Luận Văn Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ compost ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá – của công

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ compost ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá” – của công ty cổ phần Toàn Tích Thiên
    LỜI MỞ ĐẦU


    Rác thải là một trong các yếu tố được tạo ra từ hoạt động xả thải, chủ yếu là từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, khám chữa bệnh, dịch vụ . Ước tính ở Việt Nam hiện nay, tổng lượng rác thải ra hàng ngày khoảng 50 nghìn tấn, trong đó rác thải công nghiệp chiếm 54.8%, rác thải sinh hoạt chiếm 44.47%, rác thải bệnh viện chiếm 0.8%, Rác thải sinh hoạt đứng thứ hai về tổng lượng và cơ cấu rác thải ở Việt Nam, thế nhưng ở các đô thị thì nó lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng và cơ cấu rác thải đô thị.
    Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, rác thải nói chung đang càng ngày phát sinh một cách tự phát và càng tăng lên khi sản phẩm tiêu dùng tăng. Các nguyên nhân chủ yếu của việc tăng lượng rác thải là do sự tăng trưởng dân số, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá làm tăng lượng rác thải xây dựng và rác công nghiệp. Ngoài ra, cũng phải kể đến số lượng bệnh nhân tại các bệnh viện tăng lên đáng dể dẫn đến tình trạng tỷ lệ rác bệnh viện có khuynh hướng tăng.
    Như chúng ta đã biết, ảnh hưởng của chất thải nói chung, rác thải nói riêng tới môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan . là rất lớn Do đó cần phải có các biện pháp xử lý rác thải một cách triệt để và hiệu quả. Chôn lấp rác như hiện nay chỉ là giải pháp tình thế, không thể duy trì đựôc lâu dài vì rất tốn diện tích và gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm do nước rỉ rác không được xử lý triệt để qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nếu cứ tiếp tục chôn lấp thì với đà phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh dẫn đến hiện tượng quá tải các bãi chôn lấp và rất khó khăn cho việc lựa chon các đĩa kiểm mớ. Hơn nữa, việc đầu tư ban đẩu để có được một bãi chôn lấp hợp vệ sinh đúng tiêu chuẩn là rất tốn kém.
    Đứng trước tình hình bức bách về vấn đề rác thải và các biện pháp xử lý rác thải ở các đô thị nói chung và ở Bỉm Sơn – Thanh Hoá nói riêng, công ty cổ phần Toàn Tích Thương hiệu (AETTT) đã quyết dịnh đưa ra dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân mùn hữu cơ với công nghệ làm phân compost của các nước công nghiệp hàng đầu, đặc biệt là cộng hoà LB Đức.
    Là một công ty tư nhân, AETTT rất táo bạo và đầy nhiệt huyết khi đưa ra quyết định trên. Bởi lẽ, công ty đã phải bỏ ra 100% vốn của mình để xây dựng, tự vận động để xin cấp đất và giấy phép ở tỉnh Thanh Hoá và gặp không ít khó khăn. Trước đây, ta theo các dự án này đều do Nhà Nước trợ vốn và chính sách ưu đãi do đó mà các dự án mang lại lợi ích xã hội nhiều hơn. Cho nên ít có đầu tư ngoài Nhà Nước trong lĩnh vực này.
    Vậy quyết dịnh trên của AETTT có phải là một canh bạc? Hay nó có những cơ sở rất vững chắc? Và tại sao không phải dự án khác mà lại là dự án này? Để giải quyết câu hỏi này em đã mạnh dạn chọn đề tài: Phân tích chi phí – lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường của sự án “Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ compost ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá” – của công ty cổ phần Toàn Tích Thiên.
    Bố cục của bài viết gồm có 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về rác thải, biện pháp xử lý và phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA).
    Chương II: Thực trạng rác thải, xử lý rác thải, mô hình xử lý rác thải của nhà máy.
    Chương III: Phân tích chi phí lợi ích mở rộng của dự án: xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ compost ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá”.
    Do công ty mới thành lập và đây là lĩnh vực con khá non trẻ mà công ty tham gia cộng thêm khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cô cùng các bạn có quan tâm đến vấn đề này để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo Đỗ HảI Hà, TS Lê Trọng Bài, TS Lê Hùng Anh – Những người đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề tài của em.


