Thạc Sĩ Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng k

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 6
    CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT VỀ QUYỀN CHỌN 11
    1.1 Một số khái niệm cơ bản về quyền chọn: 11
    1.1.1 Quyền chọn: 11
    1.1.2 Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu: 11
    1.1.3 Phân loại quyền chọn: 11
    1.1.3.1 Quyền chọn kiểu Mỹ: 11
    1.1.3.2 Quyền chọn kiểu Châu Âu: . 11
    1.2 Vai trò của các công cụ quyền chọn tham gia vào TTCK: . 12
    1.2.1 Phòng ngừa rủi ro: . 12
    1.2.2 Vai trò đầu cơ: 12
    1.2.3 Vai trò định giá: . 13
    1.2.4 Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển: 13
    1.3 Bảo hộ vị thế trên quyền chọn và các chiến lược bảo hộ : . 14
    1.3.1 Bảo hộ vị thế trên quyền chọn : . 14
    1.3.2 Vị thế khống và vị thế có đảm bảo: . 14
    1.3.2.1 Vị thế khống: 15
    1.3.2.2 Vị thế có đảm bảo: . 15
    1.3.3 Chiến lược chấm dứt lỗ: 15
    1.3.4 Bảo hộ DELTA: . 17
    1.3.4.1 DELTA: 17
    1.3.4.2 Delta của danh mục đầu tư: 19
    1.3.4.3 THETA : 20
    1.3.4.4 GAMMA : 21
    1.3.4.5 Mối liên hệ giữa DELTA,THELTA VA GAMMA . 23
    1.3.4.6 VEGA : . 23
    1.3.4.7 RHO : 25
    Kết luận chương 1 27
    CHƯƠNG 2 : KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN
    CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI . 29
    2.1 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Mỹ: 29


    3
    2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển thị trường quyền chọn tại Mỹ: .29
    2.1.2 Những quy định trong giao dịch đối với quyền chọn cổ phiếu ở Mỹ: 30
    2.1.3 Cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu: . 31
    2.2 Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London
    (“LIFFE”) 32
    2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển : 32
    2.2.2 Nguyên tắc giao dịch: 33
    2.2.3 Quy trình giao dịch : . 34
    2.3 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Úc: . 35
    2.4 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Hàn Quốc: 36
    2.5 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”): 39
    2.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 39
    2.5.2 Cơ chế giao dịch: 41
    2.5.3 Cơ chế giám sát: 42
    2.6 Thị trường chứng khoán Trung Quốc - Những bước đầu thực hiện quyền
    chọn : 42
    2.7 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 44
    2.8 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất chọn mô hình
    phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu ở Việt Nam : 46
    2.8.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam: . 46
    2.8.1.1 Những biến động bất thường của thị trường chứng khoán Việt
    Nam trong thời gian qua: 46
    2.8.1.2 Những rủi ro tiềm ẩn của thị tr ường chứng khoán Việt Nam : 46
    2.8.2 Đề xuất chọn mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu
    Châu Âu ở Việt Nam: 49
    Kết luận chương 2 50
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT HÀNH VÀ BẢO HỘ VỊ THẾ
    TRÊN QUYỀN CHỌN KIỂU CHÂU ÂU TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG
    KHOÁN VIỆT NAM . 51
    3.1 Sự cần thiết áp dụng sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng khoán: .51
    3.1.1 Góp phần thúc đẩy thị trường quyền chọn phát triển với vai trò là những
    nhà tạo lập thị trường: 51


    4
    3.1.2 Bảo vệ khách hàng-nhà đầu tư trước những rủi ro biến động lớn của thị
    trường: 52
    3.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đa dạng hoá sản phẩm cung cấp
    cho khách hàng: . 52
    3.1.4 Công ty chứng khoán có điều kiện để phát triển sản phẩm quyền chọn.53
    3.1.1.1 Năng lực về tài chính : . 53
    3.1.1.2 Nguồn nhân lực: . 53
    3.1.1.3 Nguồn thông tin : 54
    3.1.1.4 Nguồn khách hàng : 54
    3.1.1.5 Công nghệ : . 54
    3.2 Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn
    kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán: . 55
    3.2.1 Sơ đồ hoạt động : 55
    3.2.1.1 Mô tả hoạt động phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn : 56
    3.2.1.2 Đặc điểm của mô hình : 57
    3.2.2 Mô tả hoạt động cung cấp sản phẩm quyền chọn: 57
    3.2.2.1 Môi giới : . 57
    3.2.2.2 Bảo hộ : 57
    3.2.3 Xây dựng số quy định trong giao dịch quyền chọn trên TTCK Việt Nam:
    57
    3.2.3.1 Chứng khoán cơ sở để phát hành quyền chọn phải đạt tiêu chuẩn
    “chất lượng”: 58
    3.2.3.2 Hợp đồng quyền chọn: . 58
    3.2.3.3 Cách thức giao dịch: . 58
    3.2.4 Ví dụ về việc phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn tại công ty
    chứng khoán : . 59
    3.2.4.1 Ví dụ 1: cổ phiếu VNM - ngành sản xuất và chế biến thực phẩm : .59
    3.2.4.2 Ví dụ 2: cổ phiếu STB - ngành tài chính ngân hàng : . 62
    3.2.4.3 Nhận xét chung: . 64
    3.3 Những giải pháp hỗ trợ cho việc đưa ra áp dụng mô hình quản lý phát
    hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại các công ty chứng
    khoán Việt Nam: . 65
    3.3.1 Tuyên truyền thông tin, tư vấn công cụ quyền chọn đến nhà đầu tư: .65
    3.3.2 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65
    3.3.3 Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động giao dịch quyền chọn chứng
    khoán: 66


