Xây dựng một số bài tập về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số đề tài: V2010 - 17 (đề tài cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nghuyễn thị Kim Hiền
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyến thị Bích Trang
    ThS Trần Thu Giang
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 04 năm 2007 / tháng 04 năm 2009
     
    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Cho đến nay, các nghiên cứu về phát hiện sớm và can thiệp sớm (PHS-CTS) cho trẻ khuyết tật (TKT) ngôn ngữ (TKTNN) đang còn là những vấn đề rất mới, hầu như chưa có công trình nào được đặt ra với những nghiên cứu tổng thể, toàn diện và sâu sắc. Có thể do mỗi công trình, hướng tới một mục tiêu riêng biệt, đáp ứng từng nhu cầu khác nhau trong từng bối cảnh hạn định nên các kết quả thu được còn tách biệt, nhỏ lẻ và mới được nêu ra ở mặt lí thuyết, chưa cụ thể để được gọi là công trình nghiên cứu đầy đủ cả về lí thuyết và phương pháp PHS-CTS cho TKTNN. Tuy nhiên, trong ngành Y, khoảng 15 năm trở lại đây, các vấn đề về PHS-CTS cho TKT nói chung đã được chú trọng hơn trong ngành giáo dục.

    Theo con số điều tra mới nhất, gần đây của Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, số TKTNN có gần 1.400 em. Theo thời gian, đến nay con số này đã tăng đến mức đột biến. Ngoài sự gia tăng theo dân số chung, còn có sự gia tăng do các đặc điểm riêng của quá trình phát triển xã hội, như: các trường hợp có vấn đề về ngôn ngữ ở trẻ bình thường: chậm nói do nghiện truyền hình. TKT các dạng, trẻ đa tật, đặc biệt là trẻ tự kỉ, Một thực tế mới lạ hơn nữa, là: số trẻ tự kỉ có vấn đề về ngôn ngữ đang tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đất nước Những thực tế này, đã đưa đến sự bội biến về số lượng TKTNN ở độ tuổi mầm non. Trong bức tranh chung về TKT, đã nổi rõ lên các vấn đề: 1) đa số TKT (các dạng) đều kèm khuyết tật ngôn ngữ (KTNN), 2) số trẻ tự kỉ có vấn đề về ngôn ngữ tăng, 3) trẻ bình thường có vấn đề về ngôn ngữ, 4) tất cả các trẻ này, đều nằm trong độ tuổi mầm non. Các thực tế này, đã làm nổi lên mâu thuẫn giữa: số lượng TKTNN cần được PHS-CTS với kiến thức, kĩ năng PHS-CTS và các điều kiện thực hiện của GV mầm non và phụ huynh hay những người trực tiếp chăm sóc trẻ có nhu cầu.

    Đáp ứng tình hình cấp thiết của chuyên ngành, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Xây dựng một số bài tập về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ. Đề tài nghiên cứu thành công, sẽ cung cấp cho cán bộ, giáo viên ở các Trường mầm non, Trung tâm Hỗ trợ và phát triển GDHN TKT và các Trường chuyên biệt GDTKT cả về lí luận lẫn kĩ năng PHS-CTS cho TKTNN. Từ đó, các giáo viên, kĩ thuật viên có thể hướng dẫn lại cho phụ huynh hay những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng TKTNN.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu, xác định hệ thống lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho quá trình xây dựng hệ thống bài tập về phát hiện sớm và can thiệp sớm, cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh cho đến 6 tuổi.

    4. Nội dung nghiên cứu


    - Quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ nhỏ (từ sơ sinh đến 6 tuổi).

    - Một số vấn đề cơ bản về KTNN.

    - Khái niệm về PHS-CTS cho TKTNN.

    - Các phương pháp sửa tật ngôn ngữ và PHS-CTS cho TKTNN.

    - Thực trạng PHS-CTS cho TKTNN: Ở các trường mầm non, cơ sở chăm sóc và giáo dục TKT (Trung tâm hỗ trợ và phát triển GDHN TKT), ở gia đình và một số nơi khác theo dự án .

    - Tìm hiểu các cách PHS-CTS trong dân gian.

    - Lựa chọn, mô tả và phân tích mẫu PHS-CTS.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các bài tập về PHS-CTS trong môi trường giáo dục hòa nhập TKTNN ở độ tuổi mầm non, trên cơ sở hệ thống lí luận và thực tiễn đã được xác định.

    - Đề tài tiến hành nghiên cứu lí luận cơ bản, xây dựng hệ thống bài tập tại Viện KHGD Việt Nam và thử nghiệm trên một số trẻ đại diện, gọi là thử nghiệm mẫu tại các cơ sở giáo dục TKT, Trường mầm non và Trung tâm giáo dục TKT trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Nghiên cứu lí luận; 2/ Nghiên cứu thực tiễn; 3/ Nghiên cứu điển hình; 4/ Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
    1.1. Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường
    1.2. Khái niệm về trẻ khuyết tật ngôn ngữ
    1.3. Phương pháp khắc phục khuyết tật ngôn ngữ
    1.4. Phát hiện sớm và can thiệp sớm cho TKTNN

    Phần 2. Cơ sở thực tiễn về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
    2.1. Khái quát chung về thực trạng PHS-CTS cho TKTNN
    2.2. Khảo sát đánh giá độc lập của đề tài
    2.3. Sàng lọc mẫu
    2.4. Câu chuyện dân gian can thiệp

    Phần 3. Xây dựng hệ thống bài tập phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ

    3.1. Xây dựng nguyên tắc cơ bản của PHS-CTS cho TKTNN
    3.2. Xây dựng hệ thống bài tập PHS-CTS cho TKTNN
    3.3. Thực nghiệm các bài tập PHS-CTS

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã đề cập đến một vấn đề bé nhỏ nhưng là vấn đề hoàn toàn mới trong GDTKT ngôn ngữ.

