Luận Văn Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ​Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốctế ở Việt Nam

    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
    A. Lời mở đầu :

    B. Nội dung :
    I. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay:
    1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan:
    1.1. Tình hình quốc tế và khu vực làm nảy sinh và thúc đẩy quá trình hội nhập :
    1.2. Sự hình thành chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta:
    2. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta:

    3. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam:
    3.1. Các bước đi của ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    3.2. Một số kết quả bước đầu đã đạt được :
    3.3. Những yếu kém và tồn tại cần giảI quyết trong thời gian tới:

    I. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam:
    1. Quan niệm về một nền kinh tế độc lập tự chủ :

    2. Điều kiện và giải pháp chủ yếu để bảo đảm tự chủ về kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế :
    a. Có đường lối , chính sách độc lập tự chủ về phát triển kinh tế – xã hội :
    b. Phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh :
    c. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :

    C. Mối quan hệ hữu cơ giữa xây dụng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế :








    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay , hoà bình và hợp tác quốc tế vì sự phát triển ngày càng trở thành một đòi hỏi bức súc của nhiều quốc gia và các dân tộc trên thế giới nhằm tập trung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế . Những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ , nhất là công nghệ truyền thông và tin học , càng gắn kết giữa các quốc gia và các nền kinh tế với nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi quốc gia. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế này đã thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây của sự trao đổi hàng hoá , dịch vụ và công nghệ giữa các nước trên thế giới và sự hình thành của nhiều thể chế hợp tác kinh tế và khu vực . Nhận thức rõ những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế là để phát triển kinh tế , đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá, ngay từ cuối những năm 1980 , Đảng và nhà nước ta đã chủ trương tích cực tham gia chủ động hội nhập khu vực và thế giới . Đại hội VI của Đảng họp tháng 12-1986 chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nhằm đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế và xã hội . Đại hội làn thứ VII (1992) và lần thứ VIII (1996) tiếp tục phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới , phấn đấu vì hoà bình , độc lập và phát triển”. Cùng với việc thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các nước, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào các tổ chức và thể chế hợp tác khu vực và quốc tế. Chủ trương này đã được khẳng định trong các nghị quyết Trung ương III (6/1992) , Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết 04 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12/1997) . Phương châm của hội nhập kinh tế quốc tế là phảI luôn giữ vững độc lập dân tộc , chủ quyền quốc gia , không ngừng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế phải tiến hành từng bước với lộ trình họp lý , phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta . Điều này hết sức quan trọng bởi chỉ trên cơ sở những bước đi phù hợp , chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức lớn và vận dụng tốt những cơ hội thuận lợi mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đem lại .
     
Đang tải...