Tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam Đặt vấn đề
    Dân chủ và pháp quyền là những đề tài truyền thống giành được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạt động xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, triết học, luật học và nhân quyền. Trong nền khoa học pháp lý thế giới, đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp quyền cũng như cơ chế phát huy hiệu quả mối quan hệ này nhằm đem lại sự ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững cho toàn xã hội. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời giữa dân chủ và quá trình hình thành, xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền XHCN, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy vai trò của hai thành tố này nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển tại Việt Nam. Có thể nói, cốt lõi của một nền dân chủ chính là việc bảo vệ và phát huy năng lực tự thân của các cá nhân trong xã hội, trong khi đó, yêu cầu bảo vệ các cá nhân cũng như sự phát triển của họ lại chính là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đã và đang trở thành một trong những điều kiện đảm bảo tiên quyết cho sự phát triển của nền dân chủ XHCN tại Việt Nam.




    1. Dân chủ




    1.1. Một số cách tiếp cận trên thế giới




    Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng người Hy Lạp cổ là chủ nhân sáng tạo nền dân chủ và các thiết chế dân chủ xét từ cả phương diện lý luận và thực tiễn.[1] Có thể nói, tư tưởng dân chủ, đặc biệt là văn hóa dân chủ của người Hy Lạp cổ đã để lại những ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong nền văn minh nhân loại sau này. Trong tác phẩm “Chính thể đại diện” xuất bản năm 1861, triết gia nổi

    tiếng người Anh J.S. Mill đã đánh giá cao những hình mẫu thiết chế dân chủ trong giai đoạn này như kiểu tòa án dicastery (có sự tham gia của hàng trăm thẩm phán lấy từ 6.000 thẩm phán là công dân tình nguyện tham gia, bản án được biểu quyết theo đa số) hay kiểu hội nghị ecclesia tại quảng trường của các đô thị Hy Lạp cổ (dân chúng được phát biểu, thảo luận các công việc chung của cộng đồng và quyết định được đưa ra dựa trên đa số biểu quyết bằng giơ tay). Các thiết chế này đã để lại cho nền văn minh nhân loại những khuôn mẫu điển hình nhất về thiết chế dân chủ và thực thi dân chủ trong thực tiễn.[2] Trong tác phẩm chính trị pháp lý nổi tiếng “Bàn về Khế ước xã hội”, J.J.Rousseau cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và ngợi ca sự lôi cuốn của nền văn hóa dân chủ thời cổ đại bằng cách nhắc đi nhắc lại hình ảnh các vị thập đại pháp quan của nền cộng hòa La Mã được dân chúng bầu ra để xây dựng luật thường nói với dân chúng: “Những điều chúng tôi đề nghị ra đây chỉ biến thành luật chừng nào dân chúng đã đồng ý thông qua. Hỡi công dân
    La Mã, các bạn hãy làm ra luật để bảo đảm lấy hạnh phúc của mình”.[3]




    Ngày nay, dân chủ đang trở thành một vấn đề cơ bản và cấp thiết, một loại “môi trường sinh thái” không thể thiếu cho sự phát triển của tất cả các quốc gia - từ các quốc gia phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển. Xét về bản chất, dân chủ chính là quyền tự do cá nhân, là sự tôn trọng từng cá nhân con người như một thành viên bình đẳng trong xã hội, được lắng nghe và được thể hiện quan điểm, là quyền được tham gia các hoạt động của đời sống chính trị, xã hội của đất nước, tham gia quản lý xã hội và xây dựng các quyết sách thông qua các cơ chế khác nhau trên cơ sở đồng thuận xã hội. Có thể nói, tính hấp dẫn của dân chủ trước hết chính là khả năng tạo ra cơ chế đáp ứng được nhu cầu tự thể hiện của con người, là động lực cho sự năng động, tính tự chủ và tinh thần sáng tạo của từng cá nhân
    trong cộng đồng.[4]




    Trên thế giới, phụ thuộc vào chế độ chính trị, các giá trị văn hóa, truyền


    thống, tính cách dân tộc và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc

    gia mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về dân chủ. Nói một cách tóm tắt, chúng ta có ba cách tiếp cận cơ bản về dân chủ, tương ứng với chúng là ba định nghĩa khác nhau về dân chủ:


    (1) Cách tiếp cận nguồn gốc quyền lực: Dân chủ là chính quyền của nhân dân, nhân dân chính là cội nguồn của quyền lực (government by people), quan điểm này được hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại.