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 5
    Chương I: Tổng quan về rác thải, biện pháp xử lý và phương pháp phân tích CBA. 7
    I. Tổng quan về chất thải, rác thải môi trường. 7
    1. Chất thải 7
    2. Rác thải 7
    3. ảnh hưởng của rác thải tới đời sống. 8
    3.1. Tác động tới môi trường không khí. 8
    3.2. Tác động của đất và nước. 8
    3.3. ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. 8
    II. Các biện pháp xử lý rác thải. 9
    1. Thiêu đốt (xử lý có nhiệt). 9
    2. ép hoá rắn. 9
    3. Chôn lấp. 10
    4. Phương pháp xử lý cơ sinh 11
    a. Phương pháp nhiệt sinh học kỵ khí 11
    b. Phương pháp chế bién phân hữu cơ compost. 12
    5. So sánh các biện pháp xử lý rác thải 12
    III. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA). 13
    1. Phương pháp CBA. 13
    1.1. Khái niệm. 13
    1.2. Sự phát triển của phương pháp 13
    1.3. Xu hướng sử dụng. 14
    1.4. Các bước tiến hành. 14
    2. Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong từng năm của dự án về một mặt bằng thời gian hiện tại: 16
    3. Công thức tính chuyển tổng các khoản tiền phát sinh đều đặn hàng năm của đời dự án về cùng mặt bằng thời gian là thời điểm khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 17
    4. Công thức tính các khoản tiền phát sinh năm sau hơn (kém) năm trước một số không đổi về cùng mặt bằng thời gian (thời điểm hiện tại). 17
    Chương II: Thực trạng rác thải, xử lý rác thải, mô hình xử lý rác thải của nhà máy trong dự án. 19
    I. Thực trạng rác thải rắn ở Việt Nam: 19
    1. Nguồn phát sinh và các đặc tính của chất thải rắn: 19
    2. Xử lý và kiểm soát chất thải rắn: 21
    2.1. Thu gom, lưu trữ và tiêu huỷ: 21
    2.2. Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân: 22
    3. Chất thải rắn nguy hại: 23
    4. Tình hình quản lý chất thải rắn: 25
    5. Cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng (tổng 465 cơ sở). 26
    6. Các địa phương có lượng chất thải nguy hại nhiều nhất: 26
    7. Dự kiến tỷ lệ công nghệ xử lý chất thải: 26
    8. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng rác thải: 27
    a. Dân số 27
    b. ý thức người dân: 27
    9. Thách thức đối với vấn đề rác thải: 27
    a. Công nghệ và những vấn đề tồn tại: 27
    b. Những thách thức khác: 28
    II. Thực trạng rác thải và tình hình quản lý ở thị xã Bỉm Sơn 29
    1. Thực trạng rác thải và các đầu vào cho nhà máy trong dự án: 29
    1.1. Đầu vào từ các chất thải rắn sinh hoạt: 29
    1.2. Đầu vào từ phế thải hữu cơ từ nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp thực phẩm. 29
    1.3. Đầu vào từ rác xanh và phế thải nông nghiệp: 29
    1.4. Đầu vào từ than bùn: 30
    2. Tình hình xử lý rác thải ở thị xã: 30
    III. Lợi ích đem lại từ việc sử dụng phân hữu cơ Compost: 30
    1. Đối với người tiêu dùng trực tiếp: 30
    2. Đối với người tiêu dùng gián tiếp từ các sản phẩm liên quan đến phân hữu cơ: 31
    IV. Tình trạng phát triển công nghệ làm và ứng dụng phân hữu cơ Compost ở Châu á và Việt Nam. 31
    1. ở Châu Âu: 31
    1.1. Quá trình phát triển, áp dụng công nghệ làm phân compost 31
    1.2. Số lượng nhà máy làm phân Compost có đảm bảo chất lượng: 31
    1.3. Tình hình tiến hành phân loại rác và xử lý Compost ở EU: 32
    1.4. Thị trường tiêu thụ phân Compost ở Châu Âu: 32
    1.5. Nguyên nhân đãn đến thành công của nước điển hình CHLB Đức: 33
    2. Một số máy làm phân compost tại Việt Nam: 33
    V. Giới thiệu dự án “Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ Compost tại thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá” của Công ty AETTT. 34
    1. ý tưởng hình thành dự án: 34
    2. Các mục tiêu của dự án: 34
    2.1. Mục tiêu chung: 34
    2.2. Mục tiêu kỹ thuật – Công nghệ: 34
    2.3 Mục tiêu kỹ thuật công nghệ: 35