    Đề tài đã hệ thống, hoàn thiện lại được các vấn đề cơ bản về lí luận và xây dựng được 1 thế giới hơn 200 bài tập PHS-CTS dành riêng cho TKTNN.

    Hệ thống bài tập, đã đưa TKTNN vào khu rừng kì thú, đầy ắp đồ chơi, trò chơi, truyện cổ tích trong giai điệu của những câu hát đồng dao, bài hát thiếu nhi . để CTS.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Đề tài đã nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện bộ lí thuyết về PHS-CTS giáo dục cho TKTNN. Bộ lí thuyết đầy đủ, hoàn thiện đầu tiên, đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn lịch sử GDTKT nói chung và TKTNN hiện nay.

    Con đường PHS-CTS về giáo dục cho TKTNN phải đi theo quy trình 5 bước khép kín. Quy trình này, đã mở ra con đường can thiệp hiệu quả cho TKTNN tuổi mầm non, là con đường duy nhất, đầu tiên mà các em được hưởng từ trước tới nay. Gồm các bước của quy trình:

    - Bước 1: PHS những biểu hiện KTNN ở trẻ.
    - Bước 2: Chẩn đoán, xác định sớm các KTNN ở trẻ.
    - Bước 3: Xây dựng chương trình CTS cho trẻ.
    - Bước 4: Tiến hành CTS hiệu quả cho trẻ.
    - Bước 5: Đánh giá sự tiến bộ của trẻ.

    Các bài tập PHS những biểu hiện không bình thường về ngôn ngữ ở trẻ là 1hệ thống bài tập, gồm 76 bài và chùm bài dễ thưc hiện và có độ chính xác cao. Nội dung bài tập, là những quan sát, theo dõi chi tiết, hàng ngày về những biểu hiện không bình thường hay chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Hệ thống bài tập, đã tạo ra không gian rộng lớn cho những quan sát và phát hiện, nên các biểu hiện dù nhỏ nhất, chi tiết nhất cũng được bộc lộ ra rõ ràng hơn.

    Hệ thống bài tập CTS, gồm 103 bài và chùm bài dễ thực hiện cho người can thiệp và dễ tiếp nhận cho TKTNN ở các mức độ từ 0 cho đến 6 tuổi. Nội dung các bài tập CTS, được chia theo từng đối tượng cụ thể, như: bộ máy cấu âm, cảm giác xúc giác và tri giác ngữ âm, giao tiếp cơ bản, phát triển vốn từ. Hệ thống hơn trăm bài tập, đã đặt người thực hiện can thiệp và trẻ vào thể giới đồ chơi, trò chơi, bài thể dục, bài hát, bài đồng dao và những câu chuyện cổ tích để CTS.

    Hệ thống 23 bài tập CTS cho TKT khác kèm ngôn ngữ là các bài tập CTS về ngôn ngữ cho các trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ bại não: Nội dung của các bài tập, gồm nhiều kiểu loại khác nhau, dựa theo các quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hệ thống bài vừa bổ sung thêm cho các bài tập CTS cho TKT trí tuệ và vận động, vừa là bài can thiệp về ngôn ngữ riêng cho các em. Bài tập, dễ thực hiện đối với người can thiệp và dễ tiếp nhận đối với trẻ được can thiệp, đã tạo ra sự hợp tác tất yếu là hiệu quả, là thành công.

    Khuyến nghị

    Chuyển đề tài Xây dựng một số bài tập về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ thành chuyên đề chuyên ngành, để đưa vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức dạy hòa nhập TKT nói chung và TKTNN nói riêng cho giáo viên mầm non hàng năm.

    Đưa đề tài vào các Chương trình, Dự án Giáo dục TKT Mầm non để cung cấp kiến thức hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và và TKTNN.

    Hiện tại, trong Chương trình giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, chưa có phần học về PHS-CTS cho TKTNN, sớm bổ sung vào Chương trình và tài liệu giảng dạy cho sinh viên.

    Trong GDTKT ngôn ngữ, đến nay chưa có tài liệu, sách chuyên khảo hay giáo khoa nói riêng về PHS-CTS cho TKTNN. Do vậy, cần thiết xuất bản để tài, thành sách chuyên khảo hay giáo khoa, phổ biến, cung cấp kiến thức cho chuyên ngành.

    Từ khóa: 1/ Giáo dục trẻ khuyết tật; 2/ Khuyết tật ngôn ngữ; 3/ Giáo dục mầm non; 4/ Phát hiện sớm-can thiệp sớm.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...