Chuyên Đề Xây dựng mô hình thực nghiệm cho khuôn khổ chính sách tiền tệ tại việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . . v
    DANH MỤC HÌNH . vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . . 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . . 1
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 2
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 3
    5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH . . 3
    6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI . . 3
    1. GIỚI THIỆU . 5
    2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . . 8
    2.1.Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ . 8
    2.2.Những khung lí thuyết cơ sở . . 10
    2.3.Chính sách tiền tệ, các quy tắc chính sách tiền tệ và mối tương quan với cơ chế
    truyền dẫn . . 14
    2.4.Sự hoạt động của hệ thống kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ . 16




    ii
    2.5.Các nghiên cứu thực nghiệm về sự hoạt động của các kênh dẫn truyền tại các quốc
    gia . . 19
    2.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của cơ chế dẫn truyền . . 22
    2.7.Phân tích các kênh truyền dẫn . 25
    2.7.1.Kênh lãi suất . . 26
    2.7.2.Kênh tỷ giá hối đoái . . 28
    2.7.3.Kênh thị trường tài sản . 29
    2.7.4.Kênh tín dụng . . 31
    2.7.5.Kênh kì vọng . 34
    3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM CHO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH
    TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM . 35
    3.1.Tổng quan về mô hình vecto tự hồi quy cấu trúc (SVAR) . . 35
    3.2.Hàm phản ứng đẩy (IRF) . . 37
    3.3.Những ―câu đố‖ phổ biến thường gặp khi phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh
    tế vĩ mô với mô hình VAR (hoặc SVAR) . 38
    3.4.Dữ liệu và xây dựng mô hình . . 41
    3.4.1.Hệ thống biến . . 41
    3.4.2.Xây dựng mô hình . . 43

    3.4.2.1. Mô hình SVAR chuẩn . . 44
    3.4.2.2. Phân tích mối ràng buộc giữa các biến . 45
    3.4.2.3. Xử lý dữ liệu . . 49
    3.4.2.4. Kiểm định tính dừng . . 51
    3.4.2.5. Lựa chọn độ trễ tối ưu . . 52
    3.4.2.6. Kiểm định tính ổn định của mô hình . 52
    4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 53
    4.1.Kết quả ước lượng các ma trận hệ số . . 53
    4.2.Phân tích hàm phản ứng đẩy (IRF) . . 55
    4.3.Phân tích phân rã phương sai . . 62
    4.4.Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu . . 72
    5. KẾT LUẬN . 74
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .a
    PHỤ LỤC . . d


