Luận Văn Xây dựng nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và sự vươn tới hội nhập với các nước trong khu vực trên thế giới khiến cho các nhà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết phát huy các nguồn lực của mình.

    Trong số những nguồn lực vốn có của doanh nghiệp , nguồn lực nhân sự được coi là quan trọng và là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp . Và để khai thác, phát huy tối đa nguồn nhân sự đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị nhân sự, đặc biệt là công tác "đào tạo và phát triển nhân sự", phải biết động viên, kích thích khả năng tiềm ẩn của con người nhằm phát huy tối đa năng lực, khả năng với óc sáng tạo của mỗi con người, qua đó tạo nên tính hiệu quả trong công việc.

    Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp phải chú trọng tới công tác quản trị nhân lực nói chung và công tác đào tạo và phát triển nhân sự nói riêng, phải biết động viên, kích thích con người với lòng say mê, nhiệt tình và trách nhiệm.

    Là sinh viên Khoa Quản trị doanh nghiệp , đứng trước thực trạng về vấn đề đào tạo và phát triển nhân sự hiện nay, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:

    " Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Đào tạo và phát triển nhân sự tại chi nhánh Miền Bắc - Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình tiên"

    Mục đích của đề tài là nghiên cứu những lý luận cơ bản về công tác đào tạo và phát triển nhân sự, đi sâu tìm hiểu tình hình kinh doanh và hình thức quản lý, sử dụng lao động tại chi nhánh Miền Bắc công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình tiên. Trên cơ sở đó so sánh với những lý thuyết về công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại chi nhánh để nhận ra những điểm còn tồn tại và đưa ra một số ý kiến, đề xuất nhằm giúp chi nhánh mở ra hướng phát triển mới phù hợp, mang lại hiệu quả cao hơn.

    Đề tài bao gồm 3 phần:

    PHẦN I: Những vấn đề cơ bản về đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp thương mại.

    PHẦN II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại chi nhánh Miền Bắc - công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.

    PHẦN III: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh Miền Bắc- công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.


    Do thời gian cũng như năng lực có hạn, trong quá trình nghiên cứu, đề tài vẫn còn có những hạn chế, khiếm khuyết rất mong có được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và bạn bè.

    Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, Ban giám đốc chi nhánh Biti's Miền Bắc. Cùng các anh chị nhân viên chi nhánh và đặc biệt là thầy Nguyễn Quang Trung đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

    Hà nội ngày14 tháng 5 năm 2001


    Chương I

    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    I. NHÂN SỰ VÀ NGUỒN LỰC NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.


    1. Khái niệm về nhân sự và nguồn lực nhân sự trong doanh nghiệp thương mại


    Con người là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp cho dù đó là một doanh nghiệp sản xuất thủ công cũng cần tới bàn tay của người thợ lành nghề cho tới nhà máy sản xuất với công nghiệp tiên tiến hiện đại, cũng cần có kỹ sư đứng máy và điều khiển chúnh. Ngoài ra con người còn là những người quản lý, lãnh đạo kết hợp giữa các bộ phận, phòng ban chức năng. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng trong thực tế con người chưa biết phát huy và khai thác hết tiềm năng vốn có để phục vụ cho công việc. Vì vậy hoạt động quản trị nhân sự ra đời, nhằm giúp cho quá trình hoạt động được tốt hơn, sự phối kết hợp giữa các bộ phận, phòng ban, cá nhân, tổ chức được tốt hơn, qua đó tạo tính hiệu quả chung cho công việc.

    1.1. Theo góc độ tổng thể: Quản trị nhân sự là tổng hợp các hoạt động nhằm phát huy tới mức cao nhất yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    1.2. Xét ở mức độ chức năng quản trị : thì quản trị nhân sự suy cho cùng là quản trị con người. Nó bao gồm các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động có liên quan đến con người để sử dụng con người, nhằm đạt được các mục tiêu tốt nhất của tổ chức. Thông qua các chức năng của quản trị, nhà quản trị tiến hành các hoạt động tác nghiệp tác động, kích thích điều khiển các hành vi và các yếu tố liên quan đến con người.

