Luận Văn Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đang biến chuyển rất cơ bản, mạnh mẽ và sâu rộng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chức năng và phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực. Đây chính là một sự biến đổi lịch sử có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu sự hình thành một hình thái mới của nền kinh tế thế giới - nền kinh tế tri thức. Trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ có những biến động to lớn, theo chiều hướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo có thể sẽ còn tiếp tục gia tăng. Đó là thách thức gay gắt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu không biết tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội sinh, đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, thì nguy cơ ngày càng tụt hậu là không tránh khỏi.

    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp phần mềm đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Ngày 05-06-2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005, trong đó có nêu ra mục tiêu xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát triển ngành công nghiệp phần mềm chính là một trong những cách đi tắt, đón đầu để Việt Nam tiến vào và hội nhập cùng với nền kinh tế tri thức của thế giới.

    Xuất phát từ ý tưởng trên, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vai trò của ngành công nghiệp phần mềm trong công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức tại Việt Nam, cũng như thực trạng hiện nay của ngành, em đã lựa chọn đề tài: “ Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam “ cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận có kết cấu như sau:

    ChươngI: Công nghiệp phần mềm trong chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam.

    Chương II: Thực trạng của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

    Chương III: Một số kiến nghị về chính sách và biện pháp để phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...