    2.4. Quản lý và tổ chức 35
    3. Nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân. 35
    3.1. Nguồn vốn: 35
    3.2. Tiến độ thực hiện: 35
    3.3. Kế hoạch giải ngân 37
    4. Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội: 39
    4.1. Điều kiện tự nhiên: 39
    4.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 42
    5. Giới thiệu dây chuyền công nghệ: 42
    5.1. Lựa chọn công nghệ hợp lý cho Bỉm Sơn 42
    5.2. Dây chuyền công nghệ đề xuất: 44
    Chương III: Phân tích chi phí lợi ích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 53
    I. Dự án chi phí đầu tư 53
    1. Chi phí đầu tư dành cho xây dựng 53
    1.1. Phần cơ sở hạ tầng 53
    1.2. Phần xây dựng nhà xưởng 53
    2. Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị: 53
    3. Các chi phí khác 53
    4. Chi phí dự phòng 53
    II. Xác định chi phí lợi ích tài chính kinh tế 54
    1. Các chi phí tài chính kinh tế 54
    1.1. Bảng chi phí vận hành máy móc và nguyên liệu sản xuất 54
    1.2. Chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng 54
    1.3. Chi phí nhân công 56
    1.4. Các chi phí khác 57
    2. Các lợi ích kinh tế 58
    2.1. Thu từ lệ phí xử lý rác 58
    2.2. Thu từ nguyên liệu tái hồi 59
    2.3. Thu từ việc bán phân 60
    III. Tác động đến môi trường và xã hội của dự án 62
    1. Các tác động mang tính tiêu cực và biện pháp khắc phục 62
    1.1. Tác động tiêu cực 62
    1.2. Biện pháp giảm thiểu 62
    2. Các tác động mang tính tích cực 63
    2.1. Giải quyết vấn nặng ô nhiểm môi trường 63
    2.2. Tăng thời hạn sử dụng bãi chôn lấp 63
    2.3. Tránh được chi phí xử lý bãi chôn lấp 63
    2.4. Tạo cảnh quan môi trường 63
    2.5. Tiết kiệm qũy đất 64
    2.5. Khuyến khích hình thành mô hình quản lý rác tại nguồn 64
    2.6. Lợi ích tránh được chi phí khám chữa bệnh 64
    2.7. Tăng sản lượng thu hoạch chất lượng nông sản 64
    2.8. Lợi ích đối với người tiêu dùng gián tiếp qua nông sản rau sạch 64
    2.9. Tạo công ăn việc làm 65
    IV. Đánh giá hiệu quả dự án 65
    1. Đánh giá chi phí lợi ích tài chính kinh tế và kết quả kinh doanh của dự án 65
    1.1. Đánh giá chi phí lợi ích tài chính kinh tế 65
    2. Đánh giá lợi ích đạt được do tránh được xử lý chân lấp rác. 71
    3. Các chi phí lợi ích chưa đánh giá được 71
    4. Đánh giá cả đợt dự án. 71
    4.1. Bảng doanh thu và chi phí đã chuyển đổi. 71
    4.2. Đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C ( D T/C) 72
    4.3. Một số chỉ tiêu tài chính và bảng tổng hợp hiệu quả tài chính cả đời dự án (bảng này đã quy đổi về đầu năm dự án đi vào hoạt động: 73
    4.4. Đánh giá lợi ích do tiết kiệm quỹ đât. 75
    4.5. Các đánh giá khác: 75
    V. Giải pháp nâng cao hiệu quả xư lý của nhà máy của dự án 76
    1. Về phía nhà máy 76
    1.1. Tiến hành phân loại rác tại nguồn: 76
    1.2. Đào tạo nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ cho nhân viên. 76
    1.3. áp dụng đúng quy trình công nghệ 76
    1.4. Tạo ra sản phẩm có tính ưu việt. 76
    1.5. Liên kết hợp tác với các đối tác liên quan, tạo uy tín trên thị trường 77
    2. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương. 77
    2.1. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường. 77
    2.2. Đề ra luật và thực thi luật 77
    2.3. Các chiến lược và chính sách quốc gia và chất thải rắn 78
    2.4. Chính quyền địa phương: 79
    3. Về phía người dân ở địa phương. 79
    3.1. Cần có ý thức về môi trường chung 79
    3.2. Bỏ rác đúng nơi quy định, thời hạn quy định: 79
    3.3. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về chất thải 79
    3.4. Điều chỉnh thói quen tiêu dùng. 79
    3.5. ủng hộ Công ty trong việc xử lý chất thải. 80
    VI. Kiến nghị 80
    Kết luận 81
    Tài liệu tham khảo 82
     
Đang tải...