Tiểu Luận Xây dựng Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU​​​(ĐCSVN) – kinh tế hàng hoá (KTHH) là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội. KTHH là loại hình tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc trong sự phát triển của xã hội loài người. Kinh tế thị trường (KTTT) là trình độ phát triển cao của KTHH, trong đó toàn bộ các yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất đều thông qua thị trường.
    Ngày nay, không một ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của KTHH và KTTT trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản xuất xã hội .; không một ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của KTHH, KTTT trong nhiều chế độ xã hội khác nhau; không một ai còn ngây thơ cho rằng KTHH, KTTT là sản phẩm riêng có của CNTB v.v . Đảng ta khẳng định: "sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng". (1)
    Trong xã hội, cứ có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì tất yếu có thị trường. Quy mô của lưu thông hàng hoá và sức mua của xã hội quyết định dung lượng thị trường. Đến lượt mình, sử dụng, mở rộng và lành mạnh hoá thị trường lại có tác dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Thị trường gắn với lĩnh vực lưu thông hàng hoá, thị trường hình thành ở đâu có cung - cầu hàng hoá, nói đến thị trường là nói đến hàng hoá, giá cả, tiền tệ, người bán, người mua . Thị trường là tổng hoà những mối quan hệ mua - bán trong xã hội, được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế-xã hội nhất định. Cơ sở của thị trường là sự phân công lao động xã hội. Trình độ và quy mô thị trường gắn liền với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội. Theo Các Mác "Thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi" (1), Lênin cho rằng: "khái niệm "thị trường" hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội . Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có "thị trường". Quy mô của "thị trường" gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội"(2).
    Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò rất quan trọng. Đối với nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phải phát triển KTTT. Vì vậy, phát triển KTTT được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ ĐỀ TÀI


    I. KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    Trên Thế giới có rất nhiều mô hình kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán: Sản xuất phải gắn liền với thị trường. Những quan hệ kinh tế do phân công lao động xã hội làm nảy sinh đều được thực hiện qua thị trường. Những vấn đề kinh tế lớn sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai đều được thực hiện thông qua thị trường.
    Đặc trưng của kinh tế thị trường:
     
Đang tải...