Tiểu Luận Xây dựng một tình huống bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra - Bài tập cá n

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân 2 Luật dân sự 2 – Xây dựng một tình huống bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

    Đề bài: “Xây dựng một tình huống bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra.”
    Xây dựng tình huống.
    Gia đình anh Hùng kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách (có đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ gia đình) với quy mô là 5 chiếc xe khách 24 chỗ ngồi, sử dụng 5 người lao động. Anh Long, một tài xế xe khách được anh Hùng thuê lái một trong 5 chiếc xe khách của gia đình anh Hùng có biển số là 30M-3363. Trong một lần có hợp đồng với nhóm khách du lịch về việc vận chuyển nhóm này đi du lịch tại Sầm Sơn – Thanh Hóa, anh Hùng đã giao cho anh Long là người phụ trách thực hiện hợp đồng này. Rạng sáng ngày 1/3/2011, xe bắt đầu khởi hành từ số 71 Dịch Vọng. Khi ra đén ngã tư cắt giữa Giải phóng và Kim đồng, thấy tín hiệu đèn đỏ, anh Hùng đã đạp chân phanh nhưng không phanh được, lúc bấy giờ, xe không dừng lại ngay mà nhích thêm 1 đoạn xa 10m mới dùng lại. Vì vậy, mũi xe đã đụng vào cụ Phi, một người đi bộ đang qua đường. Do tuổi tác cao, nên khi bị xe đụng, cụ Phi ngã văng ra xa, ngất tại chỗ. Sau khi được mọi người đưa đi cấp cứu và chữa trị, cụ Phi đã bình phục. Tổng số tiền phí chữa trị cho cụ là 3 triệu đồng.
    1. 1. Giải quyết tình huống.
    a. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống trên.
    Trong tình huống trên, thiệt hại trên thực tế đã xảy ra đối với cụ Phi. Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm bồi thường thì trước tiên phải thấy được ba mối quan hệ sau:
    - Thứ nhất, mối quan hệ giữa người làm công là anh Long với anh Hùng (chủ lao động) thông qua hợp đồng lao động. Theo đó, trong hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên có nêu rõ anh Hùng thuê anh Long lái chiếc xe khách 24 chỗ ngồi mang biển số 30M-3363 do anh Hùng là chủ sở hữu để thực hiện các dịch vụ vận chuyển khách theo yêu cần của anh Hùng. Hợp đồng này chính là cơ sở pháp lý để xác định thiệt hại xảy ra đối với cụ Phi có liên quan trực tiếp đến công việc mà anh Long được anh Hùng giao không hay nói cách khác, anh Hùng có liên quan gì đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho cụ Phi do anh Long gây ra không? Theo đó, ta thấy trong tình huống này anh Long gây thiệt hại cho cụ Phi trong vai trò người làm công của anh Hùng, khi đang thực hiện công việc mà anh Hùng giao cho.
    - Thứ hai, quan hệ giữa người sử dụng lao động là anh Hùng với người bị thiệt hại là cụ Phi. Từ việc phân tích quan hệ trên giữa anh Long và anh Hùng có thể thấy dù anh Hùng không phải là người trực tiếp gây thiệt hại cho cụ Phi nhưng anh Long gây thiệt hại cho chi Phi trong quá trình thực hiện công việc mà anh Hùng giao. Vì vậy, về mặt pháp lý giữa anh Hùng và cụ Phi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hai giữa chủ lao động với người bị thiệt hại về thiệt hại do người làm công gây ra.
    - Thứ ba, mối quan hệ giữa anh Long và cụ Phi. Trong tình huống trên, anh Long trực tiếp lái xe và gây thiệt hại cho chị Phi. Xét về mặt lỗi, khi anh Long gây thiệt hại cho chị Phi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã phát sinh. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, anh Long gây thiệt hai cho cụ Phi trong quá trình thực hiện công việc theo hợp đồng với anh Hùng, vì vậy, không xét đến mối quan hệ bồi thường thiệt hại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...