Thạc Sĩ Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Các định luật bảo toàn trong ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Các định luật bảo toàn trong chương trình Vật Lý đại cương"

    LỜI CẢM ƠN
    Để cuốn luận văn được hoàn thành em đã được sự giúp đỡ từ bạn bè và đặc biệt là
    Thầy đã hướng dẫn và đã tận tình sửa chữa lại cho em về các câu trắc nghiệm
    cũng như cách trình bày luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn
    đã giúp đỡ em và em cũng xin cảm ơn khoa Vật Lý trường Đại Học Sư Phạm Tp
    Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em thực hiện đề tài này. Tuy đã cố gắng nhưng
    vẫn còn những sai sót mong các Thầy, Cô đọc và nhận xét để em rút kinh nghiệm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
    SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
    A. Mở đầu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoá với
    mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở
    thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định
    thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là
    con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất
    lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu
    từ giáo dục, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như
    là xác định những gì cần đạt được đối với người học sau một quá trình đào
    tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng
    kiến thức, kỹ năng đủ và chắc chắn. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta
    phải có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo cho đất
    nước những người lao động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Như vậy, đổi
    mới chương trình giáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội
    dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục,
    kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy
    trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lí cả quá trình này.
    Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con
    người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh
    giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã
    học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo khi giải quyết những
    tình huống thực tế. Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá
    sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều
    thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt
    động học.
    Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung
    đào tạo và một phần nào đó là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì qua
    các cuộc cải cách giáo dục việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết
    quả học tập chưa được sự quan tâm đúng mức. Hình thức thi cử theo lối luận
    đề quen thuộc đã tồn tại khá lâu nay bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là
    trong khâu ra đề thi và khâu chấm thi. Đa số các bài kiểm tra luận đề chỉ
    nhằm khảo sát khả năng nhớ hay thuộc lòng những gì học sinh đã học qua các
    bài giảng, sách vở. Còn đối với các kỳ thi lớn như thi tốt nghiệp trung học phổ
    thông hay thi tuyển sinh đại học thì nhìn chung các đề thi cũng chưa đáp ứng
    được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,
    chưa khảo sát được tình hình học tập của họ. Hậu quả của cách kiểm tra đánh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
    SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
    giá như vậy là làm cho học sinh phải ghi nhớ kiến thức như một nghĩa vụ, học
    biết đó rồi quên ngay sau đó; lý thuyết thì thuộc một cách máy móc nhưng khi
    vận dụng thì gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không vận dụng được trong thực
    tế. Bên cạnh đó là sự bất cập trong khâu chấm thi. Đáp án đề thi được đưa ra
    nhiều khi còn gây tranh cãi, ngay các các phương án cho điểm cũng gây tranh
    cãi. Việc tổ chức chấm thi với hàng loạt bài thi theo lối luận đề rất mất thời
    gian và tốn kém.
    Rõ ràng việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra,
    đánh giá kết quả học tập nói chung ngày càng trở nên cần thiết. Với các ưu
    điểm vốn có của mình, trắc nghiệm khách quan sẽ phần nào khắc phục được
    những hạn chế của hình thức luận đề và giúp cho việc thi cử trở nên nhẹ
    nhàng, ít tốn kém hơn. Hơn nữa nếu có thể kết hợp phương pháp trắc nghiệm
    với các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập khác thì có thể đáp
    ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
    sinh.
    Trong tương lai, theo nghề nghiệp đã chọn, em sẽ trở thành giáo viên
    Vật lý thì việc tìm hiểu hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là rất cần
    thiết. Thông qua đề tài này, em có thể có được các kỹ năng cần thiết để soạn
    thảo một bài kiểm tra hay một bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan
    và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đó, từ đó có thêm được một công cụ
    hữu hiệu để kiểm tra đánh giá kết quả học tập Vật lý của sinh viên.
    Xuất phát từ tất các các lý do trên, với sự hướng dẫn của Thầy Dương
    Đào Tùng, em chọn đề tài Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc
    nghiệm kháh quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong
    chương trình Vật Lý Đại Cương cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    II. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI
    Ở mức độ lý luận có thể nói là hiện nay các tài liệu về trắc nghiệm bằng
    tiếng Việt rất ít, chưa được phổ biến rộng. Trong quá trình thực hiện đề tài
    này, em đã sử dụng chủ yếu hai tài liệu tiếng Việt là Trắc nghiệm và đo lường
    thành quả học tập, NXB ĐHTH TPHCM (2 tập_Tập 1 xuất bản năm 1995 và
    Tập 2 xuất bản năm 1998) của tác giả GS. Dương Thiệu Tống và một tài liệu
    về trắc nghiệm khách quan do khoa Tâm lý giáo dục biên soạn phục vụ cho
    việc giảng dạy (đây là tài liệu lưu hành nội bộ trong trường ĐHSP TPHCM).
