Chuyên Đề Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu



    Trong bài viết này, tác giả đã tập trung làm rõ hai vấn đề cơ bản liên quan đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là, thứ nhất, luận chứng về tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa; thứ hai, phân tích một số nội dung cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo yêu cầu của hội nhập quốc tế.

    Toàn cầu hoá là xu thế hợp tác quốc tế chủ đạo đang tác động trực tiếp đến hoạt động sống của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, không phân biệt vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá, sắc thái chủng tộc và hình thái tôn giáo, tín ngưỡng của họ như thế nào. Nói một cách hình ảnh thì toàn cầu hoá như­ cơn sóng đang dần lan toả khắp toàn cầu; do vậy, bất kỳ một quốc gia lớn nhỏ nào muốn phát triển thì sớm muộn cũng phải hoà mình vào làn sóng chung này.

    Khái niệm toàn cầu hoá xuất hiện với tần suất cao trên báo chí phương Tây vào những thập niên cuối thế kỷ XX, nhưng cho đến nay, các học giả trên thế giới vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về nội hàm khái niệm này. Viện Thông tin khoa học (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tiến hành thống kê và đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về toàn cầu hoá(1). Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau về toàn cầu hoá, song các học giả đều cho rằng, nội hàm khái niệm toàn cầu hoá gần với nội hàm khái niệm quốc tế hoá và hội nhập quốc tế. Nói rõ hơn, toàn cầu hoá là giai đoạn phát triển cao của quá trình hội nhập quốc tế và quốc tế hoá đã từng diễn ra trong lịch sử nhân loại thông qua con đường thương mại, làn sóng di cư, giao lưu văn hoá và chiến tranh. Liên hợp quốc đã có lý khi mô tả toàn cầu hoá gồm ba xu thế lớn: 1) Toàn cầu hoá về thị trường kinh tế; 2) Toàn cầu hoá về văn hoá; 3) Toàn cầu hoá về an ninh(2).

    Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số ý kiến về tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như một số yêu cầu về bộ máy hành chính, hệ thống pháp luật để xây dựng Nhà nước đó trong bối cảnh toàn cầu hóa.

    1. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá.


    Khi nghiên cứu ảnh hưởng của toàn cầu hoá, một số học giả cho rằng, toàn cầu hoá đã và đang làm thay đổi mô hình nhà nư­ớc - dân tộc, dẫn đến những hệ quả đáng lo ngại, như 1) Biến dạng lãnh thổ nhà nư­ớc, xuất hiện hiện t­ượng “biên giới mềm”, biên giới quốc gia đang bị đục thủng bởi dòng tài chính, th­ương mại, du lịch, công nghệ thông tin và đặc biệt là làn sóng ngư­ời nhập cư­, xuất khẩu lao động; 2) Biến dạng xã hội công dân hay cơ cấu dân tộc trong lòng nhà nư­ớc. Thông qua các loại hình thị tr­ường toàn cầu, nhất là thị trư­ờng lao động, mỗi công dân của nhà n­ước - dân tộc đang có xu h­ướng trở thành “công dân toàn cầu”. 3) Biến dạng cơ cấu quyền lực trung ­ương. Trong xu h­ướng toàn cầu hoá, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ hình thành ngày càng nhiều làm cho quyền lực trung ­ương bị phân chia, pháp luật của nhà nước giảm tính hiệu lực, vì ở cấp độ địa phương, người ta có thói quen ứng xử theo thông lệ “giải quyết nội bộ”, nên làm phát sinh tình trạng “phép vua thua lệ làng”, v.v 4) Biến dạng chủ quyền nhà nư­ớc. Trong xu hư­ớng toàn cầu hoá, vai trò điều tiết của nhà nư­ớc suy giảm, xuất hiện quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, đòi xoá bỏ chủ quyền quốc gia nhằm thiết lập xã hội công dân toàn cầu(3).

    Tuy có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng Việt Nam chính thức được khai sinh, ghi tên trên bản đồ thế giới sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ đó đến nay, bằng con đường kiên trì ngoại giao, Việt Nam đã lần lượt được tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Thương mại quốc tế, v.v Khi tham gia tiến trình hội nhập, Việt Nam không nằm ngoài xu thế biến đổi của thế giới. Do vậy, để ứng phó với những biến dạng nhà nước - dân tộc, chúng ta cần xây dựng hệ thống pháp luật làm ph­ương tiện quản lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...