    5
    3.3.4 Xây dựng việc tổ chức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn tập trung:68
    3.3.5 Phát triển các nhà tạo lập thị trường: 68
    3.3.6 Triển khai nghiệp vụ bán khống: 70
    3.3.6.1 Mặt tích cực của bán khống: 70
    3.3.6.2 Mặt tiêu cực của bán khống: 71
    3.3.6.3 Một số quy định nhằm giảm thiểu mặt tiêu cực của nghiệp vụ bán
    khống: 71
    Kết luận chương 3 72
    PHẦN KẾT LUẬN . 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
    PHỤ LỤC 78

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán (TTCK) ở các nước
    trên thế giới, sự phát triển của TTCK là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi sang nền
    kinh tế thị trường của Việt Nam. Sau gần 10 năm hoạt động, TTCK đã mang lại nhiều
    lợi ích và ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
    Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho thấy thị trường này có độ biến
    động rất lớn, khi đầu tư chứng khoán không chỉ luôn mang lại lợi nhuận mà mà còn
    có cả rủi ro rất cao, không thể dự đoán trước dẫn đến thua lỗ nặng .
    Chứng khoán phái sinh là những công cụ được các nước phát triển ứng dụng
    vào thị trường chứng khoán, tiền tệ, hàng hoá Trong giai đoạn thị trường giảm giá,
    khi có yếu tố bất lợi là nhà đầu tư sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng cầu
    rất yếu, đẩy thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn
    tâm lý đầu tư trên thị trường. Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong thời
    gian qua. Nếu có quyền chọn bán, nhà đầu tư sẽ không hoảng loạn mà bán ồ ạt
    tức thời vì gần như họ đã mua “bảo hiểm” về giá. Nếu giá chứng khoán tăng trở
    lại, họ có thể không bán mà chỉ chịu mất phí (thường thấp hơn rất nhiều so với
    việc thực hiện quyền). Trường hợp giá giảm hơn so với giá trong quyền chọn bán,
    họ sẽ bán với giá đã ghi trong hợp đồng. Thực tế các nước cho thấy, quyền chọn
    rất được nhà đầu tư ưa chuộng, bởi nhà đầu tư ít vốn cũng có thể mua quyền chọn,
    thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua chứng khoán, nếu giá chứng khoán tăng
    lên thì bán ra hưởng chênh lệch, nếu không, họ chỉ mất một khoản phí nhỏ.
    Lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm
    bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào
    khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ một phần
    rủi ro cho thị trường bằng các công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt là sử dụng dịch
    vụ quyền chọn chứng khoán.


    7
    Mặc dù hiện nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc ứng dụng
    quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam có những hạn chế
    nhất định, tuy nhiên xét về mục tiêu dài hạn thì sản phẩm phái sinh vẫn là công cụ
    không thể thiếu đối với những thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, yếu
    tố quan trọng để có thể phát triển được thị trường phái sinh thì việc tạo ra “hàng
    hoá” và đưa hàng hoá vào giao dịch là rất quan trọng, đòi hỏi năng lực tài chính,
    trình độ kiểm soát và đánh giá rủi ro thị trường tốt.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, việc ứng dụng quyền chọn tại công ty chứng
    khoán vào điều kiện thực tiễn hiện nay là một bước đi cần thiết tạo tiền đề để phát
    triển toàn diện thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, đó cũng là lý do, tác
    giả chọn đề tài “Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền
    chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán
    ” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của
    mình.
    Trong phạm vi nguyên cứu đề tài này, tác giả bỏ qua phần chứng minh sự
    cần thiết áp dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam mà chứng minh sự cần
    thiết áp dụng tại công ty chứng khoán, đó là vì : thực tế đã có nhiều đề tài nghiên
    cứu chứng minh sự cần thiết áp dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam
    ( những luận văn trong phần tài liệu tham khảo ), thì việc áp dụng tại công ty chứng
    khoán - nhà tạo lập thị trường- là tạo tiền đề phát triển thị trường quyền chọn ở Việt
    Nam.
    Hiện tại, việc áp dụng quyền chọn trên thế giới không còn xa lạ với nhà đầu
    tư, không chỉ những nhà đầu tư tổ chức mà ngay cả nhà đầu tư cá nhân. Trên thị
    trường đã cung cấp những phầm mềm hỗ trợ những chiến lược đầu tư rất tốt áp
    dụng quyền chọn chứng khoán một cách tự động Với mong muốn thị trường
    quyền chọn Việt Nam sẽ được phát triển như các thị trường lâu đời trên thế giới,
    trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả cố gắng thực hiện thực tế việc tính
    toán quyền chọn tự động trên Excel từ việc xác định volatility, định giá quyền chọn
    theo Black Scholes và áp dụng chiến lược bảo hộ Delta trong việc phát hành quyền
    chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam.