    Ở mức độ thực nghiệm, trong một vài năm gần đây các môn chuyên
    ngành của khoa Vật Lý ở trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh cũng đã
    dùng hình thức trắc nghiệm khách quan trong các kỳ thi giữa kỳ hoặc cuối kỳLuận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
    SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
    để đánh giá kết quả học tập của sinh viên như môn Cơ, Điện, Quang, Vật lý
    hạt nhân, Vật lý thống kê
    Một mức độ thực nghiệm cao hơn là sau khi được chính thức cho phép
    triển khai phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kì thi tuyển sinh năm
    2001, sau đó bộ GDĐT đã quyết định dời lại đến năm 2005 mới triển khai,
    Đại Học Quốc Gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) đã tổ chức thí điểm thi theo
    phương pháp này tại An Giang, Bình Thuận và tại TPHCM. Ông Nguyễn Hội
    Nghĩa, giám đốc trung tâm khảo thí ĐHQG TPCHM, đã cho biết trong số 11
    môn thi đại học có 10 môn đã thực hiện xong ngân hàng câu hỏi, mỗi môn có
    500 câu nhưng đó cũng chỉ là các câu hỏi thô chưa qua thử nghiệm và phân
    tích. Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn dựa trên chương trình đang áp dụng
    cho các kỳ thi tuyển sinh hằng năm, bao gồm toàn bộ chương trình thi. Mỗi
    câu hỏi gồm 4 đáp án chọn 1. Thời gian trung bình cho mỗi câu là 2 phút,
    điểm số cho mỗi câu có giá trị ngang nhau. Tỉ lệ các câu trắc nghiệm khó, dễ
    và trung bình tương ứng là 30%, 30% và 40%. Về kĩ thuật, ĐHQG TPHCM
    đã biên soạn và nghiệm thu phần mềm quản lý, khai thác ngân hàng đề thi với
    các chức năng chủ yếu: nhập câu hỏi trắc nghiệm, quản lý câu hỏi trắc nghiệm
    với các ngôn ngữ khác nhau, bổ sung, tu chỉnh, cập nhật ngân hàng câu hỏi,
    chấm bài thi, phân tích thống kê và hiển thị kết quả.
    Trên đây là một số tìm hiểu về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
    qua sự tìm hiểu này sẽ giúp em có được sự hiểu biết sâu sắc hơn và đầy đủ
    hơn về đề tài của mình, đồng thời qua đó có thể học tập các ưu điểm để bổ
    sung các ý hay cho đề tài của mình cũng như rút kinh nghiệm tránh mắc phải
    các sai sót.
    III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Xây dựng hệ thống 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
    theo các mức độ nhận thức cho phần “Các định luật bảo toàn” trong chương
    trình Vật Lý đại cương và tiến hành thực nghiệm trên 91 sinh viên lớp Lý I hệ
    chính quy trường Đại học Sư phạm TPHCM.
    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1. Nghiên cứu mục đích và nội dung của việc kiểm tra, đánh giá kết quả
    học tập trong dạy học vật lý ở trường Đại học Sư phạm TPHCM.
    2. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hình thức kiểm tra trắc nghiệm, xây
    dựng quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
    chọn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
    SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
    3. Phân tích nội dung kiến thức phần Các định luật bảo toàn chương
    trình Vật lý đại cương. Trên cơ sở đó, xác định được mục tiêu nhận
    thức ứng với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được.
    4. Vận dụng quy trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
    quan nhiều lựa chọn phần “Các định luật bảo toàn” trong chương
    trình Vật lý đại cương.
    5. Tiến hành thực nghiệm ở lớp Lý I hệ chính quy trường Đại học Sư
    Phạm TP. Hồ Chí Minh để đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và
    từ đó hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn.
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm và xử lý các thông tin có
    nội dung liên quan đến đề tài. Đồng thời nghiên cứu nội dung phần
    Các định luật bảo toàn chương trình Vật lý đại cương.
    2. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức thực nghiệm hệ
    thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn tại lớp Lý 1 hệ chính quy trường
    Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh.
    3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê và đánh giá hệ
    thống câu hỏi trắc nghiệm.
    VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
    Luận văn được trình bày gồm 2 phần và 4 chương. Bên cạnh đó là một
    số phụ lục. Cụ thể như sau:
    Mở đầu (trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan về các nghiên cứu có liên
    quan đến đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài,
    phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của luận văn).
    Chương I: Tổng quan về hình thức kiểm tra trắc nghiệm (trình bày
    vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học vật lý, các ưu điểm và
    nhược điểm của hình thức kiểm tra trắc nghiệm, so sánh trắc nghiệm và luận
    đề, quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn)
    Chương II: Nội dung kiến thức phần Các định luật bảo toàn (trình
    bày cấu trúc, đặc điểm, tóm tắt nội dung chính).
    Chương III: Vận dụng qui trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc
    nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn (phân
    tích nội dung kiến thức và vận dụng qui trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc
    nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong chương
    trình Vật Lý đại cương. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
    SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà
    Chương IV: Thực nghiệm sư phạm (trình bày quá trình thực nghiệm
    hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tại lớp Lý I trong đó bao gồm mục đích, đối
    tượng, phương pháp và kết quả của thực nghiệm sư phạm)
    Kết luận (nêu kết luận chung và các ý kiến đề xuất).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...