Tiểu Luận Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhà nước pháp quyền (NNPQ) là một vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Họ đã tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau do đó đã có những cách hiểu khác nhau về nhà nước pháp quyền.
    Qua nghiên cứu sự hình thành, phát triển và các quan điểm lý luận về nhà nước pháp quyền hiện nay, chúng ta có thể xác định, nhà nước pháp quyền là nhà nước xây dựng nền pháp luật để quản lí xã hội và đặt mình dưới pháp luật. Mỗi cơ quan nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ nhất định của pháp luật. Trong đó phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định và thừa nhận tính tối cao của pháp luật; bao hàm việc xác định rõ ràng quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung).
    Hòa chung vào dòng chảy của lịch sử nhân loại, Việt Nam đã trải qua các hình thái xã hội: CXNT->XHPK, Bỏ qua giai đoạn TBCN tiến lên xây dựng XHCN. Các mô hình xã hội này hình thành dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
    - Từ hình thái XH ban đầu là CXNT thì Nhà nước lúc này chưa hình thành, con người sống theo bầy đàn, sống chủ yếu bằng săn bắt hái lượm. cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa xuất hiện của tư hữu, cuộc sống vẫn đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
    - Chuyển sang mô hình NNPK, mô hình nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, với cơ chế tập quyền Vua là ngưới đứng đầu nhà nước, có quyền tối cao. Pháp luật được nhà nước lập nên để bảo vệ quyền lợi cho những kẻ cầm quyền, pháp luật được sử dụng như một công cụ cai trị mà tất cả mọi người phải tuân thủ. Với mô hình nhà nước này cuộc sống của người dân vô cùng cơ cực, lầm than. Họ sống mà không hề biết đến “nhân quyền”- những quyền mà con người được hưởng .
    - Đến khi mô hình nhà nước XHCN xuất hiện, đây là mô hình nhà nước tiến bộ trên thế giới. Trải qua các kì Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 hệ thống pháp luật ở Việt Nam dần dần hoàn chỉnh đảm bảo các tiêu chí về quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...