Luận Văn Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc


    A. Văn hóa 3


    I. Khái niệm văn hóa .3
    II. Cơ cấu văn hóa .5
    1. Chân lý 5
    a. Khái niệm .5
    b. Bản chất của chân lý 5
    c. Ý nghĩa của nghiên cứu chân lý .6
    2. Gía trị .6
    a. Khái niệm và bản chất giá trị 6
    b. Biểu hiện của giá trị 7
    c. Ý nghĩa của nghiên cứu giá trị 7
    3. Chuẩn mực .7
    a. Khái niệm của chuẩn mực xã hội 7
    b. Bản chất của chuẩn mực xã hội 8
    c. Biểu hiện của chuẩn mực xã hội .8
    d. Ý nghĩa của nghiên cứu chuẩn mực xã hội .8
    4. Mục tiêu .9
    a . Khái niệm và bản chất của mục tiêu 9
    b. Biểu hiện của mục tiêu 9
    c. Ý nghĩa nghiên cứu mục tiêu 9
    III. Các loại hình văn hóa 10
    IV. Chức năng của văn hóa 11
    B. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 12
    I. Giao lưu và hội nhập văn hóa .12
    II. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc .12
    1. Những quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa
    Việt Nam 13
    2. Nền văn hóa tiên tiến 13
    3. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc 13

    Văn hóa là một trong những vấn đề cơ bản của nghiên cứu xã hội học. Bởi lẽ cái làm cho loài người khác loài vật chính là văn hóa. Nó giữ vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội.
    A. Văn hóa
    I. Khái niệm văn hóa
    Có rất nhiều khái niệm về văn hóa, mỗi khái niệm đều có mục đích nghiên cứu riêng. Có lúc nó dùng để chỉ những phong cách ứng xử giữa các cá nhân mà tương ứng với các chuẩn mực, giá trị của xã hội. Khi khác nó lại chỉ người có học Về mặt thuật ngữ khoa học, văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Culus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”. Hoặc nói theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes: “Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần”. Dần dần sự gieo trồng nhận ý nghĩa là sự văn hóa
    Ngày nay có nhiều tác giả đã thống kê được hàng trăm cách xác định khoa học khác nhau về văn hóa. Song tóm lại giữa những khái niệm khác nhau về xã hội học thì chúng đều có những điểm chung:
    + Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.
    + Là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng ) được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau.
    + Hệ thống văn hóa có chức năng như là một khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội.
    Chúng ta có thể thống nhất khái niệm văn hóa theo Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ,
     
Đang tải...