Thạc Sĩ Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn cao học
    Định dạng file word

    Mục lục

    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: một số vấn đề lý luận về môi trường văn hóa 6
    1.1. Quan niệm về môi trường văn hóa 6
    1.2. Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 27
    Chương 2: môi trường văn hóa ở thành phố đà nẵng - thực trạng và những vấn đề đang đặt ra hiện nay 37
    2.1. Thực trạng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua 37
    2.2. Những vấn đề đang đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa ở Đà Nẵng 63
    Chương 3: những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố đà nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 76
    3.1. Nhóm giải pháp về nội dung 76
    3.2. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý 99
    Kết luận 116
    danh mục Tài liệu tham khảo 118
    Con người không thể tồn tại nếu tách khỏi môi trường tự nhiên (MTTN), cũng như con người không thể thực sự trở thành Người nếu tách khỏi môi trường văn hóa (MTVH). Một MTVH trong sạch, lành mạnh, thích hợp và phong phú chính là "cái nôi" nuôi dưỡng, là nguồn năng lượng để hình thành bản lĩnh, năng lực sáng tạo, đạo đức, tâm hồn, tình cảm và nhân cách con người. Không thể có một tâm hồn lớn, một nhân cách trong sáng lại được sinh - trưởng trong một MTVH ô nhiễm, độc hại; và cũng không thể có sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc một khi xem nhẹ việc bảo vệ, bồi đắp, xây dựng và phát triển MTVH của mình.
    Trong vài thập kỷ gần đây, MTVH đã trở thành tiêu chí, điều kiện cơ bản để đánh giá sự phát triển tiến bộ, bền vững của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Thất bại của không ít các quốc gia do tách rời văn hóa với phát triển kinh tế, xem nhẹ vai trò của MTVH đã dẫn đến những bất ổn nghiêm trọng trong đời sống chính trị - xã hội, dẫn đến sự khủng hoảng về kinh tế và sự tha hóa về nhân cách của con người. Không phải ngẫu nhiên mà ông Federico Mayor (Tổng giám đốc UNESCO) đã phải cảnh báo: "Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi MTVH, thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [48, tr. 8]. Giá trị thời đại của vấn đề ngày càng gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển khoa học, công nghệ, sự phát triển của tiến bộ xã hội . và thực sự trở thành vấn đề có tính toàn cầu.
    Ở Việt Nam, xây dựng MTVH trở thành yêu cầu bức thiết, là điều kiện cơ bản đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của dân tộc càng khẳng định vai trò to lớn của MTVH, với tư cách không chỉ là động lực mà còn ở mục tiêu hướng tới của nó: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [13, tr. 163]. Xây dựng MTVH lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, xã hội được coi là nhân tố cơ bản để giữ vững ổn định chính trị, tạo lập công bằng xã hội, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định cần phải phát triển nhanh nhưng bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mục tiêu chân - thiện - mỹ là đích vươn tới của văn hóa Việt Nam.
    Cùng với những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã đạt được qua hơn 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận hiện trạng MTVH nước ta đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nhận thức đầy đủ, giải quyết thỏa đáng. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang làm nảy sinh không ít những tệ nạn xã hội (TNXH), thói hư, tật xấu ., sự tấn công, phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch làm xói mòn đạo đức, lối sống, phá vỡ thuần phong, mỹ tục, chao đảo kỷ cương phép nước. MTVH vẫn đang trong thời đoạn chuyển đổi, chưa định hình rõ nét.
    Vì vậy, kịp thời ngăn chặn những tiêu cực, độc hại, bảo vệ và xây dựng MTVH lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) vừa có những mặt phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới, vừa thể hiện những bản chất ưu việt của nền văn hóa XHCN, phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta nói chung và mỗi địa phương nói riêng.
    Mặc dầu vậy, đây lại là lĩnh vực khá mới mẻ, chưa được quan tâm nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như trong hoạt động thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) ở các địa phương. Rất nhiều vấn đề cơ bản về MTVH cần được nhận thức và giải quyết thấu đáo. Khái niệm, bản chất, cấu trúc . của MTVH là gì? Thực trạng MTVH ở nước ta hiện nay ra sao? Các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của MTVH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thế nào v,v . đang là vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải giải đáp đầy đủ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt đối với Đà Nẵng một đơn vị mới được chia tách thành thành phố trực thuộc Trung ương (1-1-1997) càng là vấn đề mới mẻ đòi hỏi phải giải đáp. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học của mình. Mong muốn của bản thân không chỉ góp phần bổ sung về mặt lý luận, mà còn trực tiếp hơn hình thành những luận cứ khoa học để tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn xây dựng MTVH ở nước ta nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng trong tình hình mới.