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Bài nghiên cứu xuất phát từ thực trạng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong những năm
    gần đây đã liên tục gặp nhiều bất ổn. Lạm phát cao và biến động mạnh gây áp lực lớn
    cho tăng trưởng và thất nghiệp. Trước bối cảnh đó, NHNN đã triển khai khá nhiều biện
    pháp điều chỉnh các công cụ chính sách để nhằm cải thiện tình hình. Tuy nhiên, vấn đề
    đặt ra ở đây là: Liệu những tác động từ thay đổi chính sách tiền tệ như vậy có đem lại
    kết quả như mong đợi? các biến kinh tế vĩ mô sẽ phản ứng ra sao? và phải làm gì để
    những phản ứng này đi đúng hướng mục tiêu ? Trong khi các nghiên cứu về chính sách
    tiền tệ tại Việt Nam vẫn chủ yếu dừng lại trên khía cạnh lí thuyết và có khá ít những
    khảo sát thực nghiệm thì việc tìm lời giải dưới góc nhìn định lượng cho những câu hỏi
    đặt ra là điều rất cần thiết, nhất là cho quá trình hoạch định chính sách. Xuất phát từ
    nhu cầu cấp bách đó, bài nghiên cứu nghiên cứu đã tiến hành mô hình hóa chính sách
    tiền tệ tại Việt Nam theo phương pháp tiếp cận SVAR (vecto tự hồi quy cấu trúc).
    Thông qua đó tạo nền tảng cơ sở khoa học cho một số vấn đề chính trong điều hành
    chính sách tiền tệ như : Đâu là ảnh hưởng thực sự của chính sách tiền tệ? Cơ chế truyền
    dẫn từ những mục tiêu chính sách đến các biến số thực của nền kinh tế là gì ? Nhân tố
    nào tác động chính đến tính hiệu quả của cơ chế đó ? Đứng trước những lần điều chỉnh
    thì chính sách tiền tệ nên sử dụng công cụ nào ? Hướng tác động ra sao? Mức độ và
    thời gian tác động bao lâu là thích hợp ?Từ đó nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả
    cho các quyết định chính sách được đưa ra.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Về mặt định tính, đề tài tập trung vào nghiên cứu các lí thuyết về ảnh hưởng của chính
    sách tiền tệ đến tồng thể nền kinh tế, những khung lí thuyết cơ sở giải thích cho quá
    trình tác động này. Đồng thời, cung cấp một cái nhìn hệ thống về các kênh dẫn truyền
    và cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, những nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả
    của hệ thống kênh truyền dẫn và cuối cùng là phân tích nguyên lí hoạt động của từng
    kênh truyền dẫn riêng rẽ cũng như sự kết hợp của chúng trong hệ thống.
    Về mặt định lượng, bài nghiên cứu tiến hành mô hình hóa chính sách tiền tệ tại Việt
    Nam theo cách tiếp cận SVAR, qua kết quả hàm phản ứng đầy và phân rã phương sai,
    bài nghiên cứu tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
    · Mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến tổng thể hoạt động của nền kinh tế
    · Kênh dẫn truyền nào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế dẫn truyền chính sách
    tiền tệ tại Việt Nam.
    · Mức độ và thời gian tác động của một cú sốc chính sách ? Các nhân tố trong nền
    kinh tế phản ứng thế nào trước tác động đó ?
    · Công cụ chính sách nào là thích hợp để lựa chọn điều chỉnh nhằm đối phó với
    những bất ổn kinh tế ? Liều lượng cũng như thời gian điều chỉnh các công cụ
    bao nhiêu là thích hợp nhằm cân bằng các mục tiêu chính về lạm phát và tăng
    trưởng?
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    ài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống ê, so sánh,
    phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với việc định
    lượng, bài nghiên cứu sử dụng mô hình vecto tự hồi quy cấu trúc tổng quát (SVAR) để
    mô hình hóa kinh tế vĩ mô mà cụ thể ở đây là khuôn khổ chính sách tiền tệ và tác động
    của nó lên tổng thể nền kinh tế. Ngoài ra, với việc chọn đối tượng xem xét là biến động
    lạm phát, việc đo lường nhân tố này sẽ được thực hiện dựa trên mô hình cấu trúc tự hồi
    quy phương sai thay đổi có điều kiện tổng quát bậc 1 GARCH (1,1) cho phần dư
    phương sai. Bộ dữ liệu được sử dụng lấy từ Quý 4 năm 1998 đến Quý 4 năm 2011. Số
    liệu chuỗi thời gian đủ dài để có thể tin tưởng vào kết quả của các mô hình chuỗi thời
    gian.
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Nội dung chính bao gồm:
    Đầu tiên là tổng quan các nghiên cứu về chính sách tiền tệ.
    Thứ hai là xây dựng mô hình thực nghiệm cho chính sách tiền tệ và cơ chế truyền dẫn
    chính sách tiền tệ tại Việt Nam
    Thứ ba là phân tích các kết quả thực nghiệm từ hàm phản ứng đẩy (IRF) và phân rã
    phương sai nhằm đưa ra các kết luận trả lời cho các câu hỏi mục tiêu nghiên cứu đã đặt
    ra.
    5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
    Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống được một số nghiên cứu về chính sách tiền tệ và hệ
    thống các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, chỉ ra được những yếu tố quan trọng có
    ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Từ đó rút ra kết luận về một khuôn khổ
    chính sách tiền tệ đặc thù cho nền kinh tế Việt Nam.
    Về mặt thực tiễn, đề tài tiến hành xây dựng một mô hình lượng hóa các tác động từ
    chính sách tiền tệ của Việt Nam. Từ đó cung cấp những cơ sở cho những nhà làm
    chính sách trong quá trình ra quyết định về việc lựa chọn công cụ tác động, thời gian
    cũng như liều lượng các tác động nhằm đạt được các mục tiêu về ổn định nền kinh tế vĩ
    mô.
    6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

    Đề tài có thể mở rộng theo hướng xem xét tổng thể nền kinh tế, trong đó mô hình
    SVAR được xây dựng bao gồm mối quan hệ tác động qua lại của cả chính sách tiền tệ
    và chính chính sách tài khóa. Trên thực tế, chính sách tiền tệ được xem là có tác động
    chủ yếu trong ổn định nền kinh tế, vì vậy khi hướng đến khía cạnh tăng trưởng thì đòi
    hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tiền tệ và tài khóa, nên việc có thể lượng hóa
    được mối quan hệ này trong một mô hình động tổng quát sẽ là một hướng nghiên cứu
    mở rộng mang ý nghĩa ứng dụng thực tiễn cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...