Luận Văn Xây dựng mô hình văn hoá doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Doanh nghiệp lớn hay nhỏ, sở hữu nhà nước hay tư nhân, trong nước hay có vốn đầu tư nước ngoài, đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân với tập thể. Trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, tư tưởng văn hóa ., chính sự khác biệt này tạo ra một môi trường đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng. Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những giá trị, niềm tin mà mọi người làm việc trong doanh nghiệp cùng công nhận và tin tưởng chính là văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp . Hơn nữa, nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi bí quyết, công nghệ nhưng không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, chính văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh, những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không chính là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình.
    Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Vì vậy, chúng em đã chọn đề tài “ xây dựng mô hình văn hoá doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sai sót trong quá trình làm. Vì vậy, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy các cô để bài của chúng em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản lý_ĐHBK Hà Nội đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu, đặc biệt là thầy giáo ThS Nguyễn Quang Chương đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực hiện.


    Mục lục
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. 3
    Lý luận chung về Văn hoá doanh nghiệp 3
    1.Một số khái niệm 3
    1.1. Văn hoá 3
    1.2. Văn hoá doanh nghiệp 4
    1.3. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp 6
    2.Vai trò của văn hóa doanh nghiệp: 9
    2.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiêp 10
    2.1.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động quản lý 11
    2.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 14
    3. Nội dung thực hiện văn hóa doanh nghiệp: 18
    4. Phương pháp đánh giá nội dung thực hiện: 19
    5. Một số mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu: 19
    5.1. Mô hình văn hóa gia đình 19
    5.2. Mô hình tháp Eiffel 22
    5.3. Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường 24
    5.4. Mô hình văn hóa lò ấp trứng 26
    Chương 2. 29
    Thực trạng và văn hóa doanh nghiệp hiện nay 29
    1. Các vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên thế giới 29
    2. Thực trạng văn hóa ở các doanh nghiệp Việt Nam 30
    3. Nghiên cứu mô hình văn hóa ở công ty máy tính Dell và công ty sữa Vinamilk 32
    3.1. Nghiên cứu mô hình văn hóa ở công ty máy tính Dell 32
    3.1.1. Cơ hội và hiểm họa 32
    3.1.2. Giải pháp 32
    3.1.3. Kết quả 35
    3.1.4. Một số bài học 35
    3.2. Nghiên cứu mô hình văn hóa ở công ty sữa Vinamilk 36
    3.2.1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp 36
    3.2.2. Những giá trị được tuyên bố 38
    3.2.3. Những quan niệm chung 38
    4. Những khó khăn cần phải giải quyết khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam: 39
    4.1. Văn hóa của các doanh nghiệp Việt Nam 39
    4.1.1. Vấn đề con người. 40
    4.1.2. Khả năng thích ứng 41
    4.1.3. Tác phong làm việc. 41
    4.1.4. Bộ máy quản lý. 42
    4.1.5. Quản lý nhân sự. 43
    4.2. Việt Nam nhận định về tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp. 44
    4.3. Những thuận lợi và khó khăn của nước ta khi tạo dựng văn hoá doanh nghiệp . 46
    Chương 3. 49
    Giải pháp xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp với Việt Nam 49
    Lời kết 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...