Tiểu Luận xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

    ã B. NỘI DUNG

    I. Lí luận chung về mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng

    nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam

    1, Cơ sở lí luận

    a, Mâu thuẫn biện chứng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa

    các mặt đối lập

    b, Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

    2, Cơ sở thực tiễn

    a, Thực trạng nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị

    trường theo định hướng XHCN

    b, Thực trạng của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta

    II. Mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế

    thị trường ở Việt Nam hiện nay

    1, Đặc điểm mâu thuẫn biện chứng trong quá trình đổi mới

    chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam

    a, Những mâu thuẫn tiêu biểu trong quá trình xây dựng nền kinh tế

    thị trường ở Việt Nam

    b, Tác động của mâu thuẫn biện chứng đến nền kinh tế thị trường

    2, Giải pháp đối với mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây

    dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta

    C. KẾT LUẬN




    A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


    Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc ứng dụng lí luận triết học Mác Lênin vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đóng vai trò là kim chỉ nam, chỉ ra hướng đi đúng đắn cho toàn bộ quá trình này.


    Trong triết học duy vật biện chứng, bất kì sự vật nào cũng đều chứa đựng mâu thuẫn. Đó là hiện tượng khách quan, phổ biến, hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong, vốn có của mỗi sự vật, hiện tượng. Triết học Mác Lênin đã khẳng định, chính mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc, động lực cho sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tường trong thế giới khách quan.


    Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một hiện tượng trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, nó cũng không thể nằm ngoài qui luật mâu thuẫn. Điều này có nghĩa là nó luôn chứa đựng mâu thuẫn, và trong đó có mâu thuẫn biện chứng - nguồn gốc, động lực cho sự tồn tại, phát triển. Muốn xây dựng thành công và đưa nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đi lên, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì điều tất yếu là phải nghiên cứu những mâu thuẫn biện chứng trong đó. Từ đó giúp chúng ta tìm ra những phương pháp có hiệu quả đối với điều kiện của đất nước.


    Chính vì những lí do trên đây, em đã chọn “Mâu thuẫn biện chứng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận triết học đầu tiên của mình. Trong tiểu luận này, em chỉ xin đề cập tới một số mâu thuẫn tiêu biểu:

    - Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    - Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu

    - Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con ngừơi xã hội chủ nghĩa

    - Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội

    - Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường


    Hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đoàn Quang Thọ đã hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho em. Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, tiểu luận này không khỏi có thiếu sót và sai lầm do chủ quan khi nhìn nhận vấn đề. Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ các thầy cô để em có thể thu được kết quả tốt hơn trong những lần nghiên cứu sau.


    Em xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...