Luận Văn Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn h

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch trường đại học dân lập hải phòng




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất
    yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mà còn là
    cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong đất nước. Đồng
    thời, du lịch còn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn
    nhận những giá trị quý báu của dân tộc, đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ
    hiểu về công lao của cha ông mình, cũng như những giá trị nhân văn, giá trị
    truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Việt Nam là một
    quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng mà thống nhất,
    54 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trên một vùng
    lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, sẵn sàng chia sẻ với những
    mảnh đời bất hạnh, hay chung tay góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên của đất
    nước, những việc đó thì cần có sự tham gia một cách tự nguyện của mỗi công
    dân Việt Nam. Với các bạn sinh viên cũng không phải là ngoại lệ, vì vậy hoạt
    động tình nguyện là một trong những hoạt động không thể thiếu tại các trường
    Đại học và Cao đẳng. Hoạt động tình nguyện tạo ra cho sinh viên cơ hội tham
    gia vào các hoạt động vì cộng đồng, giúp các bạn có những trải nghiệm thực tế
    trong quá trình học tập. Mặt khác, tham gia hoạt động tình nguyện còn giúp các
    bạn sinh viên học được cách ứng xử linh ho ạt hơn, từ đó giúp các bạn trưởng thành
    hơn trong cuộc sống.
    Trường Đại học Dân lập Hải Phòng là ngôi trường đào tạo đa ngành, đa
    nghề, đào tạo không chỉ chú trọng phần lý thuyết mà còn đề cao cả phần thực
    hành. Với mỗi Ngành, mỗi Khoa thì có những đặc thù riêng, với Khoa Văn hóa
    du lịch thì hàng năm thường tổ chức nhiều chuyến đi thực tế sau những giờ học
    lý thuyết trên giảng đường của các môn học. Các chuyến đi thực tế giúp các bạn
    sinh viên củng cố những kiến thức đã học, bổ sung các kỹ năng mềm, cũng như
    kỹ năng nghề nghiệp sau này, thông qua các chuyến đi thực tế các bạn sinh viên
    2
    bạn rèn luyện được khả năng tự tin khi đứng trước đám đông. Từ đó, giúp các
    bạn hiểu được đặc thù nghề nghiệp sau này.
    Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch đang rất được yêu thích và có
    khả năng phát triển mạnh mẽ. Phát triển loại hình du lịch tình nguyện có thể
    được xem như là một chiến lược phát triển dẫn đến sự phát triển bền vững. Du
    lịch tình nguyện, mang lại lợi ích không chỉ cho cộng đồng địa phương mà bản
    thân người tham gia cũng thấy được nhiều điều bổ ích. Vì vậy,việc nghiên cứu
    xây dựng các chương trình du lịch kết hợp với các hoạt động tình nguyện cho
    sinh viên Khoa Văn hóa du lịch là một việc có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm
    tăng thêm các trải nghiệm thực tế cho sinh viên và giúp các bạn sinh viên có
    những đóng góp nhất định cho cộng đồng.
    Chính vì các lý do trên và những kiến thức em được học trong trường,
    cùng với sự hướng dẫn, góp ý của thầy Nguyễn Tiến Độ em đã chọn đề tài:
    “Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện
    dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập hải phòng”
    làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng được một số chương trình du lịch kết hợp với các hoạt động
    tình nguyện dành cho sinh viên khoa Văn hóa du lịch – Trường Đại học Dân lập
    Hải Phòng, giúp các bạn vừa vận dụng những kiến thức đã học được trên lớp,
    vừa được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội. Để từ đó
    góp phần vào việc phát triển du lịch một cách bền vững trong tương lai.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng chương trình du lịch và
    du lịch tình nguyện.
    - Nghiên cứu nhu cầu du lịch và tham gia các hoạt động tình nguyện của
    sinh viên Khoa Văn hóa du lịch – Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
    3
    - Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình
    nguyện dành cho sinh viên Khoa Văn hóa du lịch.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Loại hình du lịch tình nguyện và các chương trình du lịch gắn với các
    hoạt động tình nguyện.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động du lịch cũng như các hoạt động
    tình nguy ện của sinh viên khoa Văn hóa du lịch – Trường Đại h ọc Dân lập Hải Phòng.
    4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần giúp các sinh viên trong
    Khoa Văn hóa du lịch có thêm tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận xây dựng
    chương trình du lịch và loại hình du lịch tình nguyện.
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Giúp các doanh nghiệp lữ hành có thêm một sự gợi ý trong việc xây dựng
    các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút khách hàng.
    Các hoạt động trong chương trình du lịch tình nguyện mang lại lợi ích
    thiết thực cho cộng đồng địa phương tại các điểm đến, góp phần làm cho cuộc
    sống tốt đẹp hơn, mặt khác tham gia các chương trình du lịch tình nguyện có thể
    giúp các bạn sinh viên tạo ra những thay đổi về ý thức và cách sống của mình.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
    Trên cơ sở thu thập tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài viết, sách
    du lịch và một số tài liệu có liên quan để tổng hợp, phân tích và xử lý rồi rút ra
    kết luận hợp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
    5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
    4
    Thực hiện khóa luận này em đã tiến hành đi khảo sát tại các điểm du lịch
    ở một số tỉnh thành như: Sa Pa, Hải Phòng, Hà Nội nhằm tìm hiểu về hoạt động
    du lịch, cũng như các điểm có thể thực hiện hoạt động tình nguyện.
    5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
    Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng phương pháp điều tra qua:
    bảng hỏi, với 120 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 2 phần, phần I là thông tin cá nhân,
    phân II là phần nội dung bao gồm 17 câu hỏi, trong đó 10 câu đầu hỏi về nhu
    cầu du lịch, 7 câu còn lại hỏi về nhu cầu tham gia các hoạt động tình nguyện của
    sinh viên Khoa Văn hóa du lịch – Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
    5.4. Phương pháp phân tích, thống kê
    Quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, sau khi đã phát phiếu và thu được
    phản hồi, đã tiến hành phân tích 120 phiếu để thống kê và thu được các số liệu
    về nhu cầu du lịch, cũng như số liệu về nhu cầu tham gia các hoạt động tình
    nguyện của sinh viên trong Khoa Văn hóa du lịch.
    6. Bố cục khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo,
    khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình du lịch và loại hình
    du lịch tình nguyện
    Chương 2: Tìm hiểu nhu cầu du lịch và tham gia các hoạt động tình
    nguyện của sinh viên Khoa Văn hóa du lịch
    Chương 3: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động
    tình nguyện dành cho sinh viên Khoa Văn hóa du lịch




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương, Giáo trình hướng dẫn du lịch,
    Nxb Thống kê Hà Nội, 2000.
    2. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh
    doanh lữ hành,Nxb Kinh tế Quốc dân, 2009.
    3. Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả, Địa lý du lịch, Nxb Đại học Quốc gia
    Hà Nội, 2000.
    4. Kỷ yếu 15 năm thành lập Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
    5. Quốc hội, Luật du lịch, Nxb Lao động – Xã hội, 2006.
    6. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
    Nội,2000.
    7. Trung tâm thư viên trường Đại học Dân lập Hải Phòng “Trường Đại học
    Dân lập Hải phòng qua con mắt các nhà bào”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...