Tiến Sĩ Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
    1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 6
    1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
    1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 10
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 13
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
    1.5 Phương pháp nghiên cứu 14
    1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 15
    1.7 Tên và kết cấu của luận án 15
    Kết luận chương 1 16
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ
    TÀI SẢN17
    2.1 Tài sản và phân lọai tài sản 17
    2.1.1 Tài sản 17
    2.1.2 Phân loại tài sản 19
    2.2 Thuế tài sản 19
    2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế tài sản 19
    2.2.2 Vai trò của thuế tài sản 21
    2.2.3 Quan điểm chung về đánh thuế tài sản 23
    2.2.4 Các hình thức đánh thuế tài sản 25
    2.2.5 Vị trí của thuế tài sản trong hệ thống thuế 26
    2.3 Thuế tài sản trong các lý thuyết kinh tế 28
    2.3.1 Lịch sử nghiên cứu thuế tài sản 28
    2.3.2 Lý thuyết đánh thuế tài sản 30
    2.4 Những nhân tố cơ bản của mô hình thuế tài sản 34
    2.5 Những nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản 35
    2.6 Mô hình thuế tài sản ở một số nước trên thế giới 44
    2.6.1 Quá trình hình thành và phát triển thuế tài sản ở các nước trên thế
    giới 44
    2.6.2 Mô hình thuế tài sản ở một số nước trên thế giới 47
    2.6.3 Nhận xét về các mô hình thuế tài sản ở một số nước trên thế giới 53
    Kết luận chương 2 57
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VỀ THU NGÂN SÁCH
    LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN Ở VIỆT NAM58
    3.1 Tổng quan về thuế và ngân sách Việt nam giai đoạn 2003-2013 58
    3.1.1 Cấu trúc nguồn thu từ thuế 58
    3.1.2 Cấu trúc nguồn thu ngân sách 60
    3.2 Tài sản liên quan đến thuế tài sản hiện nay 65
    3.3 Thực trạng chính sách về thu ngân sách liên quan đến tài sản ở Việt Nam 67
    3.3.1 Tổng quan về các chính sách thuế liên quan đến tài sản 67
    3.3.2 Thực trạng về các chính sách thuế liên quan đến tài sản 67
    3.3.2.1 Nguồn thu liên quan đến tài sản 67
    3.3.2.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 69
    3.3.2.3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 71
    3.3.2.4 Thuế nhà đất 72
    3.3.2.5 Lệ phí trước bạ 74
    3.3.2.6 Tiền sử dụng đất 76
    3.3.2.7 Tiền thuê đất 77
    3.3.2.8 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 77
    3.3.2.9 Thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản 78
    3.3.2.10 Thuế tài nguyên 78
    3.3.2.11Lệ phí địa chính 79
    3.3.3 Đánh giá chung về chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam 79
    Kết luận chương 3 81
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
    Ở VIỆT NAM
    82
    4.1.1 Các bước xây dựng mô hình thuế tài sản 82
    4.1.2 Mô hình nghiên cứu thuế tài sản 82
    4.1.3 Phương pháp nghiên cứu đối với xây dựng mô hình 83
    4.1.4 Thiết kế nghiên cứu 84
    4.1.5 Nghiên cứu định tính 85
    4.1.5.1 Giới thiệu 85
    4.1.5.2 Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm chuyên gia 86
    4.1.6 Nghiên cứu định lượng 99
    iv
    4.2 Phân tích và đánh giá mô hình thuế tài sản 104
    4.2.1 Giới thiệu 104
    4.2.2 Mô tả mẫu và xử lý dữ liệu 104
    4.2.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
    Alpha 105
    4.2.4 Phân tích nhân tố 108
    4.2.5 Phân tích hồi quy 110
    4.2.6 Kết quả nghiên cứu định lượng 111
    4.2.7 Các trường hợp nghiên cứu tình huống 113
    4.2.7.1 Trường hợp nghiên cứu 1 113
    4.2.7.2 Trường hợp nghiên cứu 2 119
    4.2.8 Các trường hợp nghiên cứu thực nghiệm 126
    4.2.8.1 Thuế tài sản và tính công bằng 126
    4.2.8.2 Thuế tài sản và hiệu quả kinh tế 128
    4.2.8.3 Thuế tài sản và tổn thất xã hội (DWL) 129
    4.2.8.4 Độ đàn hồi của thuế tài sản (tax buoyancy) 131
    4.3 Kết luận mô hình thuế tài sản 132
    Kết luận chương 4 135
    CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI
    SẢN VÀO VIỆC XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN Ở
    VIỆT NAM
    136
    5.1 Những khuyến nghị ứng dụng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam 136
    5.2 Những khuyến nghị xây dựng chính sách thuế tài sản dựa trên mô hình 136
    5.2.1 Thuế đăng ký tài sản 136
    5.2.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 138
    5.2.3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 140
    5.2.4 Thuế nhà 142
    5.2.5 Thuế công trình xây dựng gắn liền trên đất 145
    5.2.6 Thuế phương tiện giao thông 145
    5.3 Một số gợi ý chính sách và điều kiện để triển khai mô hình thuế tài sản 146
    Kết luận chương 5 149
    Kết luận 150
    Các công trình khoa học đã công bố của luận án
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    LỜI MỞ ĐẦU


    Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
    Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã
    xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng
    được cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) và chuyển toàn bộ
    mọi hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế có tư duy
    công nghiệp. Quy mô của nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người vượt
    khỏi ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở
    thành nước có mức thu nhập trung bình. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu
    vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất
    nước, Việt Nam đặt ra mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào
    năm 2020. Những năm qua, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
    tăng trưởng bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Hội nhập quốc tế ngày càng
    sâu rộng và hiệu quả đã đem lại nhiều nguồn lực bên ngoài cho công cuộc công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời, làm cho hệ thống chính sách, pháp
    luật, thể chế và quá trình thực thi có những bước tiến quan trọng và ngày càng hiệu
    quả.
    Với những thành quả đạt được đã tạo ra cho Việt nam thế và lực lớn hơn nhiều
    so với trước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Đây chính là
    những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    của đất nước, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, Việt
    Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen lẫn nhau, tác động tổng hợp và
    diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đã bị suy
    giảm, cho thấy mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam có những điểm
    không còn phù hợp. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa đất nước trong giai đọan tới, một trong những yêu cầu được đặt ra là tập trung
    xây dựng chiến lược quy hoạch, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống luật pháp,
    chính sách kinh tế - tài chính. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản
    pháp luật, các chính sách liên quan đến thương mại, tài chính, khoa học công nghệ và
    chính sách đào tạo nguồn nhân lực . một cách đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc
    tế để giúp cho các thành phần kinh tế có thể tham gia phát triển bền vững, đặc biệt là
    kinh tế công nghiệp phải giữ vài trò chủ đạo. Thuế là công cụ tài chính quan trọng của nhà nước nhằm để tạo nguồn thu cho
    ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Thuế trong nền kinh tế
    thị trường luôn được các quốc gia quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện. Trong cơ cấu hệ
    thống thuế hiện nay bao gồm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản thì thuế tài
    sản ngày càng được quan tâm bởi lẽ loại thuế này có số thu ổn định, bền vững, chiếm
    tỷ trọng cao trong tổng số thu ngân sách nhà nước, thuế tài sản góp phần điều tiết cung
    cầu tài sản trên thị trường, tránh các hiện tượng đầu cơ tích trữ và góp phần điều tiết



    thu nhập của các tầng lớp dân cư, hạn chế bất bình đẳng về thu nhập và thực hiện công
    bằng xã hội.