    8
    1. Mục đích nguyên cứu :
    - Nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm, vấn đề cơ bản về quyền chọn
    chứng khoán nhằm thấy được sự hữu hiệu của công cụ tài chính này
    trong việc bảo vệ các nhà đầu tư trước sự biến động thất thường của thị
    trường chứng khoán.
    - Nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển thị trường giao
    dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới nhằm học
    hỏi, rút ra những nguyên lý, những quy định, nền tảng cơ sở cần thiết
    cho việc phát triển công cụ này tại các công ty chứng khoán, giúp phát
    triển thị trường giao dịch quyền chọn tại Việt Nam bền vững, ổn định.
    - Nghiên cứu thực tế của TTCK Việt Nam cho việc xây dựng mô hình
    quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại
    công ty chứng khoán, từ đó tập hợp và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ
    cho việc triển khai tại các công ty chứng khoán đạt hiệu quả cao.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu các lý luận về quyền chọn chứng khoán, các mô hình định
    giá quyền chọn chứng khoán và thị trường quyền chọn chứng khoán.
    - Nghiên cứu lý thuyết về bảo hộ vị thế trên quyền chọn để đảm bảo rủi ro
    trong việc phát hành quyền chọn ở Việt Nam.
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
    và sự cần thiết áp dụng quyền chọn tại công ty chứng khoán.
    - Đưa ra nhận định về khả năng áp dụng sản phẩm quyền chọn và xây
    dựng mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu
    tại công ty chứng khoán Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm quyền chọn tại công
    ty chứng khoán.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, lý
    thuyết quản trị rủi ro tài chính, cùng với phương pháp thống kê, mô tả, phân


    9
    tích và tổng hợp dữ liệu để khái quát hoá lên bản chất của vấn đề cần nghiên
    cứu. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu thực tiễn để phân tích bản chất của vấn đề
    cần nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
    để triển khai.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
    Thị trường chứng khoán vốn chẳng bao giờ dự đoán được hay đảm bảo
    được điều gì, điều đó càng đúng với một thị trường chứng khoán Việt Nam
    còn non trẻ và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay. Xét về quy mô
    thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa vào áp
    dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Quyền chọn - một sản phẩm đặc
    trưng cho công cụ phái sinh- sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho
    TTCK nếu được đưa vào áp dụng triển khai hiệu quả và mang đến cho thị
    trường nhiều nhà đầu tư hơn với nhiều mức chấp nhận rủi ro khác nhau, bảo
    vệ được lợi nhuận cho nhà đầu tư và tránh được tình trạng biến động lớn,
    mất thanh khoản trong thời gian dài của TTCK.
    Hơn nữa, theo kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán, Ủy Ban
    Chứng Khoán Nhà Nước (“UBCKNN”) sẽ nghiên cứu và triển khai từng
    bước việc mở tài khoản ký quỹ, tập trung nghiên cứu các sản phẩm phái sinh.
    Theo ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN, có khả năng sản phẩm quyền chọn
    (Quyền chọn) sẽ áp dụng trước và triển khai dần các công cụ phái sinh khác
    khi có sự đồng bộ về các yếu tố thanh toán. Do đó, việc nghiên cứu công cụ
    quyền chọn chứng khoán là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong lúc
    này để tạo tiền để cho thị trường này phát triển.
    Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm, đề tài không thể đi
    sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền
    chọn. Mong rằng đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, kiểm
    chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải
    pháp, đề xuất nhằm cho việc triển khai áp dụng quyền chọn chứng khoán trên
    TTCK Việt Nam, cũng như áp dụng tại công ty chứng khoán như mục tiêu


    10
    của đề tài này đặt ra, để đạt được hiệu quả cao hơn, giúp các nhà đầu tư có
    thêm công cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, đa dạng hóa cách thức đầu tư,
    giảm thiểu rủi ro và mở ra các cơ hội mới tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ
    và cũng là góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia được ổn định và bền
    vững.
    5. Những điểm nổi bật của luận văn:
    - Nghiên cứu các mô hình định giá, đưa ra ưu và khuyết điểm của các mô
    hình này.
    - Xây dựng mô hình triển khai sản phát hành phẩm quyền chọn tại công ty
    chứng khoán, các phương pháp bảo hộ nhằm phòng tránh rủi ro của công
    ty chứng khoán.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài bao gồm 04
    chương :
    - Chương 1: Các lý thuyết về quyền chọn
    - Chương 2: Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trên
    thế giới.
    - Chương 3: Sự cần thiết phát hành sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng
    khoán và xây dựng mô hình quản lý phát hành, bảo hộ vị thế trên quyền
    chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán.
    - Chương 4: Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển công cụ quyền
    chọn tại công ty chứng khoán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...