    1.3. Xét dưới góc độ nội dung của quản trị nhân sự : Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp thương mại hay quản trị con người bao gồm các hoạt động: thu thập, duy trì áp dụng và phát triển lực lượng lao động trong một tổ chức nhằm hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định, đồng thời thoả mãn các mục tiêu cá nhân khi tham gia công việc chung và góp phần thực hiện các mục tiêu của tổ chức với các hoạt động cụ thể là:

    + Hoạch định nhân sự và phân tích công việc

    + Tuyển dụng nhân sự

    + Đào tạo và phát triển nhân sự

    + Đãi ngộ nhân sự

    + Đánh giá năng lực nhân viên

    2. Chức năng của quản trị nhân sự

    Đã là nhà quản trị, ai cũng phải quản trị nhân viên của mình. Quản trị nhân sự cũng phải hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Bên cạnh đó còn phải phối hợp tài nguyên nhân sự trong toàn doanh nghiệp để thực hiện. Do vậy quản trị nhân sự thực hiện các chức năng sau:

    + Nghiên cứu tài nguyên nhân sự.

    + Hoạch định tài nguyên nhân sự

    + Tuyển dụng nhân sự

    + Đào tạo và phát triển nhân sự

    + Quản trị tiền lương đối với nhân viên

    + Dịch vụ phúc lợi

    + Y tế và an toàn

    Các chức năng trên đây có tính cách bao quát trong toàn doanh nghiệp nghĩa là quản trị nhân sự ngoài công việc là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát trong phạm vi tuyến quyền hạn của mình, còn phải làm tròn nhiệm vụ chức năng của mình là phục vụ các bộ phận khác một cách có hiệu quả.

    3. Vai trò của quản trị nhân sự

    Từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, từ bộ phận mua đến bộ phận bán, tất cả đều liên quan chặt chẽ đến yếu tố con người. Con người đây không phải là con người thuần tuý kinh tế mà là con người xã hội, có tâm tư, tình cảm. Để tạo ra tính hiệu quả trong công việc các nhà quản trị cần phải nắm bắt được tâm tư, tình cảm, năng lực, sở trường của từng cá nhân, bố trí, sắp xếp họ vào đúng vị trí phù hợp và đây chính là công việc của quản trị nhân sự .

    + Quản trị nhân sự còn góp phần tổ chức, sắp xếp, điều phối và đào tạo con người cho phù hợp với yêu cầu công việc, đặc biệt là thích ứng với những thay đổi của khoa học, kỹ thuật, giúp nắm bắt được kịp thời công nghệ tiên tiến, hiện đại.

    + Cũng xuất phát từ quan điểm con người là con người xã hội, quản trị nhân sự có vai trò to lớn trong quá trình thúc đẩy tạo động cơ cho con người thực hiện công viêc, tìm ra ngôn ngữ chung giữa các nhân viên, qua đó có những biện pháp thiết thực tạo mối liên kết giữa các nhân viên, lôi kéo họ say mê với công việc, hăng hái tích cực thực hiện các công việc.

    + Đối với doanh nghiệp , quản trị nhân sự được coi như một công cụ giúp doanh nghiệp có điều kiện lãnh đạo chỉ huy con người để đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài.

    + Quản trị nhân sự tạo nên một bộ mặt văn hoá, truyền thống văn hoá, những đặc trưng của tổ chức. Nó còn tạo nên bầu trời không khí vui vẻ, ấm áp, đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp .

    + Quản trị nhân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động của một quản trị gia. Nó là cơ sở để nhà quản trị thực hiện các hoạt động khác như: quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị tài chính

    + Đối với nền kinh tế, quản trị nhân sự có vai trò quan trọng trong việc bố trí cơ cấu lao động xã hội một cách hợp lý, đồng thời tẩy chay hiện tượng thất nghiệp trong xã hội.

    II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

    1. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự

    Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của một quản trị gia. Nó giúp cho các nhà quản trị gia đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác Nhưng nhờ quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho công việc hoặc không biết khuyến khích động viên nhân viên làm việc.

    Để quản trị có hiệu quả, các quản trị gia cần biết cách làm việc và hoà nhập với những người khác. Nhiều khi, các quản trị gia có ưu thế mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng lại không được đào tạo hoàn chỉnh trong cách tiếp xúc, quan hệ với những người khác. Thực tế cho thấy, ở cương vị của một nhà quản trị, họ phải dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu giải quyết vấn đề nhân sự hơn tất cả với các vấn đề khác.
     
Đang tải...