Chuyên Đề Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ


    1. Đặt vấn đề
    1. Việt Nam đã trải qua 22 năm đổi mới (1986 - 2008), đã thực hiện một sự
    chuyển đổi lớn lao từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung (hệ quả của nó là quan
    liêu, bao cấp) sang cơ tế kinh tế thị trường. Mô hình quản lý kinh tế mới đã làm cho
    Việt Nam phát triển và hội nhập nhanh chóng. Tiềm lực và vị thế kinh tế đã được tăng
    so với trước năm 1986 nhiều lần. Hai thành tựu nổi bật là Việt Nam không chỉ sản xuất
    đủ gạo tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu, có thứ hạng cao ở thị trường xuất
    khẩu, số lượng nhà kiên cố được xây dựng khắp mọi miền tổ quốc, bộ mặt quốc gia
    thay đổi hàng năm.
    Sự chuyển đổi đó tất yếu làm cho mô hình tổ chức chính quyền đô thị cũng có
    sự thay đổi nhất định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm. Nhưng rõ
    ràng về căn bản vẫn là mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo luật tổ chức HĐND và
    UBHC năm 1983 và luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, theo Hiến pháp 1980 và
    hiến pháp 1992. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị về căn bản đồng nhất với mô hình
    tổ chức chính quyền nông thôn. Có thể nói tính áp đặt và thừa kế quá nhiều.
    2. Tại hội nghị lấy ý kiến của Bộ, Ngành về cơ chế quản lý và phát triển thành
    phố Hồ Chí Minh, tổ chức tại Hà Nội ngày 5/6/2002, Bộ trưởng, Trưởng ban TCCB
    chính phủ (nay là Bộ nội vụ) Đỗ Quang Trang đã phát biểu:
    “Chúng tôi rất muốn thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thí điểm chính quyền đô
    thị. Bởi nhiều nước trên thế giới, tổ chức chính quyền đô thị và nông thôn là khác
    nhau, trong khi ở nước ta lại giống nhau. Thành phố cũng 3 cấp chính quyền mà tỉnh
    cũng 3 cấp chính quyền , làm sao cho bộ máy được tinh gọn hơn, nhanh nhạy hơn”.
    3. Ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đề xuất các mô hình
    khác nhau về cải cách tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, đòi hỏi phải có một luận
    chứng có sức thuyết phục để tổ chức lại (mô hình mới) một cách căn bản chính quyền
    trong khu vực nội thành, có sự phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và
    trách nhiệm so với chính quyền nông thôn, tổ chức hợp lý HĐND và UBND ở từng
    cấp như chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã
    chỉ ra.
    4. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), đòi hỏi phải: “Tổ chức
    hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền nông
    thôn, đô thị, hải đảo”.
    * GS.TS, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
    PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH MỚIVỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
    401
    5. Với bài tham dự Hội thảo về lĩnh vực Đô thị và Đô thị hoá, tôi chọn tiêu đề
    “Phát triển mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị” ở Việt Nam trong những năm
    sắp tới. Đây là một vấn đề đã được nhiều độc giả quan tâm từ lâu, nhưng còn rất nhiều
    ý kiến khác nhau. Cho đến nay chưa thể có một mô hình mới trong bối cảnh trách
    nhiệm và thẩm quyền của cơ quan và người đứng đầu cơ quan còn rất “rối ren”, cơ
    quan tư pháp đang đứng trước một thực tiễn quá bất cập. Hy vọng của tác giả là tổ
    chức chính quyền đô thị Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển sẽ có sự thay
    đổi căn bản mô hình tổ chức, nhờ đó cải cách tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tiếp
    cận được với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam là tốc độ đô thị hoá phát
    triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.
    2. Hai điều kiện cơ bản để phát triển mô hình mới về tổ chức chính quyền
    đô thị
    2.1. Điều kiện 1: đổi mới tư duy hành chính
    Một trong những kinh nghiệm của Đổi mới kinh tế Việt Nam thành công là sự
    khởi đầu bằng đổi mới tư duy kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...