Luận Văn Xây dựng một bài tập tình huống và vận dụng trong bồi dưõng cán bộ quản lý giáo dục trường trung học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH, thời kỳ hội nhập, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc của mỗi cá nhân và mỗi tập thể trong tất cả các lĩnh vực. Kết quả lao động của mỗi cá nhân và một tổ chức đựoc đánh giá thông qua năng suất lao động của cá nhân và tổ chức đó. Năng suất lao động là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển của mỗi tổ chức. Muốn có năng suất lao động đòi hỏi người quản lý phải có năng lực.

    Trong bất cứ thời đại nào, bất kỳ một tổ chức nào người quản lý đều có vai trò quyết định đến năng suất đến năng suất lao động của xã hội và của trong tổ chức. Vì vậy việc lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội là công việc quan trọng. ý thức được vấn đề này, công tác cán bộ đã được đã được đảng ta quan tâm chỉ đạo, trong cơ sở cũng có nhiều cố gắng để thực hiện hiệu quả. Đối với giáo dục và Đào tạo, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì đội ngũ cán bộ quản lý càng có vai trò quan trọng. Họ phải là những người có năng lực quản lý, có khả năng xốc lại ngành Giáo dục và Đào tạo để có những bước tiến nhảy vọt theo kịp với sự phát triển của thời đại.

    Thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, công tác cán bộ còn nhiều tồn tại bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 9 (khoá IX) đã xác định việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta. Chỉ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nghành giáo dục đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ, căn bản nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Nhận thức được vấn đề này chúng ta đã có những chủ trương cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ của nghành Giáo dục và Đào tạo.

    Xu hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục là hướng vào người học, người học phải là chủ thể tích cực của quá trình đào tạo, phát huy tối đa tiềm năng độc lập sáng tạo chủ động của người học. Nội dung chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý phải gắn với thực tiễn nhằm trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết cho công việc. Trong thực tiễn chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý chưa đạt kết quả cao, việc sử dụng tình huống trong bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục sẽ tạo điều kiện cho học viên được tiếp xúc với những thực tiễn phong phú, tập cho họ bước đầu có những kĩ năng giả quyết vấn đề trong quá trình quản lý. Đồng thời thông qua việc xử lý những tình huống QLGD và việc trao đổi những phương án giải quyết sẽ giúp học viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình học tập. Vì vậy việc vận dụng những tình huống trong dạy học chưong trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nói chung và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục trường THPT nói riêng là một trong những hướng đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay .

    Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo là cơ sở hàng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý cho ngành, do vậy việc lựa chọn đề tài: “ Xây dựng một bài tập tình huống và vận dụng trong bồi dưõng cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông” là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đầo tạo và bồi dưõng CBQLGD của nhà trường.

    2 . Mục đích nghiên cứu

    Trên cở nghiên cứu thực trạng việc xây dung và sử dụng bài tập TH trong việc bồi dưỡng CBQL trường THPT, đề tài nêu các bước xây dựng và sử dụng bài tập THQLG trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT nhằm nâng cao chất lưọng bồi dưỡng CBQLGD.

    3 . Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1 . Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về THQl giáo dục trong bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT

    3.2. Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và sử dụng bài tập THQL của giảng viên trong dạy học chưong trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT.

    3.3. Nêu các bước xây dựng và sử dụng bài tập THQL trong dạy học chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT. Bước đầu vận dụng bài tập THQL để giảng dạy một số bài thuộc học phần đường nối chính sách trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý truờng THPT.

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bước xây dựng và sử dụng THQL trong dạy học chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý THPT.

    4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

    4.3. Khách thể điều tra : Cán bộ, giảng viên của 3 trưòng Cán bộ quản lý giáo dục, học viên lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT các khoá 47, 48, 49 của trường Cán bộ quản lý giáo dục.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Trong điều kiện và thời gian cho phép, đề tài nêu các bước xây dựng và sử dụng một số tình huống trong quản lý theo chức năng quản lý của hiệu trưởng trường THPT. Bước đầu vận dụng một số bài tập THQLGD trong chương trình dạy học một số bài thuộc học phần đường lối chính sách, nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng trường THPT.


    6. Phương pháo nghiên cứu

    Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu như sau:

    6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

    + Nghiên cứu các tài liệu tâm lý học, tâm lý học quản lý, giáo dục học để xác định cơ sở lý luận của vấn đề tình huống quản lý giáo dục nói chung và THPT của hiệu trưởng trong THPT nói riêng.

    + Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến việc sử dụng tình huống trong bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường THPT.

    + Nghiên cứu các tài liệu chuyên khảo về tình huống trong bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục, trong quản lí của cán bộ quản lí trường THPT.