    Chương 1
    Một số vấn đề lý luận về môi trường văn hóa

    1.1. Quan niệm về môi trường văn hóa
    Xuyên suốt tiến trình lịch sử, thành quả lao động sáng tạo bằng tri thức, trí tuệ, tâm hồn và tình cảm của con người đã sản sinh ra một "hệ sinh thái đặc biệt" riêng có ở con người - đó là hệ sinh thái văn hóa. Cùng với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái văn hóa thường xuyên tác động tới con người, bồi dưỡng tâm hồn, đạo lý, rèn luyện ý chí và tôi luyện nhân cách con người. "Nếu đại tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được hình thành, được nuôi dưỡng và phát triển. Con người không thể tồn tại nếu tách rời đại tự nhiên, cũng như con người không thể thực sự là con người nếu tách rời môi trường văn hóa" [9, tr. 65]. Điều đó khẳng định văn hóa thực sự có ý nghĩa bởi nó chứa đựng toàn bộ những sản phẩm, hành động, phương thức ứng xử, kiểu mẫu hoạt động . hàm chứa hệ thống giá trị nhân văn, vốn tri thức và kinh nghiệm xã hội đã được đúc kết trong thực tiễn lịch sử, tạo thành MTVH lành mạnh nuôi dưỡng con người, phát triển con người ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để tiếp cận, nghiên cứu về MTVH.
    1.1.1. Khái niệm môi trường văn hóa
    Trong vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường sống của con người đã trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với mọi quốc gia trên toàn cầu. Nó không còn là vấn đề của khoa học tự nhiên (KHTN) hay kinh tế thuần túy, mà trước hết là vấn đề văn hóa, xã hội hết sức bức thiết đặt ra buộc loài người phải giải quyết trong những chặng đường phát triển tiếp theo. Bên cạnh những thuật ngữ đã được sử dụng khá phổ biến trước đây như "môi trường sinh thái (tự nhiên)", "môi trường sống", "môi trường xã hội" .

    Danh mục tài liệu tham khảo

    1. A.I. ác-nôn-đốp (chủ biên) (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Người dịch Hoàng Vinh - Nguyễn Văn Hy, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
    2. Michel Batisse (1990), "Ngôi nhà xanh của chúng ta", Tạp chí Người đưa tin UNESCO, (11), tr. 47-48
    3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Một số Văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng - văn hóa, tập 2 (1986 - 2000), Nxb CTQG, Hà Nội.
    4. Báo Đà Nẵng, số 1248, 22-8/2001, tr. 1, 7.
    5. Báo Đà Nẵng, số 1255, 30-8/2001, tr. 1.
    6. Báo Đà Nẵng, số 1260, 6-9/2001, tr. 1.
    7. Báo Đà Nẵng, số 1277, 26-9/2001, tr.1.
    8. GS.TS Trần Văn Bính (chủ biên) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
    9. GS.TS Trần Văn Bính (chủ nhiệm đề tài) (2000), Đề cương bài giảng lý luận văn hóa (cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh), Hà Nội.
    10. Đà Nẵng xưa và nay (1998), Nxb Đà Nẵng.
    11. Đà Nẵng thành tựu và triển vọng (2000), Nxb Đà Nẵng.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    14. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng.
    15. Nguyễn Khắc Hùng (2000), Phương pháp và giải pháp xây dựng MTVH của sinh viên khu vực Đại học Thái Nguyên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, (Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị), Hà Nội.
    16. GS.TS Đỗ Huy, (9-10/1993), "Cần xây dựng MTVH pháp luật ở nước ta", Người đại biểu nhân dân, tr. 19.
    17. GS.TS Đỗ Huy (2001), Xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    18. Võ Văn Kiệt (1997), "Chấn hưng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc là nhiệm vụ trực tiếp của báo chí, xuất bản", Nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội, tr. 13.
    19. GS Vũ Khiêu (1993), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    20. PGS Trường Lưu (1999), Văn hóa một số vấn đề lý luận, Nxb CTQG,
    Hà Nội.
    21. Một số khái niệm và sự kiện về môi trường, tư tưởng văn hóa, 10-1992, tr. 25.
    22. Đỗ Mười (1993), Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    23. Georges Olivier (1992), Sinh thái nhân văn, Nxb Thế giới, Hà Nội.
    24. Phân viện Đà Nẵng (2001), Xây dựng nền kinh tế tri thức ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, (Kỷ yếu khoa học), Đà Nẵng.
    25. Quản lý hoạt động văn hóa (1998), Nguyễn Văn Hy, TS Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường ., Nxb Văn hóa - Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
    26. Vũ Hào Quang (11/1999), "Giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống vấn đề cốt yếu của môi trường nhân văn", Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, tr.3-4.
    27. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, Phát biểu khai mạc của Giám đốc Sở tại Hội nghị tổng kết năm học 1999 - 2000, Đà Nẵng.
    28. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, Báo cáo sơ kết 2 năm (1999 - 2000) thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trong trường học, Đà Nẵng.
    29. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng (2000), Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Đà Nẵng.
    30. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết năm học 2000 - 2001, Đà Nẵng.
    31. Sở Khoa học, công nghệ và môi trường thành phố Đà Nẵng (2001), Báo cáo tóm tắt hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng.
    32. Sở Khoa học, công nghệ và môi trường thành phố Đà Nẵng (04/2001), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài Điều tra đánh giá nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng thành phố Đà Nẵng.
    33. Sở Khoa học, công nghệ và môi trường thành phố Đà Nẵng, Kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường 5 năm (2001 - 2005).
    34. Sở Lao động - Thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng, Báo cáo thành tích chống mại dâm, cai nghiện phục hồi giai đoạn 1994 - 2000.
    35. Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2000.
    36. Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Nẵng, Báo cáo sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2001.
    37. Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Nẵng, Báo cáo công tác văn hóa - thông tin 6 tháng đầu năm 2001.
    38. TS Nguyễn Hồng Sơn (chủ nhiệm đề tài) (04/1998), Môi trường văn hóa với việc tạo lập nếp sống văn minh, gia đình văn hóa qua thực tiễn ở Quảng Nam - Đà Nẵng, (Đề tài khoa học cấp cơ sở).
    39. Thành ủy Đà Nẵng - Ban dân vận (1999), Thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - thực trạng và giải pháp góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Đà Nẵng.
    40. Thành ủy Đà Nẵng - ủy ban kiểm tra, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra năm 2000.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...