Tiểu Luận Xây dựng một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng là một công việc phải thực hiệ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng là một công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện để qua đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi có sự vi phạm theo những dự kiện trong tình huống được xây dựng.
    BÀI LÀM
    I. Lý luận chung
    Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trước hết dựa trên ý chí – sự tự giác của các bên chủ thể tham gia. Nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thiện chí để thực hiện nghĩa vụ của mình. Người có quyền sẽ yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó để phục vụ cho lợi ích của mình. Nếu như đến thời hạn phải hoàn thành nghĩa vụ, mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì người có quyền có quyền nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những biện pháp cưỡng chế buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không thể đảm bảo cho người có quyền nếu như người có nghĩa vụ không có khả năng tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Chính vì vậy, để giải quyết được vấn đề này, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận đưa ra các biện pháp bảo đảm. Thông qua biện pháp này, người có quyền sẽ chủ động thực hiện hành vi của mình tác động trực tiếp lên bên kia, nhằm thoải mãn quyền lợi của mình khi bên kia đến thời hạn vẫn không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
    Các biện pháp bảo đảm là một loại chế tài trong nghĩa vụ dân sự. Nó cho phép các bên thỏa thuận đặt ra dưới sự bảo trợ của pháp luật.
    Các biện pháp bảo đảm gồm có: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, bảo lãnh, ký cược, kí quỹ và tìn chấp. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm hầu hết là tài sản, nhưng cũng có trường hợp đối tượng là một công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện. Ví dụ như trong biện pháp bảo lãnh, ký cược.
    II. Tình huống cụ thể
    Anh Nguyễn Văn A có ý định mở công ty trong năm 2009, nhưng vì lý do không có đủ tiền để thành lập công ty nên quyết định đến vay chú ruột của mình là ông Nguyễn Hoàng B một khoản tiền là 500.000.000 đồng. Hứa sẽ hoàn trả lại tiền sau thời hạn là 1 năm kể từ ngày vay tiền. Nhưng do chưa thật sự tin tưởng vào khả năng kinh doanh của anh A cũng như không tin tưởng vào khả năng thực hiện việc hoàn trả lại số tiền này đúng thời hạn, nên ông B không muốn cho anh A vay tiền. Bố anh A, ông Nguyễn Hoàng Văn C đứng ra bảo lãnh cho con trai mình, thực hiên một hợp đồng bảo lãnh với ông B – hợp đồng có nói rằng “nếu như đến thời hạn trả tiền mà A chưa thể trả được khoản tiền, thì ông C sẽ trả hết số tiền cho ông B”.
    Hết hạn 1 năm, công ty của A do làm ăn thua lỗ mà dẫn đến phá sản. Nên A không có khả năng chi trả được số tiền 500 triệu đồng cho ông B. Tuy nhiên, lúc này, gia đình ông C cũng đang gặp khó khăn, lại đang mắc nợ ngân hàng, nên ông C cũng không thể thay A trả cho B số tiền 500 triệu đồng được. Ở đây đã xuất hiện sự vi phạm.
    Ở đây, trong quan hệ nghĩa vụ chính thì anh A phải trả cho ông B khoản tiền là 500.000.000 đồng. Để đảm bảo được quyền lợi của ông B, ông C đã đứng ra bảo lãnh cho anh A rằng nếu anh A không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn phải hoàn thành nghĩa vụ thì ông C sẽ thay anh A thực hiện nghĩa vụ này. Trong trường hợp này, người bảo lãnh là ông C, người được bảo lãnh là anh A và người nhận bảo lãnh là ông B. Đối tượng của biện pháp bảo đảm này là công việc: trả cho ông B một khoản tiền là 500.000.000 đồng để đảm bảo quyền lợi cho ông B.
    Thế nhưng, khi đến thời hạn anh A không trả lại được tiền cho ông B. Ông C phải thay mặt cho anh A trả số tiền này, vì lí do đang gặp khó khăn nên không thể trả số tiền này cho ông B. Ở đây đã xuất hiện sự vi phạm.
    Quyền của B ở đây là quyền yêu cầu ông C phải thực hiện nghĩa vụ trả khoản tiền 500.000.000 đồng cho mình thay cho anh A. Nếu như tới thời hạn quy định , mà ông C vẫn chưa hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ này thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những biện pháp cưỡng chế buộc ông C phải thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo cho quyền lợi cho mình.
    Còn về phần nghĩa vụ của ông C ở đây, xảy ra 2 trường hợp:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...