    6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.1 Điều tra bằng phiếu hỏi: Để thu thập số liệu về việc sử dụng tình huống của giảng viên trong bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục trường THPT

    Điều tra thực trạng việc xử lý THQLGD của cán bộ quản lí trường THPT.

    6.2.2 Điều tra bằng phỏng vấn: Nhằm thu thập số liệu bổ sung cho kết quả điều tra. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn học viên là cán bộ quản lý trường THPT, giảng viên trực tiếp giảng dạy các khoá học bồi dưỡng cán bộ quản lí và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vục quản lý để có thêm tư liệu bổ sung cho đề tài.

    6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

    + Tổng kết kinh nghiệm việc sử dụng bài tập tình huống của giảng viên trong bồi dưõng cán bộ quản lý trường THPT.

    + Tổng kết kinh nghiệm của một số chuyên gia trong lĩnh việc xây dựng tình huống bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT .

    6.2.4 Phương pháp phân tích sản phẩm

    Phân tích những bài tập THQLGD mà GV và HV đã thu thập được để phục vụ đề tài nghiên cứu.

    6.3 Phương pháp thống kê toán học:

    Sử dụng thống kê toán học để tổng hợp số liệu thực tế điều tra

    7. Tiến trình tổ chức và thực hiện nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện trong 2 năm học ( Năm 2004 - 2005)

    7.1. Từ tháng 5/2004 đến tháng 12/ 2004

    - Tổ chức góp ý xây dựng đề cương

    - Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu đến các thành viên

    7.2. Từ tháng 12/ 2004 đến tháng 5 năm 2005

    - Nghiên cứu lý thuyết

    - Tổ chức khảo sát thực trạng

    - Xử lý kết quả nghiên cứu

    - Hội thảo nhóm nghiên cứu

    7.3. Từ tháng 6/ 2005 đến tháng 12/ 2005

    - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

    - Bảo vệ cấp cơ sở

    - Điều chỉnh sửa chữa báo cáo

    - Nhiệm thu cấp bộ

    8. Báo cáo thực hiện chi phí

    Tổng kinh phí được cấp cho đề tài thực hiện trong 2 năm là 25 triệu đồng, được phân bổ cho việc tổ chức nghiên cứu như sau:

    - Tổ chức họp xây dựng đề cương và hội thảo: 4.500.000 đ

    - Chi phí cho các hợp đồng nghiên cứu: 7.500.000 đ

    - Chi phí cho thực tế và điều tra thực trạng: 4.920.000 đ

    - Chi cho chủ nhiệm và thư kí đề tài trong 20 tháng: 3.400.000 đ

    - Chi cho đánh máy và in ấn báo cáo 2 cấp bảo vệ : 1.000.000 đ

    - Chi cho hoạt động bảo vệ 2 cấp: 2.680.000 đ

    - Chi cho quản lý của trường: 1.000.000 đ

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1

    1. Lý do chọn đề tài 1

    2 . Mục đích nghiên cứu 2

    3 . Nhiệm vụ nghiên cứu 3

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

    5. Phạm vi nghiên cứu 3

    6. Phương pháo nghiên cứu 4

    6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4

    6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

    7. Tiến trình tổ chức và thực hiện nghiên cứu 5

    8. Báo cáo thực hiện chi phí 5

    NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 6

    A. Các kết quả đạt được theo thuyết minh nghiên cứu 6

    1. Cơ sở lý luận về xây dựng và sử dụng bài tập THQL trong giảng dạy chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT. 6

    1.1. Một số khái niệm và phạm trù làm công cụ nghiên cứu đề tài 6

    1.2 . Vận dụng tình huống QL ngay trong dạy học chương trình bồi dưỡng CBQL trường THPT là sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại ngày nay 24

    1.4. Một số điều kiện sử dụng THQL trong bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường THPT 28

    Kết luận mục 1 31

    2.1 : vài nết về khách thể điều tra 32

    2.2 Thực trạng việc xây dựng và vận dụng THQLGD trong bồi dưỡng CBQLGD trường THPT 34

    3: Xây dựng và sử dụng bài tập THQLGD trong chương trình bồi dưỡng CBQL trường THPT 40

    3.1. Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT 40

    3.2. Xây dựng THQL giáo dục để dạy học chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT 41

    3.3. Sử dụng bài tập THQLGD để dạy học chương trình bồi dưỡng cán bộ trường THPT 49

    3.4. Vận dụng việc xây dựng và sử dụng THQLGD trong dạy học một số bài thuộc lòng phần: Đường lối chính sách trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT. 58

    B. Những kết quả nghiên cứu mới và nổi bật. 69

    C. Kết luận chung và ý kiến đề xuất 70

    1. Kết luận chung 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...