Tiến Sĩ Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI6
    1.1. Những nghiên cứu ngoài nước về nông nghiệp, nông thôn,
    nông dân và xây dựng nông thôn mới6
    1.2. Những nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, nông thôn, nông
    dân và xây dựng nông thôn mới8
    1.3. Những vấn đề về xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh
    tế - xã hội ở địa phương cấp tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu 16
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG
    THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH20
    2.1. Khái quát về nông thôn mới 20
    2.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 27
    2.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế -
    xã hội 59
    Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH 76
    3.1. Tiền đề xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã
    hội ở tỉnh Bắc Ninh 76
    3.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh
    Bắc Ninh từ năm 2010 đến nay 85
    3.3. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển
    kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 114
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG
    THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 122
    4.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế
    - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 122
    4.2. Giải pháp xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã
    hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 132
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
    CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 150
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quan trọng trong chủ trương
    của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được
    xác định trong Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ
    7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Không thể có một nước công nghiệp
    nếu nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân có đời sống văn hóa và vật chất
    thấp. Việc xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng kinh tế xã
    hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
    hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; gắn
    phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
    định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
    trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
    được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được nội
    dung trên, đòi hỏi nền kinh tế - xã hội phải phát triển bền vững. Một nền kinh
    tế phát triển bền vững là cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công xây
    dựng nông thôn mới.
    Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt
    Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, nông thôn
    hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; với gần
    70% dân số hiện đang sống ở khu vực nông thôn và 47% số lao động cả nước
    trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 1,61 ha đất
    canh tác; trong đó, đồng bằng sông Hồng 0,35 ha/hộ; Trung du và miền núi
    phía Bắc 2,98 ha/hộ; Bắc Trung bộ 1,76 ha/hộ; Duyên hải miền Trung 2,13
    ha/hộ; Tây Nguyên 5,63 ha/hộ; Đông Nam Bộ 1,2 ha/hộ và đồng bằng sông
    Cửu Long 1,03 ha/hộ [39].



    Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện
    có khoảng 95 triệu mảnh đất nông nghiệp với tổng diện tích 9,4 triệu ha. Sự
    manh mún trong sản xuất nông nghiệp, nhất là manh mún về đất sản xuất làm
    cho sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững. Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội cho
    nông nghiệp có xu hướng giảm. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng
    vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chiếm 6,4% GDP nhưng đến giai
    đoạn 2011 - 2013 giảm còn 5,4% GDP [88]. Thu nhập của cư dân nông thôn
    còn rất thấp, bình quân hàng năm bằng 76,6% mức bình quân chung cả nước
    và chỉ bằng 47,5% so với thu nhập của cư dân đô thị. Cả nước có tới 84,5% số
    hộ nghèo (trong tổng số hộ nghèo cả nước) sống ở nông thôn (nếu tính theo
    chuẩn nghèo mới còn cao hơn nữa)[39]. Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp
    mang tính rủi ro cao, nên nguy cơ các hộ từ cận nghèo trở thành hộ nghèo rất
    cao, hoặc hộ đã thoát nghèo nhưng nếu chỉ gặp rủi ro như trong năm có người
    ốm; gia súc, gia cầm bị dịch bệnh . lại gặp nguy cơ tái nghèo.
    Thực trạng trên đang hạn chế đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp,
    tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái có chiều hướng gia tăng, nhất là ở
    những vùng nông thôn có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, đã tác
    động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, theo đó tác động tiêu
    cực làm chậm việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. Chính vì
    vậy, vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay là cần phải có những nghiên cứu lý luận,
    khảo sát và đánh giá thực tiễn, tìm giải pháp phù hợp cho phát triển kinh tế xã
    hội,tạo cơ sở vật chất để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
    nông thôn cả nước nói chung, cũng như xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc
    Ninh nói riêng. Với lý do trên và qua thực tiễn, kinh nghiệm công tác nhiều
    năm trên địa bàn nông thôn của một tỉnh phía Bắc, vấn đề “Xây dựng nông
    thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn
    làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị học.
     
Đang tải...