Luận Văn Xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Các công cụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ hợp đồng tương lai hay quyền chọn nói riêng là
    một trong những hình thức được đánh giá là rất hữu dụng trên thị trường hàng hóa và thị trường
    chứng khoán. Đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, một thị trường đầy rủi ro thì công cụ
    phái sinh này sẽ giúp nhà đầu tư tránh được tình trạng thua lỗ nặng khi thị trường đi xuống sâu và
    ngược lại, nhà đầu tư có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trường có xu hướng như thế nào.
    Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu nói chung hay thị trường Việt Nam nói riêng, mọi
    người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ,
    với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng
    những hình thức giao dịch như quyền chọn chứng khoán.

    Quyền chọn có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức này giúp nhà đầu
    tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường, điều này giúp thu hút thêm nhà đầu tư tham gia thị
    trường. Vì vậy, đối với những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam , mới được gần 8
    năm tuổi đời với sự bất ổn trong của tâm lý nhà đầu tư, quy mô của thị trường chứng khoán Việt
    Nam nếu so sánh với thị trường chứng khoán thế giới thì có một sự “khập khiễng” rõ nét, nên việc
    sử dụng một công cụ để phòng ngừa rủi ro là không thể thiếu.

    Trong phạm vi nghiên cứu đề tài với những cơ sở lý luận đã được học tại trường, tôi quyết
    định chọn đề tài: “Xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam”. Đây là một
    sản phẩm mới nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng khả năng thu hút vốn đầu
    tư, cũng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán. Chuyên đề có nội
    dung bao gồm:

    Mục đích nghiên cứu

    Phân tích tình hình thị trường chứng khoán – option chứng khoán thế giới, rút ra bài học kinh
    nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Từ thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận diện các yếu tố rủi ro trên thị
    trường, qua đó thấy được sự cần thiết của việc thành lập thị trường quyền chọn ở Việt Nam, những
    thuận lợi và khó khăn khi thành lập thị trường Quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam.
    Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn, cấu trúc thị trường
    quyền chọn, những điểm nổi bật căn bản của thị trường quyền chọn so với thị trường chứng khoán.
    Qua kiến thức về Quyền Chọn, các mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán thế giới, đưa
    ra ý tưởng thiết lập mô hình quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam, mức phí quyền chọn hợp lý,
    điều kiện và giải pháp cho thị trường Quyền chọn.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu các lý luận về sản phẩm quyền chọn và thị trướng quyền chọn.
    Nghiên cứu quá trình hoạt động của thị trướng chứng khoán Việt Nam từ lúc thành lập đến
    thời điểm cuối thàng 3/2008.

    Nghiên cứu mô hình thị trường Chứng Khoán Việt Nam, mô hình thị trường quyền chọn các
    nước trên thế giới, và các điều kiện thực tiễn để ứng dụng một mô hình quyền chọn vào Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng
    hợp, so sánh – đối chiếu, và quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên
    cứu. Đề tài này của nhóm tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp kết
    hợp với nguồn dự liệu thu thập được từ thực tế (sách báo, tạp chí, internet )

    Kết cấu của đề tài
    Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 4 chương:

    Chương 1: Lịch sử phát triển của thị trường quyền chọn cổ phiếu – Bài học kinh nghiệm cho
    thị trường chứng khoán Việt Nam
    Chương 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam – Rủi ro và hướng khắc phục
    Chương 3: Tổng quan về quyền chọn
    Chương 4: Mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam
    Phần phụ lục, tài liệu tham khảo.