    Thuế tài sản là một loại thuế ra đời rất sớm trong hệ thống thuế khoá của đại đa
    số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường
    phát triển. Việc nghiên cứu và xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt nam hướng theo
    các yêu cầu đổi mới sau:
    Thứ nhất, Việt nam đang trong quá trình hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu
    dẫn đến nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm sút một cách đáng kể, trong khi nhu cầu
    chi tiêu của ngân sách phục vụ các chức năng, nhiệm vụ kinh tế-xã hội của Nhà nước
    không ngừng tăng lên. Vì vậy, việc cải cách đối với hệ thống chính sách thuế nội địa
    nhằm khai thác thêm nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu không ngừng tăng lên của
    ngân sách nhà nước là điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
    Thứ hai, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đọan tới đòi hỏi
    một hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế - tài chính hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp
    với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
    Thứ ba, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt động kinh tế, các quan hệ
    dân sự, đặc biệt là các quan hệ dân sự về tài sản, nhà, đất diễn ra khá phức tạp, đa
    dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế. Vì vậy, cần có
    một hệ thống thuế tài sản phù hợp hơn để góp phần đắc lực vào yêu cầu quản lý, hòa
    hợp với cơ chế thị trường và hội nhập
    Thứ tư, qua thành tựu gần 30 năm đổi mới, mức thu nhập của một số tầng lớp
    dân cư tăng lên đáng kể, thành phần kinh tế tư nhân đã có những đóng góp tích cực
    cho nền kinh tế và ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng, mua sắm tài sản
    đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và đi liền theo đó là khoảng cách giàu nghèo
    cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, cần thiết phải xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách
    thuế đối với tài sản cho phù hợp với tình hình mới. Qua đó, vừa khai thác thêm nguồn
    thu hợp lý cho NSNN, vừa thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội.
    Nhìn chung, chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam tuy đã phát huy
    được nhiều điểm tích cực trên các phương diện kinh tế, xã hội. Song trước xu thế hội
    nhập và những diễn biến phức tạp đa dạng về tài sản, thu nhập của dân cư, hệ thống
    thuế tài sản hiện hành bộc lộ những nhược điểm cần phải có chính sách thay đổi cho
    phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu cải cách quản lý trong lĩnh vực thuế.
    Qua số liệu thống kê cho thấy, nguồn thu từ các loại thuế liên quan đến tài sản
    chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu NSNN và cũng chưa thực sự giữ một vị
    trí quan trọng trong ngân sách địa phương như ở các quốc gia trên thế giới. Kết quả
    nguồn thu liên quan đến tài sản chưa khuyến khích mọi người sử dụng tài sản hợp lý
    và hiệu quả.
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng
    kinh tế và phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, việc đối
    mặt và giải quyết những vấn đề khuyết tật của kinh tế thị trường phải luôn được quan
    tâm, giải quyết bằng các chính sách kinh tế của nhà nước, trong đó có chính sách thuế.
    Gần đây, nhà nước đã và đang thực hiện chiến lược cải cách thuế, nhiều sắc thuế được
    sửa đổi bổ sung như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh
    nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tài nguyên môi trường và đang
    nghiên cứu để ban hành nhiều sắc thuế mới như: thuế tài sản, thuế nhà, thuế sử dụng
    đất
    Trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến nhanh và
    thay đổi tích cực, vấn đề cải cách thuế tài sản nhằm nâng tỷ trọng thu ngân sách từ
    thuế tài sản, ổn định và phát triển lành mạnh nền kinh tế, phù hợp với nền kinh tế thị
    trường định hướng XHCN trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, hạn chế khoảng
    cách giàu nghèo, bất bình đẳng về tài sản và thu nhập trong xã hội là vấn đề trở nên
    cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận án “XÂY DỰNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
    Ở VIỆT NAM” để nghiên cứu với mục đích tìm ra một mô hình thuế tài sản ở Việt
    Nam mới hơn, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, những thay đổi tích cực nhiều
    mặt của xã hội và bên cạnh vấn đề hội nhập quốc tế ngày một sâu rông hơn. Mô hình
    thuế tài sản ở Việt Nam được xây dựng trên một giác độ toàn diện và định hướng lâu
    dài. Tác giả với mong muốn được đóng góp một số khuyến nghị trong công cuộc cải
    cách chính sách thuế trong giai đoạn tới phù hợp với tinh thần và chủ trương của
    Chính phủ Việt Nam.
     
Đang tải...