Báo Cáo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập thế giới

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập thế giới

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay theo điều tra của liên hiệp quốc về thu nhập bình quân theo đầu người thì bình quân thu nhập theo đầu người ở nước ta khoảng 200 USD/người, là môt trong 12 nước có thu nhập thấp nhất thế giới. Do vậy một vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là nâng cao mức thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện đời sống của nhân dân theo chiều hướng tốt lên. Đồng thời nâng vị trí của nước ta cao lên trên thị trường thế giới tạo ra một bộ mặt mới. Yếu tố quyết định đến mức thu nhập của người dân là nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một nền kinh tế mới. Qua sự nghiên cứu của Đảng và Nhà nước cùng với lý tưởng của Hồ Chí Minh, thì nền kinh tế độc lập tự chủ hoà nhập với quốc tế là nền kinh tế phù hợp với hoàn cảnh nước ta nhất. Để xây dựng nền kinh tế đó từ đại hội lần thứ VI của Đảng chúng ta đã kiên quyết xoá bỏ nền kinh tế cũ xác định lại sai lầm và xây dựng kế hoạch kinh tế mới, đó là một nhiệm vụ quan trọng. Nền kinh tế đó có ưu điểm là nhờ sự trợ giúp của các nước bè bạn. Chúng ta sẽ tận dụng triệt để nguồn tài nguyên sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào và tiếp thu được phương thức quản lý cũng như nền khoa học của thế giới. Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế nước ta đang phát triển rất trì trệ so với thế giới. Chúng ta cần phải hội nhập hoà đồng để cùng phát triển. Vì nền kinh tế thế giới hiện nay nhìn chung là rất phát triển. Từ đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: "Tất cả những gì đã làm được và chưa làm được của Đảng đã chứng tỏ sự chưa ngang tầm với nhiệm vụ đề ra".Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng xác định đường lối phát triển kinh tế tiếp đó là phát triển theo công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
    Dưới góc độ triết học xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là đưa nền kinh tế của nước ta sang một cơ chế phù hợp với quy luật của lịch sử và điều kiện của Đất nước ta để theo kịp sự phát triển của thời đại. Còn hội nhập đó là một yêu cầu tất yếu đối với bất cứ một nền kinh tế nào.
    , chúng luôn tác động làm thay đổi lẫn nhau. Không có một sự vật nào có thể tồn tại độc lập được muốn khám phá, nó phải dựa vào các mối quan hệ với sự vật khác. Áp dụng nguyên lý này ta thấy nền kinh tế nước ta không thể phát triển độc lập được, phải kết hợp với các nước khác trên thế giới cùng phát triển. Có như vậy nền kinh tế nước ta mới theo kịp nền kinh tế thế giới. Đảng ta nhận thức rõ điều đó đã đưa ra mục tiêu: "xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập thế giới". Đó là một mục tiêu đúng đắn nhất được nhân dân ta ủng hộ và ra sức thực hiện cùng với sự lãnh đaọ của Đảng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chúng ta còn gặp nhiều khó khăn như vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý . và cũng có những thuận lợi như: sự đầu tư của nước ngoài, nguồn vốn của Đảng và sự giúp đỡ của các nước bè bạn. Đó là những điều kiện để giúp nền kinh tế của nước ta nhanh chóng đi lên, để hội nhập với nền kinh tế thế giới đang phát triển.
    Trong chủ nghĩa duy tâm của các nhà khoa học trước Mác, khi nghiên cứu về hai phạm trù sự vật và hiện tượng đã kết luận rằng: sự vật và hiện tượng rời rạc, không liên quan đến nhau khi mà trình độ của khoa học tự nhiên còn bị hạn chế ở phương pháp sưu tập tài liệu nghiên cứu tách rời từng bộ phận riêng rẽ. Quan niệm trên đã dẫn đến sai lâmf về thế gioiứ quan triết học, dựng lên ranh giới giả tạo giữa sự vật và hiện tượng. Phương pháp này chưa phát hiện ra cái bản chất chung của quy luật vận động và sự phát triển của các sự ạt và hiện tượng trong thế giới.
    Khi Mác nghiên cứu về phạm trù này trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng. Trong kho tàng lý luận của nhân loại cùng với những khái quát mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Phép biện chứng duy vật (BCDV) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng.
    Khái niệm liên hệ là sự giàng buộc lẫn nhau, trong phép biện chứng mối liên hệ nghĩa là biện chứng đó là một sự giàng buộc không thể tách dời nhau. Đồng thời còn là sự tác động và làm thay đổi lẫn nhau của các sự vật và hiện tượng. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta trong hoạt động thực tiễn của nền kinh tế.
    Ví dụ: Mối liên hệ giữa cung và cầu được biểu hiện ở sự vận động của giá cả, khi giá cả cao thì cung nhở hơn cầu và ngược lại.
    Mối liên hệ này diễn ra ở tất cả các sự vật và hiện tượng. Trong khoa học tự nhiên giữa động vật và thực vật. Trong đời sống hàng ngày mói liên hệ giữa cá nhân và tập đoàn .
    Mối liên hệ phổ biến theo quan điểm hiện đại là mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên xã hội và tư duy). Dù phong phú đa dạng đến đâu cùng tồn tại trong một mối liên hệ với sự vật khác, không có sự vật - hiện tượng nào tồn tại cô lập riêng biệt được mà phải trong mối liên hệ giàng buộc với sự vật khác.
    Ví dụ: Nền kinh tế của các vùng ở nước ta muốn tồn tại va phát triển được thì phải trao đổi sản phẩm với vùng khác. Nấu không trao đổi thì không có các điều kiện để phát triển như giống, lương thực.
    Trước sự phát triển của thế giới và bước đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta đã thấy được kết quả bước đầu. Điều đó cho thấy trong thời đại ngày nay không một dân tộc nào một đất nước nào có thể phát triển độc lập được. Sự hợp tác nhiều mặt nhiều chiều tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng cả hai bên cùng có lợi đã trở thành một xu thế tất yếu của xã hội ngày nay.
     
Đang tải...