Luận Văn Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử Vật lý

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử Vật lý

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    1. Trắc nghiệm:

    Là một dụng cụ hay một phương thức hệ thống nhằm đo lường thành tích của một cá nhân so với các cá nhân khác hay so với một yêu cầu, nhiệm vụ học tập đã được dự kiến.
    Trong lĩnh vực giáo dục, thường dùng chữ “trắc nghiệm thành quả học tập” hay
    “trắc nghiệm thành tích”. Trong trường học, từ “trắc nghiệm” được dùng như một hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Tại Việt Nam, các tài liệu thường ghi là “trắc nghiệm khách quan”, không phải hiểu theo nghĩa đối lập với một đo lừong chủ quan nào, mà nên hiểu là hình thức kiểm tra này có tính khách quan cao hơn cách kiểm tra, đành giá bằng tự luận chẳng hạn.
    Các điểm số thu thập được từ một bài trắc nghiệm thành tích có thể cung cấp hai loại thông tin:
    + Loại thứ nhất: mức độ người học thực hiện được tiêu chí đã được ấn định, không cần biết người ấy giỏi hơn hay kém hơn những người khác.
    + Loại thứ hai: sự xếp hạng tương đối của các cá nhân liên quan đến mức độ thực
    hiện của họ về bài trắc nghiệm đã ra.

    2. Một số khác biệt và tương đồng giữa tự luận và trắc nghiệm:

    Trong cuốn sách về trắc nghiệm thành quả học tập xuất bản năm 1965, Robert L. Ebel đã nêu lên 9 điểm khác nhau và bốn điểm tương đồng giữa tự luận và trắc nghiệm. Tất nhiên với sự tiến bộ về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực trắc nghiệm và đo lường, những sự khác biệt về hai loại có thể sẽ giảm đi và những sự tương đồng tăng lên. Dẫu sao, những điểm nêu ra dưới đây cũng có thể giúp cho ta có một số ý niệm khái quát về trắc nghiệm và phân biệt được nó với loại tự luận vốn quen thuộc ở các lớp học của ta từ xưa đến nay.

    * Những điểm khác nhau giữa trắc nghiệm và tự luận:


    (1) Một câu hỏi thuộc loại tự luận đòi hỏi thí sinh phai tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn.
    (2) Một bài tự luận gồm số câu hỏi tương đối ít và tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn.
    (3) Trong khi làm một bài tự luận, thí sinh phải bỏ phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. Mặt khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm,thí sinh dùng nhiều thời giờ để đọc và suy nghĩ.
    (4) Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng
    của người soạn thảo bài trắc nghiệm ấy; ngược lại, chất lượng của một bài tự luận tùy thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.



    (5) Một bài thi theo lối tự luận tương đối dễ soạn nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác; trong khi bài trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác hơn.
    (6) Với loai tự luận, thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả
    lời, và người chấm bài cũng tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng riêng của mình. Mặt khác, với một bài trắc nghiệm, người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt câu hỏi, nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng.
    (7) Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ học tập của người học, và cơ sở trên đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đó, được phát biểu một cách rõ ràng hơn là trong các bài tự luận.
    (8) Một bài trắc nghiệm cho phép, và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán. Ngược lại, một bài tự luận cho phép, và đôi khi khuyến khích sự “lừa phỉnh” (chẳng hạn như bằng những ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra những bằng chứng khó có thể xác định được).
    (9) Sự phân bố điểm số của một bài thi tự luận có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại, với bài trắc nghiệm thì phân bố điểm số thí sinh hầu như hoàn toàn được quyết định do bài trắc nghiệm.

    * Những điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và tự luận:

    (1) Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.
    (2) Dù là trắc nghiệm hay tự luận, tất cả đều có thể được sử dụng để khuyến
    khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề.
    (3) Cả hai loại, trắc nghiệm và tự luận, đều đòi hỏi sự sử dụng ít nhiều phán đoán chủ quan.
    (4) Giá trị của cả hai loại trắc nghiệm và tự luận, tùy thuộc vào tính khách quan và đáng tin cậy của chúng.

    3. Những điều lợi và bất lợi của trắc nghiệm khách quan.

    a. Trắc nghiệm khuyến khích sự đoán mò?

    Một trong những chỉ trích mạnh mẽ nhất về trắc nghiệm là thí sinh có thể đoán mò các câu trả lời trên một bài trắc nghiệm khách quan. Nếu đó là một bài trắc nghiệm ngắn và gồm toàn những câu có hai lựa chọn: Đúng – Sai, thì thí sinh ấy có cơ may đạt được điểm tối đa, hoàn toàn bằng lối đoán mò, một lần trong hàng ngàn lần thử. Nếu thí sinh ấy không chuẩn bị tốt cho kỳ thi, và nếu bài trắc nghiệm quá khó, thì thí sinh ấy có thể, bằng lối đoán mò, tình cờ đạt được điểm số cao hơn là nếu anh ta cẩn thận suy nghĩ về từng câu hỏi để cố gắng đưa ra câu trả lời đúng. Thế nhưng, trong thực tế, ít khi thí sinh có kỳ vọng đạt được điểm cao trên một bài trắc nghiệm dài, gồm nhiều câu hỏi và mỗi câu có nhiều lựa chọn. Do đó, tuy rằng thí sinh có thể đoán mò với một bài trắc nghiệm, lối đoán mò ấy rất hiếm khi đem đến lợi lộc gì cho họ.
    Lối áp dụng công thức điều chỉnh lại điểm số trắc nghiệm bằng cách trừ điểm các
    câu làm sai được đặt trên giả định sai lầm là tất cả những câu làm sai đều là những câu đoán mò. Thật ra, không phải lúc nào thí sinh cũng áp dụng lối đoán mò. Thí sinh chỉ



