quốc tế
    Promethean (Vương Quốc Anh). Với ActivInspire, những ý tưởng vốn khó thực
    hiện hoặc lập trình tương đối phức tạp trên các phần mềm khác trở nên dễ dàng
    hơn như tạo trò chơi ô chữ, ghép hình, kéo thả trong khi trình diễn Không
    giống các phần mềm trình chiếu khác như Powerpoint hay Violet, ActivIspire
    mang đến sự chủ động tương tác giữa GV, HS với bài giảng mà không cần theo
    một lịch trình có sẵn. Phần mềm ActivInspire đã đạt 2 giải thưởng
    Worlddidac cho sản phẩm giáo dục tốt nhất. Đặc biệt, chương trình đã được Việt
    hóa hoàn toàn giúp GV Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ giáo dục
    này.
    Mỗi PMDH được áp dụng cho những môn học khác nhau mang đến những
    hiệu quả nhất định. Trên thị trường đã có nhiều PMDH môn Tin học dành cho
    nhiều cấp, tuy nhiên đối với Tin học lớp 11 thì vẫn còn hạn chế cả về mặt nội
    dung và hình thức trình bày. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em xin mạnh
    dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng phần mềm dạy học Tin học 11 với
    ActivIspire”.
    2. Mục đích của đề tài
    Nghiên cứu sử dụng phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và
    học tương tác – ActivInspire và vận dụng vào thiết kế PMDH Tin học 11.
    Tìm hiểu, vận dụng một số PPDH tích cực vào thiết kế nội dung PMDH Tin
    học 11 nhằm định hướng năng lực lập trình ở HS phổ thông.
    GVHD: ThS.Kiều Phương Thùy 3 SVTH: Trần Thị Kim Oanh
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài em đã xác định một số nhiệm
    vụ sau:
     Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng PMDH .
     Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm ActivInspire.
     Nghiên cứu và tìm hiểu các bài giảng, SGK, sách tham khảo môn Tin học
    11 định hướng thiết kế PMDH Tin học 11.
     Nghiên cứu một số PPDH tích cực đặc biệt là PPDH theo quan điểm định
    hướng năng lực lập trình
    4. Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
     Tìm hiểu cấu trúc, chương trình, nội dung SGK, sách tham khảo Tin học
    11 để định hướng, tìm kiếm và sưu tầm tài liệu phù hợp với nội dung từng bài
    học trong phần mềm .
     Nghiên cứu cách xây dựng PMDH
     Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm ActivIspire
     Phương pháp điều tra, quan sát:
     Tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng PMDH trong dạy học môn Tin học nói
    chung và Tin học 11 nói riêng.
     Quan sát thực tế việc sử dụng PMDH trong dạy học để thấy rõ ưu điểm và
    nhược điểm, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục.
     Phương pháp phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm .
     Tham khảo ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp
    của các thầy cô giáo, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tin học và ý
    kiến đóng góp của người dùng bè.
     Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
     Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng;
     Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết trong chương trình học
    Tin học 11 để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng PMDH Tin học 11.
    5. Cấu trúc của đề tài
    Khóa luận được bố cực gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần
    kết luận. Trong phần nội dung gồm có 4 chương:
     Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
     Chương II: Tìm hiểu phần mềm ActivIspire.
     Chương III: Ứng dụng ActivIspire thiết kế phần mềm dạy học Tin học 11.
     Chương IV: Đề xuất một số phương pháp dạy học kết hợp với phần mềm
    dạy học Tin học 11 để dạy học đạt hiệu quả và thực nghiệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...