Luận Văn Xây dựng Nhà máy Chế biến bột gỗ Đại Nguyên công suất 25.000 tấn/năm

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

    Theo dự báo của tổ chức Nông - Lâm thế giới (FAO). Đến năm 2010 toàn thế giới sẽ có nhu cầu khoảng 476 triệu tấn giấy, năm 2020 là 640 triệu tấn. Các nước trong khu vực Đông Nam á đang phát triển nhanh có mức tăng trưởng GDP cao và nhu cầu sử dụng giấy cũng tăng nhanh.
    Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng cao và khá ổn
    định, mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2001 - 2005 là
    5,94%, giai đoạn 2005 - 2010 sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp
    và sự cải thiện đời sống của người dân, chính là nguyên nhân làm cho nhu cầu
    giấy các loại tăng nhanh (năm 2000 nhu cầu tiêu dùng giấy bình quân là
    8kg/năm). Năm 2006 ước tính 13,5kg/người/năm. Mức tăng nhu cầu sử dụng
    giấy trong những năm tới được dự báo là 10-15%/năm, riêng giấy bao bì
    20%/năm.
    Ngành công nghiệp Giấy Việt Nam có nhu cầu lớn về giấy bao bì và bột
    giấy nguyên liệu. Đặc biệt là nhu cầu về giấy bao bì chiếm tới 60% tổng nhu cầu
    giấy, nhu cầu về bao bì phụ vụ cho nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp và
    sản phẩm có nhu cầu sử dụng giấy bao bì. Các cơ sở sản xuất giấy trong nước
    hiện chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu đó. Phần còn lại phải nhập khẩu. Theo các
    đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng lên không ngừng.
    Sự thiếu hụt nguyên liệu bột giấy và giấy làm bao bì trong thời gian qua sẽ tiếp tục tăng. Năm 2004 giá giấy làm bao bì tăng từ 10-20% trong khi giá sản phẩm giấy viết và giấy in có chiều hướng giảm.
    Xuất phát từ những mục tiêu đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại
    Nguyên đã quyết định đầu tư xây dựng: “Nhà máy chế biến bột gỗ Đại Nguyên
    công suất 25.000 tấn/năm” tại thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Ngạn, tỉnh
    Bắc Giang.



    II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐTM
    2.1. Căn cứ pháp lý:



    1. Luật hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006.
    2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
    Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
    Nghị định 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng chính
    phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
    09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
    3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
    4. Thông tư 08/2006TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
    5. Nghị quyết số 41- NQ/ TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    6. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
    7. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
    Môi trường về việc tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Thẩm định Báo cáo Đánh
    giá môi trường chiến lược, Hội Đồng Thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi
    trường.
    8. Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
    9. Qui chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999.
    10. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ Môi trường đối với nước thải”.



    11. QuyTÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
    12. Công văn số: ./UBND - TNMT của UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận cho Công ty khảo sát địa bàn thực hiện Dự án tại thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
    2.2. Các tài liệu kỹ thuật:
    1. Thuyết minh Dự án Xây dựng Nhà máy chế biến bột gỗ Đại Nguyên công suất 25.000 tấn/năm tại thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại Nguyên.
    2. Bản đồ tổng thể mặt bằng Nhà máy chế biến bột gỗ Đại Nguyên công suất 25.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại Nguyên tại thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
    3. Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2008 về tình hình phát triển kinh tế -
    xã hội tại xã Vô Tranh , huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
    4. Các số liệu điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn dự kiến triển khai Dự án do Trạm Quan trắc môi trường Bắc Giang thực hiện tháng 11 năm 2008.
    3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    Chủ Đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
    - Cơ quan tư vấn : Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang.
    - Trạm trưởng : Vũ Đức Phượng.
    - Địa chỉ liên hệ : Thôn Đông Giang - xã Xương Giang - thành Phố Bắc Giang .
    - Điện thoại : 0240.3824.760.
    Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
    1. Nghiên cứu Dự án:“ Đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến bột gỗ Đại
    Nguyên công suất 25.000 tấn/năm” của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại
    Đại Nguyên tại thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.



    2. Tổ chnh tế xã hội của xã Vô Tranh - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
    3. Tổ chức khảo sát hiện trạng môi trường khu xây dựng Dự án, hiện trạng
    môi trường các khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm đến môi trường.
    4. Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tác động của Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học.
    5. Tổ chức khảo sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trường không khí, môi trường nước trong khu vực dự kiến thực hiện Dự án và các vùng lân cận.
    6. Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp số liệu lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án.


    CHƯƠNG 1
    MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

    1.1. TÊN DỰ ÁN
    Đầu tư Xây dựng Nhà máy Chế biến bột gỗ Đại Nguyên
    công suất 25.000 tấn/năm

    1.2. CHỦ ĐẦU TƯ
    Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại Đại Nguyên
    - Địa chỉ liên hệ: Thị tứ Bảo Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
    - Điện thoại: 0240.3589.679.
    - Đại diện: Ông Trương Văn Phẩm.
    - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
    1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
    Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến bột gỗ Đại Nguyên công suất
    25.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đại Nguyên có tổng diện tích là 24.500 m2 được thực hiện tại thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Có các mặt tiếp giáp như sau:
    - Phía Đông giáp với thôn Đồng Hiệu thuộc xã Bình Sơn, huyện Lục Nam.
    - Phía Tây giáp với thôn Di, xã Vô Tranh.
    - Phía Nam giáp với thôn Đồng Bóng, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn.
    - Phía Bắc giáp với xã Trường Sơn, huyện Lục Nam.
    1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
    1.4.1. Mục tiêu và hình thức đầu tư
    a. Mục tiêu đầu tư:
    - Tiêu thụ sản phẩm rừng của các Nông trường trên địa bàn và các khu vực lân cận, giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động địa phương.
    - Thực hiện Chủ trương của Chính phủ về chương trình phát triển một triệu
    tấn bột giấy/năm và quy hoạch tổng thể phát triển ngành Giấy Việt Nam trong
    giai đoạn 2000 - 2015 của Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã được Chính phủ phê
    duyệt theo Quyết định số 160/1998/QĐ - TTg ngày 14 tháng 9 năm 1998.
    - Góp phần làm phong phú cho nền công nghiệp tỉnh Bắc Giang và giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.
    - Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào các công trình phúc lợi của địa phương, bên cạnh đó còn mang lại lợi nhuận cho Công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...