     Phần mở đầu
     Phần nội dung
    CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ
    PHIẾU – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán 1
    1.2 Thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức 2
    1.2.1 Thị trường Mỹ .2
    1.2.2 Thị trường Nhật .4
    1.2.3 Thị trường Hàn Quốc 6
    1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thị trường các nước trên thế giới .7
    CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – RỦI RO VÀ HƯỚNG
    KHẮC PHỤC
    2.1 Tính hình thị trường chứng khoán Việt Nam 9
    2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam .9
    2.1.2 Những đặc điểm đáng nổi bật của TTCK nước ta từ năm 2006 đến nay 11
    2.1.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng hàm chứa nhiều rủi ro 13
    2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên của thị trường chứng khoán Việt Nam 17
    2.2 Sự cần thiết của Option chứng khoán . 18
    2.2.1 Tạo ra công cụ bảo vệ cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán . 18
    2.2.2 Đa dạng hoá cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài
    nước . 19
    2.2.3 Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán . 19
    2.2.4 Ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế . 19
    2.2.5 Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam . 20
    2.3 Một số thuận lợi và khó khăn khi xây dựng thị trường quyền chọn cổ phiếu ở Việt
    Nam hiện nay 21
    2.3.1 Những thuận lợi 21

    2.3.1.1 Tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán . 21
    2.3.1.2 Sức cầu về đầu tư chứng khoán cao . 21
    2.3.1.3 Sự quyết tâm và cam kết của Chính phủ xây dựng và phát triển thị trường chứng
    khoán ở Việt Nam 22
    2.3.1.4 Sự ra đời của các hiệp hội . 22
    2.3.1.5 Kinh nghiệm từ việc ứng dụng quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ và vàng ở
    Việt Nam . 22
    2.3.1.6 Đặc điểm kinh tế của Việt Nam . 22
    2.3.2 Những khó khăn . 23
    2.3.2.1 Chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này 23
    2.3.2.2 Hạn chế về mặt pháp lý,quy mô họat động . 23
    2.3.2.3 Nhận thức và trình độ của các nhà đầu tư,người quản lý . 24
    2.3.2.4 Tiến trình cổ phần hoá và niêm yết diễn ra quá chậm 24
    2.3.2.5 Chính sách quản lý, kiểm soát thị trường còn hạn chế 25
    CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
    3.1 Giới thiệu về quyền chọn 26
    3.1.1 Định nghĩa . 26
    3.1.2 Quyền chọn mua 26
    3.1.3 Quyền chọn bán 27
    3.1.4 Phân loại quyền chọn theo thời gian thực hiện . 28
    3.2 Cấu trúc cơ bản của thị trường quyền chọn 28
    3.2.1 Điều kiện niêm yết . 29
    3.2.2 Quy mô hợp đồng 29
    3.2.3 Giá thực hiện 30
    3.2.4 Chi phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng . 30
    4.3.1 Mua quyền chọn mua cổ phiếu 45
    4.3.2 Mua quyền chọn bán cổ phiếu . 46
    4.4 Giải pháp xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam . 47
    4.4.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán và thị trường option chứng
    khoán 47
    4.4.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường option chứng khoán và hoàn thiện hệ
    thống cung cấp thông tin 48
    4.4.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán . 48
    4.4.4 Nâng cao vai trò , trách nhiệm của các cơ quan chức năng 49
    4.4.5 Tăng cung kích cầu cho thị trường chứng khoán và option chứng khoán 49
    4.4.6 Thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị
    trường chứng khoán . 49
    4.4.7 Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền . 50
    4.4.8 Tăng cường hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư 50
     Phần kết luận
     Phần phụ lục
    Phụ lục 1: Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và
    những thách thức tiềm ẩn.
    Phụ lục 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam trước những thách thức của việc gia nhập
    WTO.
    Phụ lục 3: Những giải pháp điều chỉnh đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian
    tới.
    Phụ lục 4: Tính ưu việt của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu so với các loại khác.
    Phụ lục 5: Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn.
    Phụ lục 6: Mô hình định giá Black-Scholes.
    Phụ lục 7: Danh mục phí quyền chọn.
    Phụ lục 8: Các loại hợp đồng giao dịch quyền chọn cổ phiếu.
     

    Các file đính kèm:

    • 07-.rar
      Kích thước:
      794.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...