    đoán mò trong một bài thi khi họ không có chút kiến thức nào liên quan đến câu hỏi, khi đã gần hết giờ làm bài, hay khi họ không còn hứng thú để cố gắng lựa chọn câu tra lời có suy nghĩ. Thông thường hơn, thí sinh không hẳn là đoán mò mà chi là không chắc chắn hoàn toàn về câu trả lời hay lựa chọn của mình.
    Một trong các phương pháp tìm hiểu xem các thí sinh có đoán mò hay không là xem xét độ tin cậy của bài trắc nghiệm ấy. Nếu bài trắc nghiệm của ta có hệ số tin cậy cao, ta có thể tin tưởng rằng sự đoán mò chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào các điểm số của thí sinh.
    Dẫu sao, việc ngăn ngừa sự đoán mò, cũng như các kỹ thuật sửa chữa sự đoán mò vẫn là mối quan tâm đặt biệt của các nhà nghiên cứu trắc nghiệm hiện đại.





    tin?

    b. Trắc nghiệm chỉ đòi hỏi người học nhận ra thay vì nhớ thông



    Một chỉ trích thứ hai vẫn thường được nêu ra về trắc nghiệm là cho rằng trắc nghiệm chỉ đòi hỏi thí sinh “nhận ra” những gì đã học qua các câu trả lời cho sẵn, thay vì “nhớ” các thông tin ấy và viết ra trên giấy. Cũng như phần nhiều các chỉ trích khác, lối phê phán này thường dựa trên cảm tính hơn là trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
    Để tìm hiểu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu trắc nghiệm đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm trong các thập niên 1960 và 1970, bằng cách so sánh trắc nghiệm với tự luận và với hình thức điền khuyết. Godshalk, Choppin và Purves so sánh trắc nghiệm với tự luận và chứng minh rằng trắc nghiệm cũng có khả năng tiên đoán thành quả học tập tổng quát của sinh viên không thua kém gì tự luận.
    Hơn thế nữa, lời than phiền hay chỉ trích, cho rằng trắc nghiệm chỉ đòi hỏi thí sinh “nhận ra”, thay vì “nhớ” thông tin, ngụ ý rằng các bài trắc nghiệm phải được giới hạn trong việc khảo sát những gì học sinh đã được nghe hay đã được đọc trước kia, và như vậy công dụng của trắc nghiệm là chỉ để khảo sát khả năng “nhớ” các thông tin mang tính chất sự kiện mà thôi. Quan niệm như vậy là không đúng, vì khả năng nhớ các thông tin, tuy là cần thiết nhưng đó là mức độ nhận thức thấp nhất. Một bài kiểm tra, dù là tự luận hay trắc nghiệm, không chỉ nhằm mục đích khảo sát khả năng nhớ lại những gì đã nghe, đã đọc, mà còn phải hướng đến các khả năng cao hơn thế như: thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

    c. Trắc nghiệm không khảo sát mức độ cao của các quá trình tư duy?

    Nhiều người nghĩ rằng chỉ có tự luận mới khảo sát được quá trình tư duy cao, còn trắc nghiệm chỉ khảo sát được khả năng nắm vững thông tin mang tính chất sự kiện mà thôi. Điều này chỉ đúng với những bài trắc nghiệm soạn thảo cẩu thả hay do người soạn thảo chưa nắm vững các mục tiêu giảng dạy và đánh giá. Các quá trình tư duy cao có thể được mô tả bằng nhiều cách, chẳng hạn như: suy luận, khái quát hóa, suy luận trừu tượng, suy diễn, quy nạp, phán đoán,tưởng tượng, Mặc dầu các quá trình tư duy này không hoàn toàn độc lập với nhau, nhưng chúng không đồng nghĩa. Người ta thường cho rằng bài thi tự luận mới nhằm khảo sát các khả năng này, nhưng chưa có, hay ít các công trình nghiên cứu xác nhận điều này bằng phương pháp định lượng với các kỹ thuật thống kê, chẳng hạn như kỹ thuật phân tích yếu tố. Nhưng đối với trắc nghiệm thì các khả năng nói trên là những mục tiêu khảo sát mà người soạn trắc nghiệm phải quan tâm đến đầu tiên, trước và trong khi soạn thảo. Và kỹ thuật phân tích yếu tố hiện đại có thể giúp cho
     
Đang tải...