    (2) Cách tiếp cận từ mục đích của dân chủ: Dân chủ là chính quyền hành động nhân danh và vì lợi ích nhân dân, đây là kiểu mẫu dân chủ của Hoa Kỳ với thông điệp Gettysburg năm 1863 của tổng thống Abraham Lincohn: Chính quyền dân chủ là chính quyền của dân, do dân, vì dân (Government of the people, by the people, for the people).


    (3) Cách tiếp cận từ thủ tục thành lập chính phủ: Dân chủ là chính phủ được thành lập theo phương thức cạnh tranh (Democracy as government established by competition). Luận điểm này được luật gia nổi tiếng người Áo Hans Kelsen phân tích và trình bày khá cụ thể trong tác phẩm “Sự hình thành của các nền dân chủ”.[5] Cho đến nay, luận điểm này đã trở thành một quan điểm phổ biến và được chia sẻ rộng rãi bởi các tổ chức quốc tế và chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới.


    Như vậy, có thể nói, từ bình diện quốc tế, dân chủ không chỉ thuần túy là hình thức tổ chức chính trị của xã hội dựa trên sự công nhận nhân dân như là nguồn gốc của quyền lực, dựa trên quyền lực của nhân dân trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của quốc gia. Dân chủ còn là tập hợp các tư tưởng và nguyên tắc nhằm đảm bảo và phát huy mạnh mẽ quyền tự do của các cá nhân, là biện pháp giới hạn và chế ước quyền lực của chính phủ, tránh việc hình thành một chế độ độc tài, phục vụ cho lợi ích một nhóm người. Tuy nhiên, dân chủ chỉ được đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả khi chúng ta xây dựng được một cơ chế

    chặt chẽ, một hệ thống thực thi, giám sát nhằm đảm bảo cho công dân được thực


    sự tham gia và kiểm soát quyền lực nhà nước.




    1.2. Cách tiếp cận tại Việt Nam




    Tư tưởng dân chủ theo truyền thống phương Tây được truyền bá và tiếp nhận vào Việt Nam khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại ách cai trị thực dân, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Trên cơ sở phê phán những hạn chế về tính ước lệ, hình thức, nửa vời, không triệt để của nền dân chủ tư sản nói chung, của chế độ dân chủ đại nghị nói riêng, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn khẳng định rằng dân chủ luôn mang tính giai cấp và dân chủ vô sản là một chế độ dân chủ ưu việt vì nó phát triển chế độ dân chủ một cách đầy đủ đối với quần chúng lao động, cho phép toàn thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và rộng rãi vào công việc của nhà nước. Theo đó, nhà nước vô sản phải được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ, phương pháp dân chủ và phấn đấu vì mục tiêu dân chủ. Hiến pháp và các đạo luật của nhà nước vô
    sản phải chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo các nguyên tắc này.[6]




    Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cách tiếp cận về vấn đề dân chủ tại Việt Nam cũng từng bước được mở rộng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc hệ thống các lý thuyết về dân chủ và kinh nghiệm xây dựng các nền dân chủ trong lịch sử văn minh nhân loại. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khái niệm dân chủ tại Việt Nam hàm chứa một sự phản ảnh phong phú với nhiều khía cạnh khác nhau:


    (1) Quyền lực nhà nước không phải do các thế lực siêu nhiên tạo thành mà do chính con người sống thành xã hội tạo ra. Người dân mới chính là chủ nhân đích thực và tối thượng đối với quyền lực nhà nước,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...