Tài liệu Xây dựng mô hình quản lý rừng đầu nguồn dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên - Việt Nam

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Địa điểm, quy mô vùng dự án: Lưu vực đầu nguồn Suối Dak RTih đổ về sông Đồng
    Nai, nơi cư trú và canh tác của cộng đồng dân tộc thiểu số M’Nông. Triển khai trên 04 buôn
    của 02 xã Dak RTih và Quảng Tân, thuộc huyện Dăk Rlắp, tỉnh Dăk Nông, Việt Nam. Quy
    mô vùng dự án có diện tích 5,790 ha
    Cơ quan chủ trì: Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng thuộc khoa Nông Lâm, trường Đại
    học Tây Nguyên.
    - Chủ trì: PGS.TS. Bảo Huy, trưởng bộ môn
    - Thành viên nòng cốt gồm 12 giảng viên của bộ môn có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ về các
    chuyên môn về lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp, khuyến nông lâm, quản lý lưu
    vực dựa vào cộng đồng, phát triển cộng đồng, quy hoạch sử dụng đất, GIS.
    Cơ quan, địa phương tham gia dự án:
    Dự án được triển khai trên hiện trường và thu hút sự tham gia của các bên liên quan từ cấp
    tỉnh cho đến cộng đồng thôn buôn, điều này tạo ra cơ chế hợp tác cũng như thể chế hoá và lan
    rộng các kinh nghiệm thành công.
    - Cấp tỉnh: Sở Tài Nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
    Dak Nông
    - Cấp huyện: Lãnh đạo huyện Dăk RLắp, các phòng Nông nghiệp địa chính, trạm
    khuyến nông và lâm trường Quảng Tân
    - Cấp xã: Lãnh đạo của 02 xã Dak RTih và Quảng Tân, ban lâm nghiệp của các xã
    - Cấp thôn buôn: Lãnh đạo buôn làng, già làng và toàn bộ người dân tộc thiểu số
    M’Nông của 4 buôn trong 2 xã dự án
    Thời gian tiến hành dự án: 3 năm, từ 1/1/2005 đến 31/12/2007
    1 Lý do hình thành dự án
    Vùng núi Tây Nguyên là nơi cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số, phân bố buôn làng
    thường theo các lưu vực để canh tác và sử dụng nguồn nước tự nhiên cho sinh hoạt. Tuy
    nhiên trong một vài thập kỹ qua các khu vực này đứng trước nguy cơ phát triển không bền
    vững, trong đó có nguyên nhân là quản lý và sử dụng đầu nguồn tại vùng cao chưa hợp lý.
    Một số vấn đề nổi lên trong thời gian quan liên quan đến quản lý lưu vực ở các cộng đồng
    vùng cao Tây Nguyên:
    - Đất đai sử dụng thiếu quy hoạch, đặc biệt là chưa quan tâm đến quy hoạch các lưu
    vực trong hệ thống phát triển sản xuất. Điều này dẫn đến một số diện tích rừng đầu
    nguồn ven sông suối bị phá đi để lấy đất canh tác nông nghiệp
    - Quyền quản lý và kiểm soát các lưu vực đầu nguồn của các cộng đồng dân tộc thiểu
    số chưa được xem xét để phát huy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đất và
    nguồn nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...