Thạc Sĩ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Định dạng file word


    MỤC LỤC Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
    1.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 5
    1.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam . 13
    1.3. Những giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam . 17
    Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA . 1. 18
    2.1. Nhà nước pháp quyền và những đặc trưng của nó . 25
    2.1.1. Một số quan niệm về nhà nước pháp quyền . 25
    2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền . 31
    2.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những đặc trưng của nó 40
    2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 40
    2.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 43
    2.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam . 49
    2.3.1. Tính tất yếu của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 49
    2.3.2. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 54
    Chương 3: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA . 66
    3.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phương diện kinh tế 66
    3.1.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 66
    31.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu có sự kết hợp với các hình thức sở hữu khác 71
    3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phương diện chính trị 76
    3.2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền chính trị nhất nguyên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo . 77
    3.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dựa theo nguyên tắc tam quyền phân lập . 81
    3.2.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự chuyển đổi hình thức nhà nước 85
    3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phương diện văn hóa - xã hội 90
    3.3.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện truyền thống văn hóa làng xã 90
    3.3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện dân trí chưa cao, chưa trải qua dân chủ tư sản 95
    3.3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi xã hội dân sự chưa định hình và phát triển . 100
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 106
    4.1. Những giải pháp kinh tế . 106
    4.1.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 106
    4.1.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 111
    4.2. Những giải pháp chính trị 118
    4.2.1. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 118
    4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả, nâng cao lý luận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 120
    4.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội 126
    4.3. Những giải pháp văn hóa - xã hội 128
    4.3.1. Tăng cường tuyên truyền, giải thích và giáo dục pháp luật 128
    4.3.2. Nâng cao dân trí, phát huy dân chủ và phản biện xã hội . 130
    4.3.3. Xây dựng, phát triển xã hội dân sự 134
    KẾT LUẬN .139
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay trên thế giới, xây dựng nhà nước pháp quyền không còn là vấn đề lý luận mà đã trở thành hiện thực. Hơn hai thế kỷ qua, các quốc gia phát triển đã và đang hoàn thiện việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, giảm thiểu biên chế trong bộ máy nhà nước, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện nguyên tắc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
    Xét trên bình diện quốc tế, học thuyết nhà nước pháp quyền từ lý luận vận dụng vào thực tiễn như thế nào đến nay vẫn còn là một vấn đề cần bàn luận. Kinh nghiệm cho thấy, việc vận dụng lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền trong các quốc gia trên thế giới không theo một khuôn mẫu xác định, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chế độ chính trị, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá mà mỗi quốc gia xây dựng một mô hình nhà nước pháp quyền riêng.
    Ở Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, tuy Đảng Cộng Sản và nhà nước đã có nhiều cố gắng xây dựng đời sống mới, thay đổi cơ bản diện mạo cuộc sống. Nhưng nhìn chung, vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của của xã hội phong kiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội phong kiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp tạo nên lực cản không nhỏ trên con đường phát triển đất nước, kìm hãm tiến bộ xã hội, gây nhiều khó khăn, làm phức tạp trong việc lập pháp, thực thi và bảo vệ pháp luật. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phát sinh nhiều vấn đề mới phức tạp không chỉ trong quan hệ kinh tế mà cả trong quan hệ chính trị, xã hội, văn hoá.
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương đúng đắn mang tầm chiến lược của Đảng nhằm đưa Việt Nam tiến tới một nước công nghiệp vào năm 2020. Nhưng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang và sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy tất yếu về kinh tế - xã hội phức tạp như việc đền bù, giải tỏa đất đai, phá vỡ môi sinh, môi trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp sống người dân, lối sống công nghiệp, giao thông đô thị, kỷ luật lao động, quản lý hộ khẩu, đầu tư hợp tác làm ăn với nước ngoài, v.v Thực tế đó, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải nhanh chóng hoàn thiện nhằm luận chứng, giải thích, bảo vệ những vấn đề mới phát sinh trong điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như giao lưu văn hoá, chuyển giao khoa học - công nghệ, dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội hiện nay, đòi hỏi các quốc gia phải có những quy định pháp lý chung, những chế tài pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Để hội nhập quốc tế Việt Nam phải cấp thiết xây dựng bộ máy hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh, hoạt động linh hoạt có tính hiệu quả cao theo hướng lấy pháp luật làm phương tiện quản lý nhà nước và điều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế.
    Kinh nghiệm thế giới cho thấy, xây dựng nhà nước pháp quyền là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh chưa có tiền lệ, nên sự việc càng trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi các nhà nghiên cứu lý luận phải khảo sát đời sống thực tế, phân tích phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Qua phân tích những phương diện đó, phải vạch ra lộ trình, tìm bước đi thích hợp, xây dựng những giải pháp, gợi mở những cái nhìn tham chiếu nhằm tư vấn cho Đảng và nhà nước cùng các cơ quan chức năng, từng bước hoàn thiện lý luận, đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường hội nhập và phát triển.
    Vì những lý trên, chúng tôi chọn Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đề tài ngihên cứu của luận án.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, trên cơ sở đó, nêu những giải pháp chủ yếu, phù hợp, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    - Để đạt mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản:
    + Làm rõ nội hàm các khái niệm nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề lý luận cơ bản về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    + Phân tích những nét đặc thù trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    + Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những nét đặc thù của các phương diện đã nêu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nét đặc thù cơ bản trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam.
    - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nét đặc thù cơ bản trên phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận án cũng kế thừa các thành tựu nghiên cứu vấn đề này của các học giả Việt Nam và thế giới trong thời gian gần đây.
    - Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tuân thủ các nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thống nhất giữa lôgic và lịch sử, nguyên tắc xem xét khách quan, xem xét toàn diện, lịch sử - cụ thể, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu, so sánh, v.v
    5. Cái mới của luận án
    Luận án chỉ ra những nét đặc thù cơ bản trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của các nét đặc thù đó đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ấy.
    Luận án đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu, phù hợp với những nét đặc thù nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề nhà nước, nhà nước pháp quyền, làm tài liệu phục vụ các cán bộ, công chức quản lý nhà nước và pháp luật.
    7. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đinh Văn Ân (chủ biên) (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Thống kê.
    2. Vũ Đình Bách, Trần Minh Đạo (chủ biên), (2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia.
    3. Hoàng Chí Bảo (2002), “Từ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1.
    4. Lê Cảm (2007), “Vai trò của xã hội dân sự đối với Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12.
    5. Chu Văn Cấp (2004), “Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 5 (71).
    6. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb. Tư pháp.
    7. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Khoa học xã hội.
    8. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
    9. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn (2003), “Lệ làng xưa và nay”, Tạp chí Cộng sản, số 8.
    10. Nguyễn Sĩ Dũng (2007), “Nhà nước pháp quyền”, Lý luận chính trị, số 3.
    11. Trần Thái Dương (2006), “Suy nghĩ về hệ thống chính trị-xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 2.
    12. Tạ Xuân Đại (chủ nhiệm) (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Công trình khoa học cấp nhà nước, KX04.03.
    13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
    22. Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Nguyễn Văn Thảo (2003), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb. Quân đội nhân dân.
    23. Phạm Văn Đức (2005), “Về một số nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số tháng 9.
    24. Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008), hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia.
    25. Nguyễn Tĩnh Gia và Mai Đình Chiến (2006), Vận dụng học thuyết Mác để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    26. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (1999), Nxb.Chính trị quốc gia.
    27. Lương Đình Hải (2006), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1.
    28. Lương Đình Hải (2010), “Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 7.
    Lương Việt Hải (2001), Hiện đại hóa xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...